Ví dụ về phương pháp kiểm toán cơ bản

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

1LOGO-Giảng viên : NCS.ThS.PHAN THANH HẢI [Phó trưởng khoa Kế toán]-Mobile : 0905-185-195-Email : ̀i 5Phương pháp kiểm toán2 LOGOMục tiêu của bài 5-Nắm được các nội dung của phương pháp kiểm toán và biết vận dụng các phương pháp này để giải quyết các bài tập.- Hiểu rõ về sự cần thiết của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán, cách thức triển khai và các công cụ liên quan đến việc chọn mẫu trong khoa học kiểm toán.3 LOGOCác mục của bài 51Phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ2Phương pháp kiểm toán tuân thủ và kiểm toán cơ bản3Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán4 LOGO1.Phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ1.1.Phương pháp kiểm toán chứng từKhái niệm : là phương pháp được KTV thiết kế và sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến tài liệu thông tin sẵn có do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.Phân loại:Kiểm toán chứng từCân đốiĐối chiếuCân đối tổng quátCân đối cụ thểĐối chiếu trực tiếpĐối chiếu logic5 LOGOPhương pháp kiểm tra cân đối -Khái niệm : là phương pháp kiểm tra, xem xét sự cân bằng về mặt số học của các khoản mục cấu thành trong BCTC.-Trình tự : Thông thường KTV sẽ tiến hành kiểm tra các cân đối tổng quát trước sau đó đến các cân đối cụ thể.-Ví dụ : + ∑TS = ∑NV ; ∑TS = ∑TSNHạn + ∑TSDHạn ∑TS = ∑NPT + ∑NVCSHCân đối tổng quát+ ∑ PS Nợ = ∑ PS CóSDDK + SPSTăng – SPS Giảm = SDCKCân đối cụ thể6 LOGOPhương pháp đối chiếu  Bao gồm :- Đối chiếu trực tiếp+ Đối chiếu ngang+ Đối chiếu dọc- Đối chiếu logic7 LOGOPhương pháp đối chiếu Phương pháp đối chiếu ngang : Là đối chiếu trị số của cùng một loại chỉ tiêu trên các tài liệu khác nhau hay giữa các kỳ khác nhau.Ví dụ : + Số đầu năm nay = Số cuối năm trước+ Các liên trên 1 chứng từ+ Số KPThu, KPTrả trên sổ sách = số liệu xác nhận của đối tượng phải thu, phải trả8 LOGOPhương pháp đối chiếu dọc : Là đối chiếu trị số chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó hay đối chiếu giữa các thành phần trong tổng thể để xem xét cơ cấu, tỷ trọng của chúng trong toàn bộ tổng thể.Ví dụ : +Tỷ suất Nợ = Tổng NPT/ Tổng Nguồn vốn+ Tỷ suất HTK/Tổng Tài sản+ ….Phương pháp đối chiếu9 LOGOPhương pháp đối chiếu logic là phương pháp xem xét sự biến động của các chỉ tiêu để suy luận tính hợp lý của các con số.- Ví dụ : Hàng tồn kho giảm thì có khả năng do Tiền mặt tăng, TGNH tăng, Phải thu tăng… PP đối chiếu trực tiếp và logic còn được gọi chung là pp rà soát tài liệu.Phương pháp đối chiếu10 LOGO1.Phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ1.2.Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từKhái niệm : là phương pháp được KTV thiết kế và sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán khi các thông tin do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính tin cậyPhân loại:Kiểm toán ngoài chứng từ PP Kiểm Kê PP Điều TraPP Thực Nghiệm11 LOGOPhương pháp kiểm kê- Khái niệm : là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm tìm kiếm thông tin về mặt số lượng, giá trị của các loại tài sản, vật tư, tiền vốn đó.- Quá trình kiểm kê : Chuẩn bị ; Thực hiện; Kết thúc- Yêu cầu đối với KTV : Giám sát chặt chẽ quá trình kiểm kêPhương pháp kiểm toán ngoài chứng từ12 LOGOPhương pháp điều tra-Khái niệm : là phương pháp mà KTV dùng nhiều cách thức khác nhau để xác minh lại một thực trạng hay một tài liệu nhằm đưa ra một quyết định, một kết luận kiểm toán nào đó.- Cách thức điều tra :+ Trực tiếp : KTV sẽ gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng có liên quan đến vấn đề cần điều tra.