Vì sao nói Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm đặc sắc của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập [Hồ Chí Minh] – Bài số 1

I. Mở bài:

Tháng 8/1945, cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp thắng lợi trên toàn quốc. Để khẳng định chiến thắng vẻ vang và nền ddooocj lập nước nhà, Hồ Chí Minh đã bắt tay soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập và chính thức độc trước hàng chục vạn người dân tại quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Không những có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, bản Tuyên ngôn độc lập còn có giá trị văn chương sâu sắc.

II. Thân bài:

1, Cơ sở pháp lí và chính quyền của bản Tuyên ngôn độc lập

Nhìn một cách chung nhất, Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố về quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc. Tuyên bố về chủ quyền quốc gia, nó kết tinh những quyền lợi và nguyệ vọng tha thiết của dân tộc, đồng thời thể hiện khí phách của dân tộc đã được hun đúc trong cả một lịch sử hình thành và phát triển. Một trong những vấn đề quan trọng và cốt lõi của bản Tuyên ngôn độc lập là phải tạo cơ sở cho pháp lí cho nền độc lập của dân tộc ta.

Từ quyền con người đã được thừa nhận, Bác đã mở rộng và khẳng định quyền của các dân tộc. Trong đó có dân tộc Việt Nam. Bác đã dựa vào hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ để trên cơ sở đó tạp những tiền đề cần thiết không thể phủ nhận được Tuyên ngôn nước ta.

Mở đầu bản Tuyên ngôn, Bác đã nêu lên một chân lí, đã được ghi nhận qua lịch sử tiến hóa của nhân loại: Đó là chân lí về quyền sống, quyền tư do và mưu cầu hạnh phúc của con người. Từ chân lí ấy, đã dẫn tới một chân lí khác, đó là chân lí về quyền của các dân tộc: “Tất các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Như vậy, bằng sự dẫn dắt mở rộng tất yếu, từ quyền con người đến quyền dân tộc, Tuyên ngôn độc lập đã xác lập được căn cứ vững chắc, đã nêu lên một lẽ phải không ai chối cãi được để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta.

Để khẳng định tính đúng đắn và tạo sức mạnh thuyết phục cho bản tuyên ngôn, Bác lại trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ ở thế kỷ XVIII bởi đây là hai bản Tuyên ngôn có giá trị tích cực và tiến bộ đã được cả thế giới thừa nhận. Trên cơ sở vấn đề con người đã được khẳng định và thừa nhận ở hai bảng Tuyên ngôn trên, Bác đã xác lập quyền của dân tộc ta. Đây là một chiến thuật sắc bén của Hồ Chủ Tịch, dùng “gậy ông đập lưng ông”. Cách nói khác là dùng chỉnh lời lẽ, vũ khí của kẻ thù để đánh bại kẻ thù.

Dẫn trích hai bản tuyên ngôn trên, Bác đã khóe léo đặt nước ta ngang hành; bình đẳng với các nước lớn trên thế giới. Đây là cách đi, là con đường ngắn nhất để Bác khẳng định bản Tuyên ngôn nước ta. Đó là cách dễ đi vào lòng người nhất.

Cả hai mặt pháp lý và đạo lý đều hết sức sáng tỏ trong nguyên tắc quyền dân tộc mà Tuyên ngôn độc lập xây dựng làm căn cứ cho lập luận của mình. Cách đặt vấn đề của Hồ Chủ Tịch vừa khóe léo, vừa chặt chẽ. Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu bản Tuyên ngôn, Hồ Chủ Tịch đã đều cập đến nội dung bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ [1776] và tuyên ngôn nhân quyền [1789] của Pháp. Lúc tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng ở Mỹ và cuộc cách mạng Tư sản ở Pháp thì giai cấp tư sản ở hai nước đó còn đóng vai trò Cách Mạng và tiến bộ, có khả năng tập hợp được các lực lượng Cách Mạng, lật đổ chế độ thực dân Anh để giành độc lập cho Mỹ và xóa bỏ chế độ phong kiến Pháp để thực hiện nền dân chủ tư sản – do đó, tinh thần và nội dung cơ bản hai Tuyên ngôn trên có ý nghĩa tích cực và được thế giới thừa nhận.

Bởi vậy, trích dẫn hai bản tuyên ngôn ấy sẽ tạo cơ sở pháp lí chính nghĩa và vững vàng cho Tuyên ngôn độc lập của chúng ta. Hơn thế nữa, việc trích dẫn bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ còn thể hiện một chiến thuật sắc bén của Hồ Chí Minh: Dùng gậy ông đập lại lưng ông. Vạch trần cho thiên hạ thấy nếu Pháp lăm le trở lại xâm lược nước ta một lần nữa có nghĩa là chúng phản bội lại truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Những người có lương tâm và phẩm cách không bao giờ làm thế.

2. Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập

Bác bỏ, phủ định Quyền của Thực dân Pháp đối với dân tộc ta, để từ đó ngăn chặn âm mưa của Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.

Bác khẳng định Việt Nam giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp rêu rao sang Việt Nam với mục đích “bảo hộ” nhưng thực tế Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật [lần 1 năm 1940; lần năm 1945]. Chính quyền Pháp cũng cho rằng họ sang Việt Nam để nhằm “khai thác văn minh” thì Bác bằng những lập luận chặt chẽ, sắc bén, những dẫn chứng tiêu biêu chọn lọc đã chứng minh: trong suốt hơn 80 năm qua, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách thâm độc, ngu dân làm cho đất nước ta suy yếu, nòi giống ta càng ngày trở nên suy nhược.

Bác cũng vạch trần những tội ác dã man của Pháp đối với nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua.

Mở đầu phần 2 này, Hồ Chủ Tịch đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt thời gian hơn 80 năm qua. Cách nêu tội ác của Pháp hết sức súc tích, đầy đủ, bao gồm đủ các mặt, cả về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế. Kết hợp với giọng văn đanh thép đầy phẫn nộ là những từ ngữ hình ảnh giản dị mà sâu sắc, giàu tính gợi cảm, có tác dụng làm cho câu văn thêm xúc động, thấm vào lòng người mối thù không đội trời chung với bọn thực dân Pháp: “Chúng thi hành những luật pháp dã man… Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học… Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân… Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm nòi giống ta suy nhược… Chúng bốc lột dân ta đến xương tủy khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều”. Mỗi hình ảnh so sánh hay ẩn dụ; mỗi từ ngữ được chọn lọc ở đây dường như gợi lại trong tâm trí người đọc một bức tranh sống động đầy máu và nước mắt gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.

Trong phần kết tội bọn thực dân Pháp đã bán nước ta cho Nhật, Hồ Chủ Tịch đã thẳng tay vạch trần lập trường phản động và vô nhân đạo của chúng đồng thời khẳng định lập trường chính nghĩa và nhân đạo của nhân dân ta bằng những hình ảnh sinh động, cụ thể, Hồ Chí Minh đã lên án lập trường phản động đê hèn của thực dân Pháp: “Bọn thực Pháp quì gối đầu hàng, mở của nước ta rước Nhật… Trong 5 năm, chúng đã bán nước ta 2 lần cho Nhật… Thậm chí đến khi thua chạy chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng”. Lập trường nhân đạo của nhân dân ta cũng được thể hiện sâu sắc trong cách diến đạt nhấn mạnh của Hồ Chủ Tịch: “Việt minh đã giúp cho… lại cứu cho… và bảo vệ cho họ”. Điều đó phản ánh rất trung thực truyền thống nhân đạo văn minh của dân tộc ta từ xưa đến nay đã được Hồ Chủ Tịch phát huy tới đỉnh cao.

Để phủ định dứt khoát mọi quan hệ thuộc địa giữa nước ta với thực dân Pháp, đồng thời để khẳng định mạnh mẽ cuộc Cách Mạng dân tộc, dân chủ của nhân dân ta. Hồ Chủ Tịch đã dựa vào hàng loạt biến cố chính trị diễn ra trong lịch sử thực tế Việt Nam, khoảng 5 năm [1940-1945] và vận dụng phương pháp suy luận theo quan hệ nhân – quả để đi tới những kết luận cần phải có như những lẽ đương nhiên, không ai có thể phủ nhận được. Phân tích nội dung cụ thể, chúng ta có thể trình bày tóm tắt toàn bộ lập luận Hồ Chủ Tịch. Tóm tắt như sau: Theo qua trình diễn biến ba bước của lịch sử:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình thương

Bước 1: Pháp đã bán nước ta cho Nhật, nước Việt Nam đã trở thành thuộc địa. Do đó đã chấm dứt quan hệ thuộc địa với Pháp.

Bước 2: Pháp chạy và Nhật hàng. Nhân dân ta đã giành laijn nước Việt Nam từ tay Nhật, lật đổ chế độ thực dân, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Bước 3: Vua bảo đại thoái vị, nhân dân ta đã đánh đỗ chế độ phong kiến, lập nên chế độ dân chủ Cộng hòa. Như vậy, nước ta dân chủ cộng hòa ra đời là một sự thật lịch sử không ai có thể phủ nhận được.

Như vậy, cùng với lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao, là nghệ thuật sử dụng ngôn từ rât điêu luyện của Hồ Chủ Tịch. Có lúc Người sử dụng cấu trúc đặc biệt và nhịp điệu dồn dập của câu văn để gợi lên sự biến chuyển mau lẹ của các sự kiện [Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị].

Trên cơ sở những thực tế lịch sử hiển nhiên đã được chứng minh kế thúc phần 2 của bản Tuyên ngôn, Hồ Chủ Tịch đã khẳng định đanh thép quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bình đẳng với các dân tộc trên thế giới. Sự khẳng định này dựa trên hai cơ sở: Pháp lý và thực tế. Cớ sở Pháp lý ở đây có phần gần gũi và thiết thực hơn – đó không phải là bản Tuyên ngôn lịch sử của Pháp và Mỹ TK XVIII nữa mà là nguyên tắc dân tộc bình đẳng đã được chính các nước đồng minh công nhận ở hội nghị Tê Hê Ran và Cựu Kim Sơn [ I – ran và SanFransico]. Còn cơ sở thực tế chính là sự nghiệp đấu tranh Cách Mạng của dân tộc ta trong hơn 80 năm qua: “gan góc chống ách nô lệ của Pháp và mấy năm qua đã đứng về phe đồng minh chống Phát xít”. Một sự nghiệp hoàn toàn phù hợp với công lý và chính nghĩa, phù hợp với những nguyên tắc dân tộc bình đẳng đã được các nước đồng minh thừa nhận.

3. Lời tuyên bố chính thức với thế giới.

Kết thúc bản tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố đanh thép của Hồ Chủ Tịch về sự ra đời của nước Việt Nam mới tự do và độc lập.

Trong Tuyên ngôn độc lập, ngoài phương diện lập luận còn có một phương diện thứ hai đó là sự bốc lột mạnh mẽ ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của đoàn thể nhân dân Việt Nam. Đây là hai mặt tạo thành chỉnh thể toàn vẹn của Tuyên ngôn độc lập. Mặt thứ nhất: Lý lẽ, để khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc; phủ định mọi mưu toan và hành động xâm lược. Mặt thứ hai: Trữ tình, bộc lộ ý chí, nguyện vọng quan tâm, nó là sự thể hiện tư thếbản lính dân tộc. Hai mặt này luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau để cùng diễn đạt tư tưởng quan tâm giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc. Tuyên ngôn độc lập  là kết tinh vẻ đẹp của nghệ thuật văn chương chính luận.

* Giá trị văn học của tuyên ngôn độc lập.

Đây là một tác phẩm hết sức ngắn gọn, cô đúc [chỉ vào khoảng ba trang] nhưng hàm chứa một nội dung tư tưởng lớn lao, có liên quan đến vận mệnh sống còn của cả một dân tộc.

Nói đến văn chính luận là phải nói tới nghệ thuật lập luận ở tác phẩm Tuyên ngôn độc có lập luận chặt chẽ, đanh thép, có sức thuyết phục cao.

Những dẫn chứng được nêu lên trong bản Tuyên ngôn độc lập hết sức tiêu biểu, chọn lọc [như phần kết tội, lên án bọn thực dân Pháp đã được Bác triển khai trên nhiều bình diện: cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội vô cùng đặc sắc.

Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch không những là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học nghê thuật có giá trị lớn lao. Tuyên ngôn độc lập cũng là sự kết tinh trong sáng và đầy đủ nhất. Những tác phẩm văn học Cách Mạng phong phú, nổi tiếng trước Cách Mạng tháng 8 của Hồ Chí Minh như vở kịch “ Con Rồng tre”, “ Bản án chế độ Thực dân Pháp”,… Nó có thể coi là một áng văn bất hủ của nền văn học dân tộc. Kế thừa và phát huy xuất sắc truyền thống thể loại văn “cáo” và tuyên ngôn của các anh hùng dân tộc mà tiêu biểu là bài thơ “ Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt và áng “thiên cổ hùng văn”, “ Bình ngô đại cáo” nổi tiếng của Nguyễn Trãi.

Nghệ thuật chính luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch đã đạt đến một trình độ mẫu mực. Nội dung tư tưởng sâu sắc lập luận đanh thép chặt chẽ, văn phong giản dị trong sáng.

III. Kết bài:

Có thể nói Tuyên ngôn độc lập là kết tinh cao đẹp, rực rỡ của truyền thống yêu nước, ý chí, nguyện vong và  tinh thần dân tộc và phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ 20. Tuyên ngôn độc lập đánh dấu một móc son chói lọi, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc.

Phân tích tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập [Hồ Chí Minh] – Bài số 2

1. Ý nghĩa sâu sắc của “phần tuyên ngôn” trong bản Tuyên ngôn Độc lập

a. Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập rất sâu sắc và tiến bộ.

– Đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

– Đánh đổ chế độ quán chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Như vậy là, cùng một lúc, Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết cả hai nhiệm vụ: Độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân để đưa nước Việt Nam sang một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của độc lập – tự do và chủ nghĩa xã hội [Bình ngô đại cáo xưa kia, do lịch sử, chỉ mới giải quyết được độc lập dân tộc].

b. Nội dung tuyên ngôn: đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, dứt khoát:

– Tuyên bố thoát li và xóa bỏ mọi điều với Pháp [về quan hệ, hiệp ước, đặc quyền].

– Tuyên bố với thế giới về độc lập và tự do của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên cả ba phương diện.

  + Có quyền hưởng tự do và độc lập.

  + Sự thật đã thành một nước tự do độc lập.

  + Quyết giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.

2. Lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng biện dầy sức thuyết phục.

a. Lập luận chặt chẽ.

– Lời tổng kết tình hình trong một câu ngắn gọn, hàm súc: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”.

– Nêu ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập bằng hai câu gọn, rõ.

– Tuyên bố với Pháp: “thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam [về chứ không phải với], xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam [chữ dùng chính xác và dứt khoát].

– Tranh thủ các nước Đồng minh [“tin rằng”…, “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

– Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam một cách mạnh mẽ bằng những điệp ngữ được láy đi láy lại [“Một dân tộc đã gan góc…; dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”].

Những điều trên đây là tiền đề về lí luận đồng thời cũng là để tạo không khí đưa bài văn đến cao trào, đến lời tuyên bố cuối cùng, lời tuyên bố trịnh trọng với thế giới về ba phương diện của một nước Việt Nam tự do, độc lập.

b. Giọng văn hùng biện: Phần lập luận trên đây cũng đã cho ta thấy rõ giọng văn hùng biện qua cách dùng từ, qua điệp ngữ, qua lời văn trang trọng và giọng văn đanh thép, dứt khoát, khẳng định.

Tất cả đã làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ của “phần tuyên ngôn” trong bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử này. Đó là do tài nghệ của tác giả, nhưng nguồn gốc sâu xa lại chính là ở tấm lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết và ý chí độc lập tự do đã trở thành máu thịt tâm hồn của người viết.

Phân tích tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập [Hồ Chí Minh] – Bài số 3

Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc ta ngàn đời tôn kính, biết ơn là một trong những nhà văn bậc thầy về thể chính luận. Trong những áng văn chương đồ sộ mà người để lại, “Tuyên ngôn độc lập” hiện lên như một áng văn chính luận mẫu mực nhất, là kết tinh của giá trị lịch sử, giá trị thời đại và nó trường tồn bất diệt.

Xem thêm:  Bình luận về ý kiến của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là gì hỡi bạn”

Tòan văn bản Tuyên ngôn độc lập không quá dài mà rất súc tích, cô đọng, hàm ý sâu sa. Bản tuyên ngôn độc lập được ra đời vào ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, người soạn thảo bản Tuyên ngôn và sau đó, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

 Hồ Chí Minh dùng những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không thể chối cãi được để viết nên áng văn chính luận mẫu mực. Không chỉ vậy, văn kiện này còn là tấm lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, sự khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam ở Người.

Mở đầu bản tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo đưa cơ sở lí lẽ về nhân quyền và dân quyền. Trước hết Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây là quyền lợi đáng được hưởng từ khi mỗi người sinh là, là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Hồ Chí Minh đã khéo léo trích dẫn thuyết phục hai bản tuyên ngôn của thực dân Pháp và của đế quốc Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [ Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ]; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp]. Tại sao Người lại chọn Pháp và Mỹ mà không phải các nước khác? Ta thấy được rằng, hai nước này mang tư tưởng tiến bộ bấy giờ. Nếu thế giới công nhận các quyền cơ bản của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thì họ cũng sẽ công nhận các quyền ấy với đất nước Việt Nam. Một cú gậy ông đập lưng ông hòan hảo. Bản tuyên ngôn của ta đặt ngang hàng với bản tuyên ngôn của hai nước lớn càng tạo sự thuyết phục mạnh mẽ trong cộng đồng thế giới. Người đã chặn đứng âm mưu xâm lược của chúng bằng cách:“ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Và Người khẳng định chắc nịch: “Đó là lí lẽ không ai có thể chối cãi được”. Vậy có nghĩa là nền độc lập của dân tộc ta là có căn cứ chính đáng, sâu sắc. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không thể đi trái với tổ tiên của họ.

Để làm nổi bật hơn cho lí lẽ thêm sắc bén và thuyết phục, Người đã vạch trần bộ mặt thối tha của thực dân Pháp với những tội ác khó có thể dung tha cả về 3 mặt: chính trị, kinh tế, xã hội

Đầu tiên, về mặt chính trị,  “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”. Chúng thi hành pháp luật dã man, chsung lập ba chế độ khác nhau, chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học, chúng chém giết người yêu nước, chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân, chúng còn dùng thuốc phiện, rươu cồn làm cho giống nòi ta suy nhược. Một lọat tội ác của Pháp được liệt kê một cách chân thực dưới ngòi bút sắc bén của Hồ Chí Minh với những lập luận xác đáng, thuyết phục. Hành động của chúng vô cùng độc ác, vô nhân đạo, cay nghiệt đáng lên án.

Tiếp đến, về mặt kinh tế, chúng bóc lột sức lao động của người dân, chúng cướp ruộng đất, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí nhằm bào mòn cả thể chất, sức cùng lực kiệt của dân Việt. Người đã phơi bày bản chất dã man, tàn bạo của thực dân Pháp ra ánh sáng, mang bộ mặt giả đội lốt người “khai hóa, bảo hộ” đến nhân dân thế giới, khơi dậy lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu xả thân cứu nước của nhân dân ta.

Giọng văn ở phần này thay đổi linh họạt được Người vận dụng một cách triệt để. Nếu như ở phần liệt kê tội ác, việc làm xấu xa của thực dân Pháp, Người dùng giọng đanh thép, mỉa mai, căm thù quân địch thì khi tới miêu tả hậu quả mà dân ta phải chịu, phải gồng mình lên gánh chống đỡ thì giọng văn lại chuyển sang nhẹ nhàng, đau xót, thương cảm. Đọc đọan kết tội ấy, ta lại nhớ tới Nguyễn Trãi, ông cũng từng viết:

“Độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”

Hồ Chí Minh không luận tội mà kết tội trực tiếp những việc làm kinh khủng mà thực dân Pháp đã tạo ra. Dường như, Người như một vị quan tòa anh minh đang lột tả tộc ác của kẻ cầm đầu phơi bày bộ mặt ra cho thế giới chiêm ngưỡng, ném gạch.

Người đã lột lớp mặt nạ đểu cáng của thực dân Pháp xuống. Điệp từ “sự thật là..” lặp lại để thể hiện chiến thắng của quân ta. Ta giành lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Để rồi kết: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” ngắn gọn và súc tích, nghe như một lời reo vui. Tự do mà ta giành được thật đáng trân trọng. Bản tuyên ngôn gần như chỉ xóay sâu vào 2 trọng điểm lớn: một là, phủ nhận hòan tòan quyền liên quan đến thực dân pháp, hai là khẳng định quyền độc lập và ý thức bảo vệ mãnh liệt quyền độc lập đã giành được ấy: “ tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Từ những lí lẽ trên, Người như muốn tuyên bố cho cả thế giới biết rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Để đánh đổi được nền độc lập ấy, biết bao nhiêu con người đã phải hi sinh, họ nằm xuống nơi đất khách quê người, họ bỏ tuổi trẻ còn dở dang, họ bỏ cuộc sống êm đềm bên người thân, gia đình, bạn bè, theo tiếng gọi của tổ quốc để chiến đấu, bảo vệ, giữ gìn những cái àm chúng ta đã giành được. Người đã khẳng định: “Sự thật đã thành một nước tự do, độc lập” thật tuyệt vời biết bao. Trong phần tuyên này, Hồ Chí Minh cũng hết sức thuyết phục khi lồng ghép lập luận, lí lẽ sắc bén, ngòi bút chính luận thâm thúy với những từ ngữ hào hùng, khí thế của thể văn chính luận.

Có thể thấy rằng, Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bằng lí lé, lập luận sắc bén, giọng văn thay đổi luân chuyển nhịp nhàng, Người vừa vạch ra hàng lọat tội ác tày đình của thực dân Pháp, vừa bày tỏ lòng biết ơn sự hi sinh, tình yêu quê hương sâu sắc của dân tộc Việt Nam đã đúc kết thành một làn sóng mạnh mẽ. Tuyên ngôn độc lập như mở ra một trang sử mới cho lịch sử nước nhà, mở đầu cho kỉ nguyên độc lập tự do, là bàn đạp cho Việt Nam hòa mình vào với thế giới.

Phân tích tác phẩm Tuyên Ngôn Độc Lập [Hồ Chí Minh] – Bài số 4

19-8-1945, chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23-8 tại Huế, trước 15 vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ngày 25-7, hơn 80 vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn, quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy mười ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chế độ thực dân kéo dài 80 nãm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành.

   Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới Độc lập, Tự do. Hà Nội tưng bừng màu đỏ, cả một vừng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

   Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” đến nửa chừng, Hồ Chủ tịch dừng lại và bỗng dưng hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Tức thì một tiếng “có” của triệu người cùng đáp, vang dậy như sấm.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? [Hoàng Phủ Ngọc Tường] – Văn mẫu lớp 12

   “Việt Nam độc lập muôn năm!” – Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chủ tịch vừa kết thúc bản Tuyên ngôn:

“Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ quyền tự do và độc lập ấy”.

   Có thể nói: bản “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nó có một giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Nó phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh.

   Nếu như “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt mở đầu bằng một lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, “Bình Ngô đại cáo” khẳng định một chân lí lịch sử: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt lo trừ bạo”, thì “Tuyên ngôn Độc lập” lại mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” nổi tiếng trên thế giới.

   Câu thứ nhất trích dẫn từ bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ năm 1776:

“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

   Câu thứ hai rút ra từ bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

   Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn bình luận, suy rộng ra: “tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, và đi tới khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Qua đó, ta thấy ý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một lí tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền đi đến một yêu cầu, một khát vọng cháy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam là lập dân tộc. Và “Độc lập -Tự do – Hạnh phúc” là mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta, của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Ngoài ra, việc trích dẫn ấy còn là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của dư luận tiến bộ trên thế giới nhất là đối vói các cường quốc năm châu. Như vậy, khi ta nói đến giá trị lịch sử của “Tuyên ngôn Độc lập” trước hết phải nói đến dụng ý chiến lược và chiến thuật của việc trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ và Pháp.

   Giọng văn từ trang nghiêm, trang trọng chuyển thành hùng hồn, căm giận khi Hồ Chủ tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhản dân ta trong gần một thế kỉ qua. Bộ mặt của chúng vỏ cùng xảo quyệt và dã man “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đế cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Tác giả đã điểm qua một cách khái quát và điển hình tội ác của thực dân Pháp trên các Rnh vực về chính trị, kinh tế và những tôi ác khác chồng chất như núi. Đó là 5 tội ác ghê tởm về chính trị và 5 tội ác cực kì dã man về kinh tế của chúng.

   Năm tội ác lớn về chính trị là tước đoạt quyền tự do dân chủ; luật pháp dã man, chia để trị; đàn áp và khủng bố, thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện “để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã nói về tội ác của quân “cuồng Minh”: “Nướng đen hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Hơn 500 năm sau, trong “Tuyên ngôn Độc lập”, người anh hùng giải phòng dân tộc Hồ Chí Minh cũng viết:

“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.

   Đó là những bằng chứng không ai chối cãi được. Câu văn ngắn, đanh thép, hùng hồn. Chữ “chúng” được nhắc lại nhiều lần đầy ám ảnh. Cách so sánh cụ thể, mỉa mai [lập ra nhà tù nhiều hơn trường học]. Cách dùng vị ngữ, trạng ngữ xác đáng [thẳng tay chém giết], cách dùng hình ảnh [bể máu].- tất cả tạo nên phong cạch chính luận Hồ Chí Minh: súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.

   Năm tội ác về kinh tế của thực dân Pháp là bóc lột dân ta đển tận xương tủy, khiến cho “dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”; cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng v.v… Lên án chính sách sưu thuế vô nhân đạo của chúng, tác giả căm giận viết: “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng”. Hàng trăm thứ thuế vô lí ấy của thực dân Pháp đã bóc lột dân ta đến tận xương tủy.

… “Các hạng thuế, các làng tăng mãi,

Hết đinh điền rồi lại trâu bò,

[…] Làm cho thập thất cửu không,

Làm cho đau đớn khôn cùng không thôi!…”

       [“Đề tỉnh quốc dân ca” 1906]

   Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp. Mùa thu năm 1940, thực dân Pháp “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta, rước Nhật”. Pháp và Nhật đã cấu kết với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ, gây ra thảm hoạ năm Ất Dậu, 1945: “Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta sống khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.

   Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết! Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp “quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng”. Tác giả châm biếm lên án: “Chúng chẳng những không “bảo hộ” được ta, trái lại trong 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật!”. Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa là trước khi rút chạy “chúng còn nhẫn tầm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.

   Bằng cách lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một sự thật lịch sử: Từ năm 1940 trở đi, nước ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đập tan luận điệu của Đờ Gồn và bọn thực dân phản động Pháp đang âm mưu “tái chiếm” Đông Dương, Hồ Chí Minh hùng hồn tuyên bố:

“Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.

   “Tuyên ngôn Độc lập” có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Từ nô lệ, dân ta đã giành được độc lập: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Một chế độ mới, một Nhà nước mới ra đòi: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập chế độ Dân chủ Cộng hòa”.

   Phần tiếp theo là lời tuyên bố sáng ngời chính nghĩa, thể hiện một quyết tâm sất thép, không một thế lực thù địch nào có the lay chuyến nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trôn lập trường dân tộc kêu gọi các nước Đồng minh “công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam”. Đồng thời mạnh mẽ tuyên bố: “thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyển của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân, chống phát xít của dân tộc ta và khẳng định: “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

   Kết thúc bản “Tuyên ngôn Độc lập” là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải, để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Thanh Bình tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề