Vay tiền bà chúa kho như thế nào năm 2024

Như một nguyên tắc có vay có trả, dòng khách từ thập phương đổ về Đền Bà Chúa Kho [Bắc Ninh] trong những ngày cuối năm đông không kém cảnh đi vay đầu năm. Người đến trả nợ, kẻ đến xin lộc rơi, lộc vãi nhộn nhịp cảnh đền.

Điệp khúc “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”

Câu châm ngôn “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả” như ăn sâu vào những người làm ăn buôn bán, thậm chí cả những doanh nghiệp, công chức nhà nước. Đầu năm đã đi vay của Bà thì cuối năm dù giàu hay nghèo, làm ăn phát tài hay thất bát vẫn phải trả đủ Bà và trả thêm phần lãi.

Chúng tôi đến Đền Bà Chúa Kho vào một ngày cuối tháng chạp. Trong dòng người đang hối hả đi "trả nợ" có không ít người tranh thủ đi sắm Tết. Có những người bận trăm công, nghìn việc cuối năm nhưng cũng không quên đến trả nợ Bà. Cũng có những “con nợ” lên đến vài chục tỷ đồng, vài chục lượng vàng.

Có mặt tại đền, anh Nguyễn Đức Thuận - tiểu thương ở Bắc Ninh cho biết: từ ngày lấy vợ, mở cửa hàng buôn bán năm nào anh cũng đến vay ít vốn. Đầu năm, anh vay của Bà 100 triệu đồng nên hôm nay anh và vợ anh mang đến cả gốc lẫn lãi lên đến 300 triệu.

Anh vui vẻ: “Mặc dù năm nay làm ăn cũng được, tiền làm ra lắm nhưng tiêu nhiều hơn. Mình tự nhủ có lẽ đầu năm có người cầm nhầm lễ của mình nên hơi xáo trộn trong buôn bán”. Anh nhớ lại hôm mùng 6 Tết năm ngoái, hai vợ chồng anh đi vay vốn trong cảnh người chen lấn. Khi đặt được lễ xuống đất, khấn lạy bà rồi lại chen ra để… thở, một lát sau anh vào không nhận ra nổi mâm cúng của mình đâu. Anh đành ngậm ngùi bê tạm một mâm ra hóa vàng.

Nhìn mâm lễ của anh, người ta cũng có thể đoán ra ngay anh chỉ là người buôn bán nhỏ. Một cây lộc vàng, hai túi tiền vàng, ba tập tiền đô la âm phủ tượng trưng cho số tiền anh trả cho bà mà anh đã vay trước đó.

Đứng cách anh Thuận không xa, anh Thạch [Gia Lâm, Hà Nội] cũng đang lỉnh kỉnh bưng mâm, sắp lễ. Mượn 100 triệu USD của Bà từ đầu năm, đến hôm nay anh đã đến lễ tạ và trả nợ cả vốn lẫn lãi lên đến 200 triệu USD. Ngoài ra, anh Thạch còn gửi tới Bà rất nhiều món đồ trang sức, vàng bạc như kiềng tay… “Để ra Tết, Bà còn đi trảy hội”, anh Thạch hồ hởi.

Theo VTC News

Đền Bà Chúa Kho nằm tại núi Kho, làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Tương truyền Bà Chúa Kho là người khéo tổ chức sản xuất lương thực, trông nom kho tàng trong thời kỳ kháng chiến chống quân Tống. Trong cuộc chiến, bà mất vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ [1077] và được vua phong là Phúc Thần. Từ đó, người dân lập đền thờ và gọi là đền Bà Chúa Kho.

Chiều ngày 12/2, ông Nguyễn Văn Viện, Trưởng Ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho [TP.Bắc Ninh] cho biết lượng khách đền Bà Chúa Kho trong ngày lễ chính giảm mạnh, chỉ bằng 1/10 những năm lúc chưa có dịch.

Du khách đến đây thường sắm các loại lễ, dâng lên Bà Chúa Kho để "vay vốn" dịp đầu năm. Việc vào đền năm nay rất dễ dàng, không còn cảnh đông đúc, phải đứng xếp hàng, chen lấn như mọi năm.

Giá cả mỗi mẫm lễ giao động từ 300.000 đến 500.000 đồng, tùy loại. Đặc biệt, có những người sắm lễ "khủng" gồm nhiều mâm, có giá hàng triệu đồng.

“Năm nay là lần đầu tôi đến đây, sắm lễ cẩn thận và mong được vay Bà Chúa Kho một tỷ để có vốn làm ăn”, chị Thủy đến từ Hà Nội chia sẻ.

Chị Duyên đến từ Lạng Sơn cho biết:“Năm nào tôi cũng về đền đi lễ vào đầu năm, năm nay tôi chuẩn bị mâm cúng tiền vàng, bánh kẹo đầy đủ hơn mọi năm một chút. Đền vắng nên việc hành lễ cũng nhanh hơn trước đây nhiều”.

Tại khu vực "Cung Chúa" bên trong đền thờ, người dân hành lễ cúng bái, không còn xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy.

Khu vực sắp lễ cũng không còn tình trạng chen lấn như những năm trước. Một người chuyên sắp lễ tại đây cho biết những năm trước luôn trong tình trạng kín chỗ, thậm chí không có chỗ để lễ. Năm nay vắng hơn nhiều, công việc của chị cũng vì thế mà nhàn hơn.

Đền Bà Chúa Kho đã bị đóng cửa vào ngày 4/2 do du khách dồn về quá đông, không đảm bảo phòng dịch. Đến ngày 9/2, đền mới được mở cửa trở lại sau khi áp dụng nhiều biện pháp để giãn cách như phần luồng từ xa, chia du khách thành 7 lớp, mỗi lớp khoảng 10 người.

Chủ Đề