+ Gián tiếp : KTV sẽ thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập được những thông tin liên quan đến vấn đề cần điều tra. - Yêu cầu KTV : Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phỏng vấn cũng như là phiếu điều tra, câu hỏi điều tra…Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ13 LOGOPhương pháp thực nghiệmKhái niệm : là phương pháp tái diễn các hoạt động hay nghiệp vụ để xác minh lại kết quả một quá trình, một sự việc đã xảy ra hoặc sử dụng những thủ pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành các phép thử nhằm xác định một cách khách quan chất lượng công việc, mức độ chi phí phù hợp.Yêu cầu KTV : Phải có chuyên môn nghiệp vụ trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề…Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ14 LOGO2.Phương pháp kiểm toán tuân thủ và kiểm toán cơ bản2.1Phương pháp kiểm toán tuân thủ2.2Phương pháp kiểm toán cơ bản15 LOGO Trên cơ sở có dựa vào hay không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, hình thành 2 phương pháp KTTC: PP kiểm toán tuân thủ và PP kiểm toán cơ bản.Phương pháp kiểm toán tuân thủ: Mục đích của pp : Thu thập các bằng chứng về tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của DN Căn cứ tiến hành : Dựa vào hệ thống KSNB trong quá trình kiểm toán Áp dụng trong trường hợp rủi ro kiểm soát thấp. Sử dụng cả thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bảnPhương pháp kiểm toán cơ bản: Mục đích của pp : Thu thập các bằng chứng liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Căn cứ tiến hành : dựa vào các thông tin trong BCTC và hệ thống KT của đơn vị. Áp dụng trong trường hợp RRKS được đánh giá cao. Sử dụng thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.16 LOGOPP kiểm toán cơ bảnKhông thực hiện TNKSThực hiện TNCB với khối lượng lớn hơnÁp dụng trong trường hợp KTV không tin tưởng vào hệ thống KSNB.PP kiểm toán tuân thủCó thực hiện TNKSThực hiện TNCB với khối lượng ít hơnÁp dụng trong trường hợp KTV tin tưởng vào hệ thống KSNB.Sự khác nhau giữa PP kiểm toán cơ bản và PP kiểm toán tuân thủ17 LOGO-KTV chủ yếu thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá HTKSNB của đơn vị.-Thử nghiệm kiểm soát: là loại thử nghiệm được dùng để thu thập bằng chứng về khả năng đảm bảo ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu của hệ thống KSNB.2.1. Phương pháp kiểm toán tuân thủ18 LOGO2.2.Phương pháp kiểm toán cơ bảnKhi áp dụng Phương pháp này KTV thực hiện 2 thủ tục :- Thủ tục phân tích :+ Phân tích ngang+ Phân tích dọc- Thử nghiệm kiểm tra chi tiết+ Thử nghiệm kiểm tra chi tiết nghiệp vụ+ Thử nghiệm kiểm tra chi tiết số dư19 LOGOPhân tích ngang -So sánh về lượng trên cùng một chứng từ-So sánh giữa các kỳ với nhau-So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch hoặc dự toán-So sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu trung bình ngành-So sánh giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình kinh doanh, cùng lãnh thổ và có qui mô tương đương.Phân tích dọc [phân tích tỉ số] So sánh, xác định tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu các khoản mục khác nhau.-Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.-Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.-Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính.Thủ tục phân tích trong PP kiểm toán cơ bản20 LOGOThử nghiệm chi tiết trong PP kiểm toán cơ bảnThử nghiệm chi tiết nghiệp vụ - Kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét độ chính xác của các số dư.- Chọn NV cần kiểm tra: kiểm tra chi tiết các tài liệu, chứng từ liên quan và xem xét quá trình luân chuyển của chúng. Thử nghiệm chi tiết số dưPhân tích số dư ra thành từng bộ phận hay theo từng đối tượng, chọn mẫu để kiểm tra,Kiểm tra đối chiếu giữa các tài liệu sổ sách của đơn vị,Đối chiếu với tài liệu thu thập được từ người thứ 3 như: khách hàng, người bán, ngân hàng,…21 LOGO3.Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán3.1Sự cần thiết phải chọn mẫu kiểm toán3.3Phương pháp chọn mẫu kiểm toán3.2Các khái niệm cơ bản liên quan đến chọn mẫu22 LOGO- Các nghiệp vụ, các khoản mục trên BCTC nhiều- Trong kiểm toán không cần một sự chắc chắn tuyệt đối- Thời gian và chi phí kiểm toán luôn được giới hạn- Việc kiểm tra toàn bộ chưa chắc có thể đem lại kết quả tuyệt đối chính xác Trong kiểm toán cần thiết phải có kỹ thuật chọn mẫu3.1. Sự cần thiết phải chọn mẫu kiểm toán23 LOGO-Chọn mẫu : là việc lựa chọn một số phần tử được gọi là mẫu trong tập hợp một số các phần tử gọi là tổng thể để thực hiện việc nghiên cứu trên mẫu nhằm suy rộng ra kết quả của tổng thể -Tổng thể : là tập hợp các phần tử cần nghiên cứu nhằm đưa ra kết luận đánh giá-Mẫu : là các phần tử được chọn ra từ tập hợp nhiều phần tử trong tổng thể-Giả thiết cơ bản của việc chọn mẫu :Mẫu chọn ra phải đại diện được cho tổng thể, đặc trưng của mẫu phải tương thích với đặc trưng của tổng thể.3.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến chọn mẫu kiểm toán24 LOGO3. Phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán3.1Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị hiện vật3.2Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ25 LOGOKỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị hiện vật bao gồm 2 kỹ thuật là chọn mẫu thống kê và phi thống kê Chọn mẫu thống kê [chọn mẫu ngẫu nhiên]: Là PP chọn mẫu có 2 đặc điểm :+ Số phần tử được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên+ Sử dụng thống kê để suy ra đặc trưng của mẫu -Chọn mẫu phi thống kê [chọn mẫu xét đoán] : Là PP chọn mẫu không có 1 hoặc cả 2 đặc điểm trên.3.1.PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN Mục đích, yêu cầu: +Giúp người học nắm được các phương pháp tiến hành kiểm toán. +Thao tác được các phương pháp kiểm toán cụ thể. Nội dung: Tổng số : 8tiết [ 8 tiết lý thuyết ] I. Phương pháp kiểm toán cơ bản Loại phương pháp kiểm toán cơ bản là các phương pháp được thiết kế và sử dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều được dựa vào các số liệu, các thông tin trong báo cáo tài chính và hệ thống kế toán của đơn vị. Phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm: 1 Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát: Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính để xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong Bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu tỷ lệ lợi tức thay đổi từ 30% của năm trước sang 10% của năm nay thì đó là sự thay đổi lớn mà các kiểm toán viên phảI lưu tâm. Sự thay đổi này có thể là khách quan[thay đổi giá, loại hình kinh doanh…], cũng có thể do sai sót số học trong tính toán, cũng có thể là sự gian lận của các nhà quản lý và cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp… Kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá các thông tin tài chính của doanh nghiệp là: a]Phân tích so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu[còn gọi là phân tích ngang] phương pháp này đơn giản nhưng không thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Các ví dụ về phân tích ngang gồm: -So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. -So sánh số liệu thực tế với số liệu trong kế hoạch, trong dự toán… -So sánh số liệu giữa các đơn vị cùng ngành, cùng loại hình kinh doanh, cùng lãnh thổ và có qui mô tương đương. Hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân trong ngành. b]Phân tích tỷ suất[còn gọi là phân tích dọc] bằng cách so sánh, xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau. Tuỳ theo kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên có thể tính toán, phân tích nhiều mặt một số tỷ suất cần thiết cho việc nhận xét của mình. Sau đây là một số tỷ suất thường dùng trong kiểm toán -Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán Tổng tài sản lưu động +Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thờI = Tổng nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền+Đầu tư TC ngắn hạn+Khoản phải thu +Tỷ suất khả năng = thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn Tổng tài sản lưu động
