Ví dụ về phương pháp kể chuyện môn đạo đức

HọTên Sinh viên : Nguyễn Thành Trung

Lớp : T12 A H01 A [ Sư Phạm Tiểu học ]

Vận dụng phương pháp kể chuyện và phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn Đạo Đức ở tiểu học

A Vận dụng phương pháp kể chuyện vào dạy học môn Đạo Đức ở tiểu học

Phần chuẩn bị của giáo viên :

-Tranh ảnh trực quan minh họa cho tiết dạy .

-Bài dạy : bài số 9 Kính trọng và biết ơn người lao động

-Truyện kể : Buổi học đầu tiên [ đạo đức lớp 4 ]

- Hệ thống các câu hỏi và một số bài tập liên quan đến bài học : kính trọng và biết ơn người lao động và một số bài tập tình huống để các em đàm thoại, thảo luận hay trả lời cá nhân .

Phần soạn giáo án giáo viên cần xác định 3 mục tiêu:

+Học sinh hiểu được các em cần phải kính trọng, biết ơn người lao động và vì sao cần phải như vậy.

+ Giáo dục lòng yêu lao động, quý trọng người lao động và sản phẩm của người lao động.

+ Học sinh có thói quen kính trọng và biết ơn người lao động.

- Chuẩn bị kiến thức về thực tế:

+ Một số tấm gương được công nhận danh hiệu ''Anh hùng lao động'' như bác Hồ Giáo, bác Lương Thị Mái [chăn nuôi].

- Các phương pháp dạy học cần xác định: kể chuyện, đàm thoại, nêu gương.trong đó các phương pháp trọng tâm là: kể chuyện, đàm thoại.

b] Phần chuẩn bị của học sinh :

Tìm hiểu sơ lược nội dung câu chuyện ở nhà

Chuần bị phần trả lời cho các câu hỏi cuối bài.

Sưu tầm tranh ảnh mẫu vật về người lao động hoặc các anh hùng lao động .

C] Các bước lên lớp giờ đạo đức: [ vận dụng phương pháp kể chuyện ]

Hoạt động 1 : Giới Thiệu bài : Kính trọng và biết ơn người lao độngTruyện kể Buổi Học Đầu Tiên [ đạo đức lớp 4 ] .

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung câu chuyện Buổi học đầu tiên

- GV kể mẫu một lần câu chuyện: Buổi học đầu tiên

- GV yêu cầu học sinh kề lại toàn bộ nội dung câu chuyện : Buổi học đầu tiên [ lần 1 ] .

- GV giới thiệu tranh .

GV nêu câu hỏi dẫn dắt, gợi mở cho các em :

-Các em hảy quan sát bức tranh và cho thầy biết nội dung bức tranh nói lên đều gì ?

-Bức Tranh có đẹp không ?

-Bức tranh vẽ gì ?

-Những Nhân vật nào có ở trong bức tranh ?

Sau khi học sinh quan sát tranh xong các em đàm thoại với nhau rồi .

-GV yêu cầu học sinh kể tóm tắt nội dung câu chuyện bằng lời của các em theo nội dung bức tranh mà các em vừa quan sát được [ các em quan sát tranh thấy gì kể đó ].[kể lần 2 ] .

-2 , 3 học sinh nhận xét cách kể của bạn hoặc bổ sung thêm ý thì tùy .

GV nhận xét ,đánh giá , kết luận và rút ra bài học đạo cần truyền đạt đến các em thông câu chuyện đạo đức : Buổi học đầu tiên là : cho học sinh thấy được nghề công nhân vệ sinh là nghề mà sản phẩm của nó là những đường phố, những nơi công cộng sạch đẹp. Bằng lời kể của giáo viên học sinh thấy được nỗi vất vả của người lao động, không có nghề gì là thấp kém, chỉ có những người lười biếng mới đáng bị cười chê.

B . Vận dụng phương pháp Thảo luận nhóm vào dạy học môn Đạo Đức ở tiểu học .

ở phương pháp này Giáo viên vẫn dạy bài : Kính trọng và biết ơn người lao động Truyện : Buổi học đầu tiên [ đạo đức lớp 4 ]

Các bước lên lớp giờ đạo đức Như sau : [ vận dụng phương pháp thảo luận nhóm ] :

Hoạt động 1 : làm việc cá nhân .

- GV Cho HS trả lời 2 câu hỏi SGK trang 28 .

* Sao các bạn lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp bố mẹ mình?

* Nếu em là Hà em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao ?

GV kết luận rút ra bài học đạo đức là : Các em Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm [ bài tập 1 trang 29 ]

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .

- Các nhóm thảo luận .

- Gọi đại diện nhóm trình bày .

GV kết luận rút ra bài học đạo đức là : Biểu hiện của yêu lao động là các em phải biết yêu quý lao động, kính trọng, yêu mếm và phải biết ơn người lao động và trận trọng các sản phẩm, thành quả lao động mà họ đạt được trong quá trình lao động của họ vậy đáp án các em chọn là a, b, c, d, đ, e, g, h, n, o. Còn lại là lười lao động

Hoạt động 3: Đóng vai [ bài tập 2 trang 29 ]

- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm .

- Đai diện nhóm trình bày .

GV kết luận rút ra bài học đạo đức là : Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân gia đình và xã hội

Video liên quan

Chủ Đề