Vì sao dơi bay được trong bóng tối

Vào lúc nhá nhem tối mùa hè, dưới hiên nhà hoặc trong vườn, chúng ta thường xuyên có thể nhìn thấy dơi bay thấp, vừa bay vừa đớp côn trùng.

Dơi có thể bắt mồi vào nửa đêm, lẽ nào chúng có một đôi mắt nhìn thấu trong đêm rõ đến chân tơ kẽ tóc hay sao?

Không phải. Người ta sớm đã phát hiện ra thị lực của dơi rất kém. Vậy thì, rốt cuộc dơi có tài khéo léo gì để có thể phân biệt được phương hướng, bắt mồi trong đêm tối đen như mực nhỉ?

Bao nhiêu năm nay, đây vẫn là một câu đố mà các nhà khoa học cảm thấy rất lí thú.

Hơn 260 năm về trước, nhà khoa học Sphanlantrani người Italia đầu tiên đã nghiên cứu đặc điểm này của dơi.

Ông làm mù một mắt của dơi, rồi đặt nó vào trong một gian phòng kín cao rộng, có đan nhiều sợi thép. Điều khiến người ta ngạc nhiên là con dơi này vẫn có thể nhanh nhẹn lách qua sợi thép, bắt được côn trùng một cách chính xác. "Có lẽ là khứu giác của dơi đang phát huy tác dụng" - Sphanlantrani nghĩ như vậy.

Tiếp theo, ông lại làm hỏng chức năng khứu giác của dơi, nhưng dơi vẫn bay được rất tốt như thường, giống như là chẳng có gì thay đổi vậy. Sau đó, ông lại dùng sơn bôi đầy lên mình dơi, kết quả vẫn không ảnh hưởng gì đến việc bay bình thường của nó. Chẳng lẽ đây là thính giác của dơi đang phát huy tác dụng hay sao? Sphanlantrani hết sức tìm tòi suy nghĩ vấn đề này.

Khi ông nút chặt tai của một con dơi rồi lại thả cho nó bay, kết quả cho thấy "khả năng bay của dơi kém hẳn". Nó bay tán loạn hết chỗ này đến chỗ khác, va đập khắp nơi trên vách, đến cả côn trùng nhỏ cũng không bắt được. Điều này cho thấy âm thanh đã giúp cho dơi phân biệt được phương hướng và tìm kiếm được con mồi.

Song, rốt cuộc đây là loại âm thanh gì, Sphanlantrani vẫn chưa nghiên cứu được, các nhà khoa học sau này qua nghiên cứu cuối cùng đã vén lên được bức màn bí mật này.

Hoá ra, cổ họng của dơi có thể phát ra sóng siêu âm rất mạnh. Sóng âm phát ra ngoài thông qua miệng và lỗ mũi của dơi. Khi gặp phải vật thể, sóng siêu âm liền phản xạ trở lại, tai của dơi nghe được âm thanh phản hồi, nên có thể phán đoán được khoảng cách và kích cỡ to nhỏ của vật thể.

Các nhà khoa học gọi phương thức căn cứ vào âm thanh phản hồi để tìm tòi vật thể của dơi là "hồi thanh định vị" hay rađa dùng sóng âm.

Điều khiến cho mọi người ngạc nhiên là loài dơi trong một giây có thể nhận và phân biệt được 250 chùm âm thanh phản hồi [một lần đi về của sóng âm thanh được tính là một chùm].

Khả năng phân biệt của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của dơi rất cao. Dơi có thể phân biệt chính xác tín hiệu âm thanh phản xạ trở lại của côn trùng và tín hiệu âm thanh phản xạ của mặt đất, cây cối, phân biệt rõ là thức ăn hay là chướng ngại vật. Ngoài ra, khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của dơi cũng rất tốt. Cho dù dơi bị nhiễu nhân tạo, tạo âm nhiễu mạnh gấp 100 lần so với sóng siêu âm của dơi phát ra, thì nó vẫn có thể làm việc có hiệu quả. Chính là nhờ vào bản lĩnh độc đáo này, khiến dơi có thể bắt côn trùng trong đêm tối, có được tính nhanh nhẹn và tính chính xác đáng kinh ngạc như vậy. Chẳng trách có người gọi dơi là "ra đa sống" đấy.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Hay nhất

Dơi sinh sống vào ban đêm để tìm bắt côn trùng bay trong bóng tối

Trang Chủ Diễn Đàn > Thư Giãn - Giải Trí > Kiến Thức Hay > Cuộc Sống >

Đáp án:

- vì :

+ mắt dơi không tinh, nhưng tai lại rất thính. Vì thế chúng thường phát ra những âm thanh với tân số dao động lớn. Chúng chạm vào những chướng ngại vật rồi dội lại khiến dơi phát hiện được con mồi 

=> vào ban ngày, mọi thứ đều hoạt động nhiều từ con người đến động vật, phát ra nhiều loại âm thanh khiến dơi không xác định chính xác được con mồi cũng như chướng ngại vật

+ hầu hết các loài dơi đều có màu nâu, đen giúp chúng có thể ngụy trang trong màn đêm tối để bắt con mồi

=> vào buổi sáng, dơi sẽ dễ dàng bị phát hiện khiến con mồi chạy mất

Vào lúc nhá nhem tối mùa hè, dưới hiên nhà hoặc trong vườn, chúng ta thường xuyên có thể nhìn thấy dơi bay thấp, vừa bay vừa đớp côn trùng.

Dơi có thể bắt mồi vào nửa đêm, lẽ nào chúng có một đôi mắt nhìn thấu trong đêm rõ đến chân tơ kẽ tóc hay sao?

Không phải. Người ta sớm đã phát hiện ra thị lực của dơi rất kém. Vậy thì, rốt cuộc dơi có tài khéo léo gì để có thể phân biệt được phương hướng, bắt mồi trong đêm tối đen như mực nhỉ?

Bao nhiêu năm nay, đây vẫn là một câu đố mà các nhà khoa học cảm thấy rất lí thú.

Hơn 260 năm về trước, nhà khoa học Sphanlantrani người Italia đầu tiên đã nghiên cứu đặc điểm này của dơi.

Ông làm mù một mắt của dơi, rồi đặt nó vào trong một gian phòng kín cao rộng, có đan nhiều sợi thép. Điều khiến người ta ngạc nhiên là con dơi này vẫn có thể nhanh nhẹn lách qua sợi thép, bắt được côn trùng một cách chính xác. "Có lẽ là khứu giác của dơi đang phát huy tác dụng" - Sphanlantrani nghĩ như vậy.

Tiếp theo, ông lại làm hỏng chức năng khứu giác của dơi, nhưng dơi vẫn bay được rất tốt như thường, giống như là chẳng có gì thay đổi vậy. Sau đó, ông lại dùng sơn bôi đầy lên mình dơi, kết quả vẫn không ảnh hưởng gì đến việc bay bình thường của nó. Chẳng lẽ đây là thính giác của dơi đang phát huy tác dụng hay sao? Sphanlantrani hết sức tìm tòi suy nghĩ vấn đề này.

Khi ông nút chặt tai của một con dơi rồi lại thả cho nó bay, kết quả cho thấy "khả năng bay của dơi kém hẳn". Nó bay tán loạn hết chỗ này đến chỗ khác, va đập khắp nơi trên vách, đến cả côn trùng nhỏ cũng không bắt được. Điều này cho thấy âm thanh đã giúp cho dơi phân biệt được phương hướng và tìm kiếm được con mồi.

Song, rốt cuộc đây là loại âm thanh gì, Sphanlantrani vẫn chưa nghiên cứu được, các nhà khoa học sau này qua nghiên cứu cuối cùng đã vén lên được bức màn bí mật này.

Hoá ra, cổ họng của dơi có thể phát ra sóng siêu âm rất mạnh. Sóng âm phát ra ngoài thông qua miệng và lỗ mũi của dơi. Khi gặp phải vật thể, sóng siêu âm liền phản xạ trở lại, tai của dơi nghe được âm thanh phản hồi, nên có thể phán đoán được khoảng cách và kích cỡ to nhỏ của vật thể.

Các nhà khoa học gọi phương thức căn cứ vào âm thanh phản hồi để tìm tòi vật thể của dơi là "hồi thanh định vị" hay rađa dùng sóng âm.