  2. +Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn = Tổng số nợ phải trả -Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời Lợi nhuận trước thuế+Chi phí tiền lãi +Tỷ suất khả năng = sinh lời của tài sản Tổng giá trị tài sản bình quân Tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế +Tỷ suất hiệu quả kinh doanh = Tổng doanh thu bán hàng thuần -Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính Tài sản cố định và đầu tư dài hạn +Tỷ suất đầu tư = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả +Tỷ suất nợ = Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu +Tỷ suất tự tài trợ = TSCĐ và đầu tư dài hạn Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát có thể có hiệu lực trong việc nhận dạng những sai sót của báo cáo tài chính và có thể áp dụng trong cả 3 giai đoạn của quá trình kiểm toán. a]Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Trong giai đoạn này, phương pháp phân tích đánh giá tổng quát giúp cho kiểm toán viên nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện và xác định tính chất bất thường một cách nhanh chóng để định hướng và xác định phạm vi kiểm tra, rút ngắn được thời gian kiểm toán. Kỹ thuật phân tích còn giúp kiểm toán viên “chẩn đoán” được nhanh chóng khu vực có thể có sai sót để làm trọng tâm cho cuộc kiểm toán. b]Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Khi sử dụng phương pháp phân tích cho mục đích thu thập các bằng chứng để chứng minh cho các cơ sở dẫn liệu thì kiểm toán viên cần xem xét các vấn đề sau: -Mục đích của phương pháp phân tích và mức độ kiểm toán viên có thể tin cậy vào phương pháp phân tích. -Tính hữu dụng của các thông tin tài chính và các thông tin không có tính chất tài chính. -Độ tin cậy của các thông tin hiện có. VD: kinh nghiệm cho thấy là kế hoạch thu-chi thường được lập một cách thận trọng hơn các kế hoạch khác. -Tính so sánh của các thông tin hiện có. VD: số liệu của một ngành rộng sẽ không thể so sánh được với số liệu của một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm đặc biệt. -Các kinh nghiệm mà kiểm toán viên đã thu thập được trong kỳ kiểm toán trước về hiệu lực của kiểm soát nội bộ và các dạng “vấn đề” đã phát sinh
  3. trong các kỳ trước để điều chỉnh số liệu kế toán. c]Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: Khi hình thành kết luận tổng quátvà tổng thể các thông tin tài chính, kiểm toán viên nên áp dụng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát vào cuối hoặc gần cuối cuộc kiểm toán. Các kết luận rút ra từ kết quả áp dụng phương pháp phân tích sẽ củng cố cho các kết luận đã hình thành trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của các thông tin tài chính và giúp kiểm toán viên đi tới một kết luận tổng quát về tính hợp lý của các thông tin tài chính. Đánh giá phân tích tổng quát là phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao vì thờI gian ít, chi phí thấp mà nhiều tác dụng. Kỹ thuật phân tích thường được các kiểm toán viên cấp cao tiến hành và thường là kỹ thuật được áp dụng đầu tiên cho mọI cuộc kiểm toán. Trong trường hợp một bộ phận một bộ phận, một khoản mục có giá trị không đáng kể so vớI tổng thể các thông tin tài chính và không có các dấu hiệu biến động bất thường, đồng thờI mức độ rủi ro tiềm tàng, rủI ro kiểm soát thấp, đôi khi kiểm toán viên chỉ cần áp dụng phương pháp phân tích là đã có thể rút ra những nhận xét cần thiết mà không cần áp dụng thêm các thủ tục kiểm toán nào khác. 2 Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư Phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất là kiểm tra việc ghi chép từng loại nghiệp vụ hoạt động sản xuất-kinh doanh. Phương pháp này thích hợp để kiểm tra các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, có loại nghiệp vụ có tính chất không phức tạp, hoặc những bộ phận, những khoản mục dễ cảm xúc trong kinh doanh như tiền mặt, chứng khoán…Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra chi tiết từng loại hoạt động, từng nghiệp vụ và số dư trở nên không thực tế khi qui mô hoạt động và khối lượng giao dich ngày càng tăng lên. Bởi vậy, kiểm toán hiện đại thường không kiểm tra chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ và các số dư tài khoản. Việc kiểm tra chi tiết chủ yếu dựa trên cơ sở kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ cùng loại. Trong phương pháp cơ bản, khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng các thử nghiệm cơ bản. Đó là các loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về mức độ trung thực, hợp lý của số liệu kế toán. Thử nghiệm cơ bản bao gồm hai loại là thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản. -Thủ tục phân tích: Thực chất chính là việc sử dụng kỹ thuật phân tích để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường. -Thử nghiệm chi tiết: Là việc kiểm tra trực tiếp các nghiệp vụ hay số dư, gồm các loại: +Kiểm tra nghiệp vụ: Là kiểm tra chi tiét một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét về độ chính xác của các số dư, thường được thực hiện khi số phát sinh của tài khoản ít, hay trong các trường hợp bất thường. Thử nghiệm này được thực hiện như sau: Trước hết, các kiểm toán viên sẽ chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra, sau đó kiểm tra chi tiết về các tài liệu, chứng từ của các nghiệp vụ đó và xem xét quá trình luân chuyển của chúng qua các tài khoản, cuối cùng kiểm toán viên đánh giá và xác định số dư cuối kỳ. +Kiểm tra số dư: Là kiểm tra để đánh giá về độ chính xác của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Thử nghiệm này được thực hiện như sau: Đầu tiên, kiểm toán viên phân tích số dư ra thành từng bộ phận, hay theo từng đối tượng, sau đó chọn mẫu để kiểm tra, đối chiếu giữa các tài liệu, sổ sách với nhau và đốI chiếu với những tài liệu thu thập được từ những người thứ ba[khách hàng, chủ nợ, ngân hàng…], cuối cùng, kiểm toán viên đánh giá kết quả và xác định số dư cuối kỳ.
  4. II. Phương pháp tuân thủ Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị. Đặc trưng của phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thử nghiệm và kiểm tra đều dựa vào bộ phận kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là mạnh, là hiệu quả và kiểm toán viên có thể tin tưởng thì công việc kiểm toán có thể dự vào các qui chế kiểm soát của bộ phận kiểm soát nội bộ trong đơn vị. 1 Các phép thử nghiệm a] Điều tra: Bao gồm quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ ký trên các chứng từ hoặc báo cáo kế toán. b] Phỏng vấn: là cách đưa ra những câu hỏi và thu thập những câu trả lời của các nhân viên của khách thể kiểm toán . Để thu được những bằng chứng xác đáng, các câu hỏi đưa ra cần gọn, rõ, dễ hiểu và linh hoạt. Kết thúc phỏng vấn cần tóm tắt những kết quả thu được về nhận thức thực tiễn vớI xác nhận của ngườI phỏng vấn. c] Thực hiện lại: được hiểu đơn giản là phép lặp lại hoạt động của một nhân viên đã làm để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ với công việc được giao. Tuy nhiên, thực hiện lại thông thường bao gồm sự kết hợp giữa tính toán, so sánh, phỏng vấn. d] Kiểm tra từ đầu đến cuối: là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn, điều tra và quan sát theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể đã được ghi lại trong Sổ cái. Vì vậy, kỹ thuật này thường rất tốn công nên chỉ được thực hiện với một số nghiệp vụ e] Kiểm tra ngược lại: theo thời gian là biện pháp kiểm tra một nghiệp vụ từ Sổ Cái ngược lại đến thời điểm bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đó. 2 Các loại trắc nghiệm -Trắc nghiệm công việc: chính là cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ . -Trắc nghiệm trực tiếp số dư: là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đốI chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuốI kỳ ở Sổ cái ghi vào Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. -Trắc nghiệm phân tích là cách thức xem xét các mốI quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đốI chiếu trực tiếp, đốI chiếu logic, cân đôi…giữa các trị số[bằng tiền] của các chỉ tiêu hoặc của các bộ phậnu cấu thành chỉ tiêu.

Page 2

YOMEDIA

Phương pháp kiểm toán cơ bản Loại phương pháp kiểm toán cơ bản là các phương pháp được thiết kế và sử dụng nhằm mục đích thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều được dựa vào các số liệu, các thông tin trong báo cáo tài chính và hệ thống kế toán của đơn vị....

08-06-2010 2649 313

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề