Vi sao phải hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với một trong những thách thức lớn như biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Khoảng 30.000 loài cỏ dại, 10.000 loài côn trùng cùng nhiều loại nấm bệnh, vi khuẩn, virus ảnh hưởng đến cây trồng. Nông nghiệp càng thâm canh thì nguy cơ sâu bệnh càng nhiều. Làm thế nào để nuôi sống chín tỷ người trên thế giới vào năm 2050 theo cách bền vững, thân thiện với môi trường?

Theo các chuyên gia khuyến nông, dùng thuốc bảo vệ thực vật là một trong những cách góp phần hạn chế sâu bệnh, mùa màng ít bị hư hại, song cũng không nên lạm dụng.

Người nông dân cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, khiến nhiều loài thiên địch của sâu bọ biến mất, tăng giá thành đầu tư... Tạo ra nông sản tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không an toàn có thể khiến người nông dân thua thiệt ngay chính trên sân nhà. Bà con cần nắm nguyên tắc gồm đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng cách.

Nắm rõ nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Đúng thuốc: mỗi loại sâu bệnh lại có những đặc tính khác nhau. Bệnh nào thì dùng thuốc đó. Chọn đúng thuốc mới cho hiệu quả bảo vệ năng suất cây trồng. Sản phẩm cần chất lượng, thân thiện môi trường, tránh loại không có trong danh mục cho phép. Bà con có thể tải phần mềm tra cứu Thuốc bảo vệ thực vật miễn phí của Cục Bảo vệ thực vật [Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn] để tìm hiểu hoạt chất có trong thuốc, hàm lượng, liều lượng và cách sử dụng.

Đúng liều: liều lượng thuốc được hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất, không nên lạm dụng vì lượng dư thừa có thể ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi khác, bất lợi đến chính cây trồng. Nông sản khi thu hoạch có thể bị tồn dư thuốc trừ sâu. Nếu tự ý giảm liều lượng khiến cho sâu bệnh không bị tiêu diệt mà còn gây lờn thuốc, khó khăn hơn.

Đúng lúc: các loại sâu bệnh có thể phát triển mạnh ở từng giai đoạn khác nhau. Dựa vào kinh nghiệm làm nông, bà con có thể phát hiện những thời điểm sớm sâu bệnh sinh sôi, phát triển để phun thuốc đúng lúc. Các thời điểm phù hợp để phun thuốc bảo vệ thực vật như trời râm mát, không mưa, không gió to... Hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh vào lúc cây mới ra hoa, trổ bông, sắp đến thời gian thu hoạch.

Đúng cách: thuốc bảo vệ thực vật dạng viên, dạng pha với nước... sẽ có cách sử dụng khác nhau. Người nông dân nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để dùng đúng cách. Khi phun cần chú ý dùng ngay trên sâu bệnh, tính toán hướng gió nếu thuốc thuộc dạng phun. Bà con cũng cần trang bị dụng cụ, thiết bị lao động cần thiết...

Một nông dân Hà Tĩnh phun thuốc khi vừa gieo mạ. Ảnh: Đức Hùng.

Sản xuất, quản lý thuốc bảo vệ thực vật hướng đến môi trường

Nhiều năm nay, cơ quan chức năng và nhà sản xuất tổ chức nhiều chương trình, cung cấp tài liệu hướng dẫn bà con dùng thuốc an toàn, có trách nhiệm, giảm lượng dùng nhưng không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ngành công thương cũng như ngành bảo vệ thực vật từng bước siết chặt thị trường thuốc trừ sâu bệnh trên cây trồng, góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp...

Việt Nam hiện quản lý thuốc theo danh mục, có hơn 4.000 loại được phép sử dụng. Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tức các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [MRL] cho phép phải tuân thủ theo quy định.

Thông qua các chương trình như "1 phải 5 giảm", "3 giảm 3 tăng", trong đó có giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà hiện nay chất lượng nông sản tăng lên đáng kể. Một số trái cây của Việt Nam đạt tiêu chuẩn như GlobalGAP, được xuất khẩu sang nhiều nước, có mặt ở những thị trường khó tính như Nhật, châu Âu, Mỹ.

Nhiều công ty sản xuất đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm thân thiện môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững trong ngành nông. Thuốc phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về đăng ký sử dụng của cơ quan chức năng để không gây ra rủi ro cho con người, động vật, môi trường.

Song trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Cùng một loại sâu bệnh trên một loại cây trồng có thể có hàng chục sản phẩm của những công ty khác nhau. Tại một đại lý có đến hàng trăm nhãn thuốc bảo vệ thực vật với nhiều công dụng, hiệu quả. Đại lý và người nông dân có nhiều sự lựa chọn trong mua bán, sử dụng song cũng khiến họ lúng túng.

Anh Kiên [chủ một cửa hàng tại Long An] cho biết, lắm lúc cửa hàng bán thuốc cũng dựa vào thói quen. Người nông dân cũng vì vậy dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng nhái hàng giả, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.

Công nghệ in 3D, mã QR giúp nhận diện sản phẩm chính hãng

Người nông dân nên tìm hiểu và chọn mua sản phẩm chính hãng của thương hiệu lớn, bán ở các cửa hàng quen thuộc, uy tín. Cần tránh mua phải hàng giả, hàng nhái vì những sản phẩm này không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Sử dụng điện thoại thông minh kiểm tra mã QR, Cap-seal trên sản phẩm là một trong những cách để phân biệt hàng thật, hàng giả.

Nếu chọn mua sản phẩm của Bayer, bà con còn có thể phân biệt hàng chính hãng bằng cách tải miễn phí ứng dụng Bayer CapSeal Advanced phiên bản tiếng Việt tại App Store của Iphone và CH Play cho các dòng điện thoại Android; mua hàng chính hãng, trực tiếp qua mạng với ứng dụng MyAgrolink của Bayer.

Người nông dân nên biết rõ sản phẩm mình cần, kiểm tra kỹ logo Bayer trên sản phẩm trước khi mua, không mua hàng không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường.

Logo Bayer in 3D, quét mã QR trên sản phẩm giúp phân biệt hàng thật, giả.

Cùng với nỗ lực của nhà nước, các doanh nghiệp thuốc có uy tín phát triển công nghệ, phương án hỗ trợ nông dân nhận dạng và chọn lựa đúng sản phẩm chính hãng, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sao cho hợp lý phải đến từ nhiều phía. Nhưng quan trọng vẫn là người nông dân chọn đúng sản phẩm chất lượng, thân thiện môi trường và dùng đúng cách để nông sản an toàn, nâng cao năng suất. Đó cũng là cách để phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Kim Uyên

09:09, 01/11/2010

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.

Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương [thiếu máu bất sản và loạn tạo máu]; ảnh hưởng đến sinh sản [vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...]; gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.     Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém, nhầm lẫn…

Trạng bị bảo hộ lao động thích hợp khi phun thuốc trừ sâu. [Ảnh: T.L]

Để hạn chế những hậu quả không tốt do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần lưu ý: - Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc và chỉ dùng loại ít độc đối với người, gia súc. Để phòng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động: - Tất cả các thuốc bảo vệ thực vật phải đựng trong các chai, hộp, bao bì kín có đầy đủ nhãn hiệu, không giao cho một người nào cất giữ tại nhà mà phải có kho riêng biệt và sắp xếp ngăn nắp. - Kho thuốc bảo vệ thực vật phải ở nơi cao ráo, xa nhà dân ở, xa các nơi tập trung đông người như trường học, chợ, bến xe. - Có quy chế bảo quản, phân phát thuốc bảo vệ thực vật thật chặt chẽ để tránh nhầm lẫn và sử dụng bừa bãi. -  Pha loãng thuốc đúng nồng độ quy định - Dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu. -  Không ăn uống, nói chuyện, hút thuốc lá khi làm việc trong kho và khi cấp phát thuốc độc. - Khi pha loãng thuốc bảo vệ thực vật nên đứng đầu hướng gió, pha nơi thoáng, rộng rãi. - Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ; phun bằng máy bay, máy bơm có động cơ, máy bơm tay; thực hiện khi trời râm mát; ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật phải quản lý chặt 5-7 ngày, không để người và gia súc đi vào để tránh nhiễm độc; việc thu rau, quả, cây lương thực được tiến hành sau lần phun cuối bình quân từ 20-25 ngày trở lên tùy theo thời gian cách ly của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật để tránh hại cho người sử dụng. - Tẩy độc thuốc bảo vệ thực vật:  Dùng nước xà phòng 3-5%, nước vôi sô-da 3-5% súc rửa nhiều lần các chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật; quần áo bảo hộ lao động và phương tiện cá nhân ngâm vào nước sút xà phòng vài giờ rồi giũ sạch nhiều lần

- Hủy thuốc còn thừa: Chôn sâu ít nhất 0,5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn cung cấp nước, xa bãi chăn thả gia súc, mỗi hố chôn ≤200g, có thể ngâm tiếp xúc trong nhiều giờ với vôi tôi [ 3lít vôi tôi cho 100g thuốc trừ sâu].

Bs. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Video liên quan

Chủ Đề