Điều khiến cho mọi người ngạc nhiên là loài dơi trong một giây có thể nhận và phân biệt được 250 chùm âm thanh phản hồi [một lần đi về của sóng âm thanh được tính là một chùm].

Khả năng phân biệt của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của dơi rất cao. Dơi có thể phân biệt chính xác tín hiệu âm thanh phản xạ trở lại của côn trùng và tín hiệu âm thanh phản xạ của mặt đất, cây cối, phân biệt rõ là thức ăn hay là chướng ngại vật. Ngoài ra, khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của dơi cũng rất tốt. Cho dù dơi bị nhiễu nhân tạo, tạo âm nhiễu mạnh gấp 100 lần so với sóng siêu âm của dơi phát ra, thì nó vẫn có thể làm việc có hiệu quả. Chính là nhờ vào bản lĩnh độc đáo này, khiến dơi có thể bắt côn trùng trong đêm tối, có được tính nhanh nhẹn và tính chính xác đáng kinh ngạc như vậy. Chẳng trách có người gọi dơi là "ra đa sống" đấy.

Dơi thường hoạt động vào ban đêm, hay ra ngoài vào ban đêm để kiếm ăn. Vì sao dơi lại có thể bay một cách an toàn khắp nơi vào ban đêm, để kiếm côn trùng trong điều kiện không có ánh sáng?

Thực ra, dơi bay đêm không cần dùng  mắt để nhìn mà bay nhờ vào tai và cơ quan phát âm. Khi bay nó sẽ phát ra một loại âm thanh sắc nhọn, đây là một tín hiệu sóng siêu thanh mà con người không thể nghe được do âm tần của nó rất cao. Tín hiệu sóng siêu thanh này trên đường bay gặp phải một vật thể khác thì sẽ lập tức phản xạ lại, sau khi nhận được tín hiệu phản xạ lại, trong lúc đập cánh, dơi đã hoàn thành toàn bộ quá trình nghe, nhìn và tính toán tránh chướng ngại vật. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là định vị âm thanh quay lại. Dựa vào nguyên lí nhận biết vật thể khi bay của dơi để chế tạo ra ra-đa. Nhưng độ chính xác của "thiết bị" trên mình dơi còn cao hơn ra-đa rất nhiều.

Vì sao dơi thường kiếm ăn vào ban đêm?

Trước hết, vì nó không nhìn thấy gì, định vị bằng sóng âm, theo nguyên lí âm thanh dội lại cho biết vị trí, nhưng bộ xử lý cũng không thể bị quá tải được, ban ngày đa số động vật đều hoạt động, vì vậy lượng sóng âm vọng lại là quá cao, làm dơi bị loạn âm, thiếu chính xác.

Tiếp theo, dơi toàn là màu đen, quá hợp cho đi săn vào ban đêm, và tránh cả được kẻ thù ban đêm nữa, bản năng ngụy trang của động vật thì không phải hỏi nữa. Tiếp theo, dơi chỉ ăn những con côn trùng, động vật gặm nhấm, nói chung là bé hơn kích thước của dơi, mà những con này toàn hoạt động về đêm, cho nên nó phải đi săn đêm. Và lí do cuối cùng, mọi động vật về đêm thường thích ưa bóng tối, sợ ánh sáng và chúng có một mũi giờ riêng.

Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ?

Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh.

Ngoài ra, khi mùa đông đến, dơi cũng có tư thế treo ngược mình lên để ngủ đông, như vậy có thể giảm bớt được sự tiếp xúc với đỉnh hang lạnh giá. Hoặc có một số con dơi có thể vùi đầu và thân vào trong màng cánh, cùng với bộ lông mềm mọc dày trên mình nó có thể có tác dụng ngăn cách hẳn với không khí lạnh ở bên ngoài.

Đương nhiên, treo ngược mình trên đỉnh hang so với dừng chân ở nơi khác được an toàn hơn nhiều. Thói quen sinh sống này và bản năng phòng vệ của dơi đều là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của động vật.

Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 6 loài dơi không hề treo ngược mình lúc ngủ. Hầu hết trong số đó đều có giác mút ở các chi, giúp chúng có thể bám vào lá cây hay các bề mặt phẳng khác để ngủ nghỉ.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề