Ví dụ về sự kiện pháp lý?

Sự kiện pháp lý là gì? Phân tích khái niệm sự kiện pháp lý. Phân loại sự kiện pháp lý? cho ví dụ?

1 – Sự kiện pháp lý là gì?

Mặc dù quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật khi được pháp luật điều chỉnh, song một quan hệ pháp luật cụ thể chỉ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có các sự kiện pháp lý. Vì vậy, sự kiện pháp lý được coi là điều kiện hay căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, quan hệ hôn nhân giữa anh A và chị B chỉ phát sinh khi hai người được Ủy ban nhân dân cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho họ. Sự kiện cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho anh A và chị B là sự kiện pháp lý vì nó làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình giữa hai người. Như vậy, sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế mà khỉ nó xảy ra thì được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Định nghĩa trên cho thấy, sự kiện pháp lý vốn là một sự kiện, sự việc xảy ra trong thực tế, song nó được coi là sự kiện pháp lý vì những lý do sau:

– Sự kiện đó được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra thì sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực.

Ví dụ: khoản 1 Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp theo quy định này thì khi một đứa trẻ ra đời, được cấp Giấy khai sinh nghĩa là nó đã trở thành công dân và đương nhiên nó có quyền có nơi ở hợp pháp.

– Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Ví dụ: việc Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội ra quyết định bổ nhiệm giảng viên B làm Trưởng bộ môn là một sự kiện pháp lý vì sự kiện đó làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động giữa giảng viên B và Nhà Trường.

2 – Phân loại sự kiện pháp lý [Có ví dụ kèm theo]

Sự kiện pháp lý có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Cụ thể:

a – Căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí

Cách thứ nhất: Là cách phân loại sự kiện pháp lý phổ biến trong khoa học pháp lý truyền thống của Việt Nam, đó là căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí. Theo tiêu chí này, sự kiện pháp lý được chia thành hành vi pháp lý và sự biến pháp lý. Trong đó:

* Hành vi pháp lý [sự kiện ý chí] là xử sự của con người có sự kiểm soát và điều khiển của lý trí được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đối hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Hành vi pháp lý bao gồm hai loại: Hành vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật.

– Hành vi hợp pháp là hành vi hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của pháp luật. Ví dụ: hành vi đến trường làm thủ tục nhập học của sinh viên làm phát sinh quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên và nhà trường.

– Hành vi trái pháp luật là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật. Hành vi trái pháp luật lại gồm ba loại: Hành vi trái pháp luật do nguyên nhân khách quan, vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật của chủ thể chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.

+ Hành vi trái pháp luật do nguyên nhân khách quan là hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi của chủ thể và trong lĩnh vực pháp lý đây được gọi là trường hợp bất khả kháng.

Ví dụ: Công ty A không thể giao hàng đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết với công ty B vì bão làm sập nhà xưởng của Công ty A.

+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: Anh C, 24 tuổi, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy.

+ Hành vi trái pháp luật của chủ thể chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.

Ví dụ: Em D, 13 tuổi, đi xe đạp vào đường ngược chiều nhưng không bị xử phạt vi phạm hành chính vì em chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý.

* Sự biến pháp lý [sự kiện phi ý chí] là sự kiện vốn là kết quả của một hiện tượng, sự việc hoặc hành vi xảy ra trong thực tế nhưng được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Sự biến pháp lý bao gồm hai loại là sự biến tuyệt đối và sự biến tương đối.

– Sự biến tuyệt đối là sự kiện vốn là kết quả của một hiện tượng tự nhiên nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Các sự kiện như đổ nhà, chết người, đắm tàu… do thiên tai như bão lụt, sóng thần… gây ra là những sự biến tuyệt đối vì chúng có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật.

– Sự biến tương đối là sự kiện vốn là kết quả của một sự việc hoặc hành vi xảy ra trong thực tế nhưng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Một con chó cắn bị thương người qua đường thì sự bị thương của người qua đường là một sự biến tương đối vì nó làm phát sinh quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại giữa chủ của con chó với người bị thương.

b – Căn cứ vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lý

Cách thứ hai: Dựa vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lý, có thể chia sự kiện pháp lý thành hai loại là sự kiện pháp lý đơn nhất và sự kiện pháp lý phức hợp.

Sự kiện pháp lý đơn nhất là sự kiện chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự kiện thực tế này với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.

Ví dụ: A đưa xe vào bãi giữ xe và nhận vé giữ xe, đó là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hợp đồng gửi giữ giữa A với người giữ xe và là sự kiện pháp lý đơn nhất.

Sự kiện pháp lý phức hợp là sự kiện bao gồm nhiều sự kiện thực tế mà nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì quan hệ pháp luật không thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.

Ví dụ: Quan hệ nghỉ hưu của người lao động chỉ phát sinh khi họ có đủ các điều kiện về độ tuổi, số năm đóng bảo hiểm và quyết định cho nghỉ hưu của chủ thể có thẩm quyền…

c – Căn cứ vào hậu quả pháp lý

Cách thứ ba: Căn cứ vào hậu quả pháp lý do sự kiện pháp lý mang lại có thể chia sự kiện pháp lý thành ba loại:

– Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật.

Ví dụ: cơ quan A ra quyết định tuyển dụng anh B vào làm việc tại cơ quan, đó là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động giữa hai bên.

– Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật.

Ví dụ: cơ quan A ra quyết định bổ nhiệm anh B từ nhân viên thành Trưởng phòng, đó là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật giữa hai bên.

– Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

Ví dụ: cơ quan A ra quyết định cho anh B chuyển công tác sang cơ quan C, đó là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật giữa cơ quan A và anh B.

Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ có tính chất tương đối vì cùng một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật này nhưng lại làm thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật khác.

Ví dụ: Sự kiện một người chết có thể làm chấm dứt các quan hệ pháp luật như quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình giữa người đó với các thành viên trong gia đinh của họ nhưng lại làm chấm dứt quan hệ pháp luật nhà nước giữa công dân với nhà nước…

Ngoài ra còn có thể có các cách phân loại khác.

Sự kiện pháp lí là sự kiện xảy ra trong thực tế mà việc xuất hiện hay mất đi của nó được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. 

 

Sự kiện pháp lí cũng là sự kiện thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý, bởi vì nó có khả năng tạo ra các hậu quả pháp lý. Các hậu quả đó là sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. Sự kiện pháp lí được nhà làm luật dự kiến trước và thường được quy định trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật điều chỉnh. Đó là những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tiễn có tính phổ biến và có ảnh hưởng đến trật tự công cộng, cần được điều chỉnh bởi pháp luật. Chỉ những sự kiện thực tế nào chịu sự tác động có ít nhất một quy phạm pháp luật mới được gọi là Sự kiện pháp lí. 

Ví dụ: kết bạn hay kết nghĩa, hãy đính hôn chỉ là những sự kiện thực tế tồn tại theo tập quán xã hội; còn việc  kết hôn là sự kiện pháp lí được pháp luật quy định do có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn giữa nam và nữ. 

Sự biến: là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử mà sự xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật. Những hình tự như thế phải xảy ra trong xã hội, gắn liền với đời sống của con người mới dẫn tới hậu quả pháp lý. Thiên tai xảy ra ở những nơi hoang vắng, không có người ở, thì chỉ là sự kiện thực tế mà thôi. Có những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực, hoa quả đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân thì không phải là sự kiện pháp lí vì không dẫn tới hậu quả pháp lý nào. 

Hành vi: là sự kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hành vi xử sự do chính con người thực hiện và theo quy định của pháp luật, chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức được hậu quả của nó. Do đó, chỉ có những chủ thể có khả năng nhận thức bình thường mới có hành vi pháp lý. Người mất trí có thể có hành động gây thiệt hại nghiêm trọng cho người khác [ trường hợp người con bị bệnh tâm thần đốt nhà của cha mẹ mình chết người làm] làm chấm dứt quyền sở hữu và các tài sản bị hư hại, chấm dứt quyền sống quyền gia đình cùng người thân đã tử vong nhưng đây không phải là hành vi mà chỉ là sự biến pháp lý.

2. Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lí được chia thành ba loại:

  • Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện một ngừơi chết làm phát sinh quan hệ thừa kế, việc kết hôn dẫn đến hình thành quan hệ hôn nhân. 
  • Sự kiện pháp lí làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ việc vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản làm thay đổi tình trạng xã hữu tài sản trong hôn nhân; dù rằng quan hệ hôn nhân vẫn tiếp tục được duy trì; việc sáp nhập doanh nghiệp A và doanh nghiệp Bcó thể làm thay đổi chủ thể và cả một số nội dung của quan hệ hợp đồng còn dang dở mà bên A đã ký kết và đã chuyển giao cho B tiếp tục thực hiện
  • Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện chị X bị tai nạn chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ lao động có liên quan đến chị X. Vậy việc ông Y trả nợ sẽ làm chấm dứt quan hệ hợp đồng vay tài sản với chủ nợ. 

Video liên quan

Chủ Đề