Vì sao mỹ đầu tư vào việt nam

Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam, sự khác biệt văn hóa dẫn đến khác biệt thị trường, gần nhất là vấn đề địa lý là một trong những lý do hoạt động của nhà đầu tư Âu Mỹ tại Việt Nam khiêm tốn hơn các đơn vị châu Á.

Sputnik

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài [Bộ Kế hoạch và đầu tư], năm 2017, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài [cả vốn trực tiếp — FDI và góp vốn mua cổ phần], với 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đăng ký. 

Tương ứng với giá trị, việc dòng vốn này mang đến những lợi thế gì cho thị trường Việt Nam cũng như mục tiêu của những nhà đầu tư nước ngoài luôn là mối quan tâm lớn.

Dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại một nguồn lực phát triển bổ sung, giúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình tăng trưởng của Việt Nam so với nếu chỉ có riêng dòng vốn nội địa tham gia. Nền kinh tế sẽ được hưởng lợi thuần túy từ sự hiện diện của một dòng vốn lớn.

Thứ hai, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc, giúp đưa thị trường Việt Nam đến gần hơn với các nước phát triển trong khu vực.

Thứ ba, việc thị trường trở nên đa dạng về thành phần tham dự sẽ hỗ trợ cho sự phát triển để trở thành một thị trường bền vững. Các ý kiến và quan điểm cũng như chiến lược ngắn và dài hạn khác nhau từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước là một yếu tố quan trọng để đem lại sự cân bằng về cách đầu tư, sản phẩm và thanh khoản tốt được tạo ra cho các thương vụ M&A, hợp tác phát triển, từ đó thị trường có thể tăng trưởng một cách khỏe mạnh.

Thứ tư, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ làm tăng tính cạnh tranh, cả lĩnh vực phân phối và phát triển, sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng, người mua nhà khi các công ty phải luôn trong một áp lực phát triển từ một thị trường lớn, từ đó phải tích cực luôn tìm kiếm cho mình các giải pháp mới, không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm.

Thứ năm, việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm áp lực lệ thuộc ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản. Hệ thống tài chính ngân hàng sẽ có thể sử dụng nguồn vốn cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, thay vì tập trung vào khu vực phát triển bất động sản.

Hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động đầu tư, mua bán sáp nhập đang được triển khai bởi các nhà đầu tư châu Á, có phần sôi nổi hơn các đại diện Âu Mỹ. Thế nhưng, trên thực tế, có khá nhiều yếu tố để tạo nên sự khác biệt giữa mục tiêu cũng như phương thức đầu tư của các đơn vị nước ngoài.

Nếu nhìn lại năm 2017, chúng ta có thể nhận thấy rằng, đây là một năm khá thành công của các nhà đầu tư bất động sản trong nước lẫn quốc tế tại thị trường Việt Nam. Những cơ hội đầu tư mà các nhà phát triển nước ngoài hướng tới được phân loại theo cấp độ đầu tư, theo công ty hoặc dự án hoặc cấp độ kinh doanh trên thị trường chứng khoán hóa. 

Trong ba năm trở lại đây thì có thể chứng kiến được sự tham gia khá mạnh mẽ của các nhà đầu từ đến từ Singapore, Hồng Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc… trong khi ở thời điểm trước đó, mục tiêu chỉ xoay quanh việc thăm dò, tìm kiếm một cơ hội phát triển tại nước ta.

Nếu như trước đây, họ chỉ tham gia ở nhóm bất động sản thương mại [trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ, cao ốc văn phòng…] thì hiện tại, sự hoạt động đã diễn ra rất sôi nổi tại phân khúc nhà ở, thông qua việc kết hợp với các nhà phát triển trong nước. 

Đối với họ, một thị trường bất động sản hơn 100 triệu dân với cơ cấu dân số trẻ là một cơ hội vô cùng hấp dẫn. Thêm vào đó, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Nha Trang, việc ngày càng có nhiều người trẻ với xu hướng ra ở riêng sau khi lập gia đình hoặc vừa đi làm thúc đẩy rất lớn sự gia tăng của nhu cầu nhà ở, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các khu vực tiềm năng như Nha Trang hay Hải Phòng.

Quay trở lại vấn đề tại sao ở thị trường Việt Nam, hoạt động của các nhà đầu tư Âu Mỹ có vẻ "khiêm tốn" hơn các đơn vị Châu Á. Trước hết chúng ta có thể xét đến nhiều yếu tố, như sự khác biệt văn hóa dẫn đến khác biệt thị trường, cũng như gần nhất là vấn đề địa lý. 

Hơn nữa, bản chất đầu tư bất động sản liên quan rất nhiều đến luật lệ địa Phương, nhất là vấn đề pháp lý sở tại. Đây có thể là những hạn chế đến các nhà đầu tư Âu Mỹ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ bỏ qua thị trường Việt Nam

Kênh đầu tư tập trung rất nhiều đơn vị Âu Mỹ hiện tại là tài chính chứng khoán, với việc niêm yết trên sàn giao dịch ở danh mục bất động sản. Tính thanh khoản là điều các nhà đầu tư Âu Mỹ quan tâm và họ ít tham gia với cấp độ dự án hay công ty mà chọn lựa công ty niêm yết với tư cách nhà đầu tư tài chính. 

Và chính vì lẽ này, nếu chú ý kỹ hơn thì chúng ta có thể thấy rằng, số lượng các công ty Âu Mỹ tham gia chứng khoán bất động sản không ít hơn những nhà đầu tư Châu Á, thông qua các quỹ đầu tư, tổ chức định chế tài chính.

Ngoài ra, dù không tham gia đầu tư vào xây dựng dự án, nhưng các nhà đầu tư Châu Âu, Mỹ lại tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến bất.động sản. 

Những thương hiệu quản lý vận hành văn phòng, resort, khách sạn, căn hộ dịch vụ, trung tâm thương mại, tư vấn đầu tư, nghiên cứu thị trường, kết nối khu công nghiệp… đều là những đơn vị nổi bật đến từ Châu Âu, Châu Mỹ. 

Có thể nói, bằng những hình thái khác nhau thì họ vẫn tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam, và thế giới tài phiệt ở những lục địa này với mũi nhọn về tài chính, ngân hàng, bất động sản đều không thể để một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng như Việt Nam ra khỏi bản đồ đầu tư của họ.  

Nguồn: TheLEADER

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi tiếp Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN tại Hà Nội, chiều 8/3/2022. [Ảnh: Dương Giang/TTXVN]

Chiều 8/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc làm việc với Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN [USABC] cùng với đại diện của 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ hiện đang kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam do ông Michael Michalak, Giám đốc Điều hành khu vực - USABC, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam làm trưởng đoàn.

Nội dung đề xuất của USABC là lắng nghe các ưu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2022 và khả năng đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ; đồng thời, trao đổi về khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể như: phát triển bền vững, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, đổi mới sáng tạo, y tế, cơ sở hạ tầng, hàng không, năng lượng carbon thấp…

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao nỗ lực của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN trong những nỗ lực kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước nhằm tăng cường quan hệ kinh tế song phương và những đề xuất, khuyến nghị chính sách và giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam; đồng thời, đánh giá cao hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên USABC tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Dù đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất hợp tác với các cơ quan và địa phương để có giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ông Michalak khẳng định, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong thời gian tới. Theo đó, phía cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

[Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh, thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ]

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã nêu một số ưu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2022; đó là: tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát... để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đồng thời, phục hồi, phát triển kinh tế, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025…

Cùng với đó, Bộ cũng sẽ chú trọng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án hạ tầng trọng điểm; thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; tăng cường thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ ưu tiên đầu tư nghiên cứu, phát triển những lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh hợp tác phục vụ cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế như: chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, đổi mới sáng tạo, lĩnh vực năng lượng carbon thấp và công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp chất lượng, hiệu quả cao... tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ giúp đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện của một số doanh nghiệp cũng đưa ra nhận xét về tình hình và xu hướng đầu tư của doanh nghiệp mình. Đại diện các doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Ví dụ như: đại diện công ty Coca Cola đã có chính sách mở rộng nhà máy và thể hiện mong muốn được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ gia hạn thuê đất.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến 20/02/2022, Hoa Kỳ đứng thứ 11 trong danh sách 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ hiện có 1.145 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 10,3 tỷ USD.

Tính theo địa phương, các dự án của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu ở Bà Rịa-Vũng Tàu với vốn đầu tư 4,61 tỷ USD, chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh [12,2% tổng vốn đầu tư], Bình Dương [9%] và Đà Nẵng [7,1%].

Ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Hà Nội chiều 8/3/2022. [Ảnh: Dương Giang/TTXVN]

Tính theo ngành, lĩnh vực, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 43,1% tổng vốn đầu tư và lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 32% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là cấp nước và xử lý chất thải, vận tải kho bãi chiếm lần lượt 5,1% và 3,9% tổng vốn đầu tư.

Mặc dù, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ vẫn duy trì hoạt động, mở rộng đầu tư và tìm kiếm những cơ hội mới tại Việt Nam như Apple, Google, Netflix, Dell, Intel.

Tính lũy kế đến 20/02/2022, Việt Nam có 208 dự án đầu tư tại Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư trên 1,06 tỷ USD. Các dự án tập trung nhiều ở lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ với 10 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 342 triệu USD, chiếm 32,3% tổng vốn đầu tư.

Tiếp theo là hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 17,3% tổng vốn đầu tư; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 15,6% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam, trước những thay đổi của thời đại mới và xu thế bảo hộ mậu dịch đang lan rộng, sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế; hội nhập nền kinh tế thế giới; đẩy mạnh ba định hướng chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực; đổi mới kinh tế nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời, coi doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là động lực tăng trưởng chính và thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính./.

Thúy Hiền [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề