Vị trí, vai trò của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu seoul

Theo cô Trương Thị Ngọc Liễu, Hiệu trưởng Trường Mầm non [MN] An Bình, quận Ninh Kiều, các loại đồ dùng, đồ chơi làm bằng vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi, tiết kiệm chi phí, vừa giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Qua đó, các cô phối hợp làm Bộ đồ dùng dạy học "Bé thích khám phá", giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập.

 Cô giáo hướng dẫn các bé chơi với những chiếc thuyền trong Bộ đồ dùng dạy học “Bé thích khám phá”.

Giờ chơi, bé Lê Kim Tuyến, lớp Lá 1, Trường MN An Bình, hí hoáy chơi với chiếc thuyền. Bé Tuyến khoe: "Thuyền của con đang chở 4 trái xoài nên con phải gắn lá cờ số 4. Chút nữa, con còn chở người, mà thuyền chở người phải có băng ghế ngồi nghe". Vừa nói, Tuyến vừa với tay lấy chiếc thuyền được các cô gọt đẽo từ trái ca cao khá sinh động rồi lần lượt đưa nhóm người được tạo thành từ rễ bần lần lượt ngồi trên dãy ghế. Sau đó, "tài công" Tuyến không quên gắn thêm lá cờ báo hiệu số người đang có trên thuyền, chốc chốc bé thay đổi phân nhóm bạn trai, gái; tóc dài, ngắn ngồi trên thuyền.

Ở nhóm khác, các bé chơi ghép đôi bằng việc ghép chữ số cắt đôi đúng trên những miếng mo cau được dán chữ số và có thể kiểm tra mặt còn lại xem số lượng hình có tương ứng chữ số mặt trước vừa ghép. Hay các bé có thể chơi gắp các chữ cái giống nhau làm từ hạt gấc để vào từng chiếc thuyền có chữ cái tương ứng… Cô Ngọc Liễu cho biết: Bộ đồ dùng dạy học "Bé thích khám phá" có nhiều cách chơi phù hợp với chương trình giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển vận động, trí tưởng tượng, nhận biết màu sắc; phát huy sáng tạo; kích thích trẻ hứng thú khi chơi...

Để có bộ đồ dùng học tập hoàn chỉnh, các cô thay nhau làm trong 2 tháng, đội ngũ cấp dưỡng trường "góp công" mỗi tuần một buổi tự nguyện hỗ trợ làm đồ dùng dạy học. Từ khâu chuẩn bị vật liệu đến làm từng công đoạn, các cô tỉ mỉ từng chút một. Thân lục bình, mo cau, lá dừa nước già phơi khô, ủi thẳng; trái ca cao lấy ruột, tạo dáng; hạt gấc, xoài, trái mù u…, được các cô phơi khô rồi "chế" theo ý tưởng để có bộ đồ dùng học tập sinh động. Các cô dùng trái ca cao tạo dáng chiếc thuyền, sơn dầu bóng bề mặt vỏ, lấy rễ bần tươi tạo mái chèo, dáng người, băng ghế trên thuyền; cắt một số lá cờ bằng mo cau, dán hình ảnh, chữ cái, chữ số từ 1 đến 10 bằng hạt gấc… Cô Bùi Thị Kim Hai, giáo viên lớp Lá 1 cho biết: "Để sản phẩm hoàn thành đúng tiến độ, chúng tôi chia nhau tranh thủ mang về nhà làm buổi tối hoặc ngày nghỉ. Quá trình thực hiện, các cô góp ý, chỉnh sửa để có được bộ đồ dùng, đồ chơi ưng ý nhất, giúp các bé thêm hứng thú vừa học, vừa chơi".

Từ những thao tác tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và sáng tạo, các cô làm nhiều đồ chơi thú vị. Đó là đồ chơi xâu dây ngộ nghĩnh với hình dáng khá bắt mắt là những bông hoa, quả cam, hình ngôi sao... bằng lục bình, rễ bần, mo cau và con suốt; từ lục bình đan thành những con bướm, con cá, con vịt… bắt mắt; đồ chơi ghép hình, số lượng, phân nhóm, ghép chữ cái tương ứng với từ… Bộ đồ chơi này sử dụng vật liệu thiên nhiên dễ tìm, không có chất bảo quản, không gây độc hại, đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồ dùng phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, sử dụng trong nhiều bài dạy, đáp ứng nhu cầu chơi mà học của trẻ. Tại Hội thi và triển lãm Đồ dùng, đồ chơi tự làm bậc học mầm non cấp thành phố năm học 2015-2016, Bộ đồ dùng dạy học "Bé thích khám phá" đạt giải Nhất.

Đồ dùng, đồ chơi có vai trò rất quan trọng đối với giáo dục MN, là phương pháp truyền thụ kiến thức hữu hiệu nhất. Qua vui chơi, trẻ có thể tiếp thu kiến thức bài học nhanh nhất, nảy sinh nhiều sáng tạo. Đồ dùng, đồ chơi luôn thay đổi sẽ thu hút trẻ thêm hứng thú. Góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non, Ban Giám hiệu Trường MN An Bình chỉ đạo giáo viên duy trì phong trào làm đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích giáo viên sưu tầm, chuẩn bị các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương để làm một số đồ dùng, đồ chơi, trang trí môi trường…

Những năm qua, nhiều đơn vị đến Trường MN An Bình tham quan, học tập cách làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Cô Liễu nói: "Việc tận dụng những vật liệu thiên nhiên và phế liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là việc làm ý nghĩa, tiết kiệm tiền mua sắm nguyên liệu, tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và hiệu quả sử dụng. Đồ chơi rất dễ làm, dễ chơi và dễ thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng nhiều cách chơi, trẻ càng có điều kiện học hỏi, khám phá".

Bài, ảnh: M.HOÀNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non, yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo, vai trò của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non, ý nghĩa của đồ dùng đồ chơi, đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ, vai trò của đồ chơi tự tạo, vị trí vai trò của đồ dùng đồ chơi, đồ chơi có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ mầm non, vai trò của đồ chơi đối với trẻ mầm non,

Tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non

[Công ty sản xuất đồ chơi mầm non] Giáo dục mầm non đây là cấp học lần đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Phương pháp Giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi.

Đồ chơi có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ mầm non

Đồ dùng đồ chơi mầm non sáng tạo [vai trò của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non] có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những vai trò của đồ chơi tự tạo này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

Đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Vai trò của đồ chơi với trẻ em là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ.

Vị trí vai trò của đồ dùng đồ chơi, đồ chơi mầm non hay những trang thiết bị mầm non, cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học.

Đồ chơi trẻ em mầm non hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, mẫu giáo, vì bất kể một trẻ em nào trên thế giới đều có nhu cầu chơi đồ chơi mà trẻ thích và rất yêu quí đồ chơi trong lớp mầm non, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi trẻ em. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi mầm non còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi trẻ em vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.

Sự cần thiết của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non

Một số trường mầm non trong tỉnh Long An như: trường Mẫu giáo thị trấn Mộc Hoá, huyện Mộc Hoá; trường Mẫu giáo Hoa Sen, huyện Bến Lức; trường Mầm non bán công Sơn Ca, huyện Đức Hoà; trường Mẫu giáo Nhựt Ninh, Mẫu giáo Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, … đã không ngừng đầu tư, tìm kiếm các cơ hội và giải pháp, tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua đồ dùng đồ chơi mầm non trong lớp và ngoài trời chưa được quan tâm đúng mức, đồ dùng đồ chơi còn thiếu rất nhiều. Đồ chơi trong các lớp mẫu giáo ở thị xạ, thị trấn chỉ đạt 70%, nông thôn đạt 50% và ở vùng sâu vùng xa có rất ít. Nhiều trường, lớp chỉ có đồ dùng đồ chơi mầm non tự tạo của giáo viên dùng để trưng bày, trẻ không được chơi. Đồ dùng đồ chơi ngoài trời mầm non thiếu nhiều ở các trường mầm non nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Có trường chỉ có một vài ba đồ chơi không thể đáp ứng yêu cầu vui chơi và phát triển thể chất cho trẻ.

Cán bộ quản lý GDMN nói chung, hiệu trưởng các trường mầm non nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng mầm non tự làm, chính nó đã nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó có kế hoạch đầu tư về tài lực, vật lực cho hoạt động này.

Muốn vậy, hiệu trưởng các trường mầm non phải xác định đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non là phương tiện giáo dục trong trường mầm non, Đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non trong trường Mầm Non được hiểu như là đồ dùng dạy học, đồng thời như là đồ chơi cho trẻ em, phải quan tâm đến việc tạo ra đồ chơi mầm non làm từ phế liệu cho trẻ bằng cách.

Thứ nhất, phải có những giải pháp thiết thực tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo đồ dùng đồ chơi mầm non phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.

Thứ hai, phải tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi mầm non sáng tạo với những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày.Ví dụ như: mo cau, gáo dừa, tre, trúc, vỏ nghêu, sò, ốc, hến, chai nước khoáng, dầu gội, lon bia…

Thứ ba, đối với đồ dùng đồ chơi mầm non ngoài trời và những đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non giáo viên không thể làm được trường phải xây dựng kế hoạch mua sắm cho trường mình.

Tác dụng của đồ chơi trẻ em đối với sự phát triển của bé

Ví dụ như: Đu quay mầm non, Thú nhún lò xo mầm non, Thang leo thể dục vận động, bật bênh mầm non…

Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi mầm non trong các trường mầm non để đảm bảo phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và có tác dụng đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện..

Huỳnh Thị Huệ Trưởng phòng GDMN,

Sở Giáo dục và Đào tạo Long An

Video liên quan

Chủ Đề