Vùng quá mua và quá báng là gì

Quá mua, quá bán [ Overbought, Oversold ] là hai thuật ngữ rất phổ biến trong giới trader. Cụ thể, nó được dùng như những công cụ chỉ báo động lượng [momentum indicator], giúp ích rất nhiều trong việc ước đoán sức mạnh của xu hướng và dự báo khả năng đảo chiều. Dù vậy, nhiều trader mới rất hay hiểu sai khái niệm này. Những ngộ nhận này nếu không kịp thay đổi sẽ rất dễ trở thành những sai lầm chết người. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về 2 thuật ngữ “Qúa mua”, “Qúa bán” này. Mời các bạn theo dõi!

inGóc Trade coin
0

Share on FacebookShare on TwitterShare on Telegram

Qúa mua – Qúa bán là gì?

Qúa mua và quá bán là 2 thuật ngữ chỉ điều kiện hay trạng thái của thị trường thông qua diễn biến giá cả. Trong đó, qúa mua [overbought] được hiểu là mua vượt mức, và quá bán [ oversold] chỉ sự bán quá mức.

Bạn đang xem: Vùng quá mua và quá bán là gì

Chỉ số mua bán quá mức cũng được hiểu như mức độ nóng lạnh của thị trường. Về mặt kỹ thuật, người ta đo độ nóng/lạnh thị trường bằng chỉ số RSI [Relative Strength Index], được gọi là chỉ số đo sức mạnh tương quan giữa hai thế lực mua và bán. RSI được nhà phân tích kỹ thuật Welles Wilder công bố lần đầu vào năm 1978. Thang đo chỉ số RSI biểu diễn từ số 0 đến 100 mà ở đó mức 50 được xem là mức cân bằng, từ 70 trở lên thể hiện thị trường đang trong tình trạng mua vượt mức và từ dưới 30 thể hiện tình trạng bán vượt mức.

Qúa mua – Qúa bán là tín hiệu đảo chiểu ?

Một trong những bài học đầu tiên bạn sẽ được học về nghiên cứu phân tích kỹ thuật là “Lên vùng quá mua, xuống vùng quá bán là tín hiệu thị trường sẽ đảo chiều”. Tuy nhiên, định nghĩa này liệu có chính xác? Đến tận bây giờ, chưa có một minh chứng nào khẳng định điề này là hoàn toàn đúng. Trên thực tế, kiến thức này được truyền bá rộng rãi đến rất nhiều người không chỉ riêng cho giới trader Việt Nam. Và lẽ dĩ nhiên, những ngộ nhận sai lầm tương tự như vậy khiến các bạn phải trả cái giá rất đắt.

Một số trường hợp cụ thể mà trader giàu kinh nghiệm đã trải qua sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Khi các indicator động lượng như RSI, Stochastic rơi vào vùng quá mua – quá bán, giá không những không đảo chiều mà còn chạy mạnh hơn nữa.

Xem thêm: Adobe Lightroom Cc 2018 Phần Mềm Blend Màu Ảnh Hàng Loạt Cực Nhanh !

Với biểu đổ như trên, thật dễ gây bối rối khi bạn dễ dàng nhận thấy xu hướng không hề thay đổi ổn định.

Quá mua quá bán cho phép nhận biết những vùng thị trường đang nghiên về phiên nào. Khi bên mua quá đông, áp đảo bên bán thì xảy ra hiện tượng quá mua, ngược lại là quá bán. Vì vậy, thực chất chẳng có một ý nghĩa nào là biểu hiện của sự đảo chiều cả. Đặc biệt, nó còn thể hiện được xu hướng đi vào trạng thái một rõ ràng và bền vững hơn.

Chiến lược tốt nhất mà một trader theo đuổi là tiếp tục theo xu hướng thị trường và không đánh ngược hướng chỉ vì ngộ nhận về tín hiệu đảo chiều thị trường.

Bài viết “ Quá mua – quá bán có phải là tín hiệu đảo chiều ?” trên đây dựa trên quan điểm cá nhân người viết. Dự đoán thị trường không theo bất kỳ một nguyên tắc nào, do đó, luôn có trường hợp ngoại lệ. csmoawards.com hy vọng bạn đã có thêm được những kiến thức hữu ích để trade hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Tham gia nhóm chat Fomo Sapiens ngay để cùng thảo luận về những vấn đề nóng hổi của thị trường DeFi cùng đội ngũ admin csmoawards.com nhé!!! 

Giống như nhiều ngành nghề khác, giao dịch liên quan đến rất nhiều thuật ngữ mà một người mới tham gia vào ngành rất khó hiểu. Bài viết sẽ trình bày ý nghĩa của việc một cặp tiền tệ bị mua/bán quá mức. Đồng thời cũng nói cho bạn biết cơ hội giao dịch nào sẽ nảy sinh từ những tình huống này.

1. QUÁ MUA QUÁ BÁN

Hai thuật ngữ này thực tế mô tả bản thân nó khá hiệu quả. Quá mua xác nhận giá đã có sự di chuyển lên đáng kể và tính giao dịch nhất quán trong một khoảng thời gian mà không bị giảm nhiều. Điều này được xác định rõ ràng bằng biểu đồ hiển thị chuyển động giá từ “mức thấp hơn bên trái sang mức cao hơn bên phải” như hình dưới đây:

Biểu đồ của cặp tiền USD/CAD khung H1 – Quá mua

Thuật ngữ quá bán cho thấy giá cả đã có sự di chuyển xuống đáng kể và nhất quán trong một khoảng thời gian nhất định mà không có dấu hiệu đảo chiều. Cơ bản, đây là một sự di chuyển từ “mức cao hơn bên trái sang mức thấp hơn bên phải”. Bạn có thể xem biểu đồ bên dưới.

Biểu đồ của cặp tiền AUD/JPY khung W1 – Quá bán

Giá không thể di chuyển mãi theo một hướng, nên giá sẽ quay đầu vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, các cặp tiền tệ bị quá mua/bán đôi khi sẽ có nhiều cơ hội đảo chiều hơn. Nhưng chúng cũng có thể vẫn bị quá mua hoặc quá bán trong một thời gian rất dài. Do đó, các nhà giao dịch cần sử dụng một chỉ báo dao động để giúp xác định khi nào sự đảo chiều có thể xảy ra.

2. CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ QUÁ MUA-QUÁ BÁN VỚI RSI

Có một công cụ nhanh chóng mà các nhà giao dịch có thể sử dụng để đánh giá mức quá mua và quá bán đó là chỉ báo Sức mạnh Tương đối RSI. Lý thuyết rất đơn giản, khi RSI di chuyển trên 70, nó bị quá mua và có thể dẫn đến một động thái đi xuống. Khi RSI di chuyển dưới 30, nó bị quá bán và có thể dẫn đến một động thái đi lên.

2.1. Mức quá mua và quá bán của RSI

Các nhà giao dịch cần phải kiên nhẫn trước khi tham gia giao dịch bằng cách dùng RSI. Vì đôi khi RSI có thể duy trì quá mua/bán trong thời gian dài như biểu đồ bên dưới. Một lỗi phổ biến được thực hiện bởi các nhà giao dịch là cố gắng chọn đỉnh hoặc đáy của một động thái mạnh tiếp tục tiến sâu hơn vào vùng quá mua hoặc quá bán. Chìa khóa đó là trì hoãn cho đến khi RSI vượt trở lại dưới 70 hoặc trên 30 như một công cụ để vào lệnh.

2.2. RSI phát tín hiệu quá mua và quá bán

Hình ảnh trên cho thấy RSI rõ ràng đã phá vỡ trên mức 70 dẫn đến việc quá mua. Nếu một nhà giao dịch dày dặn kinh nghiệm thì họ sẽ không bán ngay lập tức. Lý do vì có sự không chắc chắn về việc giá có thể tiếp tục tăng bao xa. Lý tưởng nhất là các nhà giao dịch sẽ đợi cho đến khi chỉ báo RSI giảm trở lại dưới 70 và sau đó thực hiện một giao dịch bán. Điều này mang lại một điểm vào lệnh tốt hơn và giao dịch có xác suất cao hơn. Khi RSI giảm xuống dưới 30, các quy tắc tương tự cũng được áp dụng.

3. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Các tín hiệu quá mua và quá bán đáng tin cậy như thế nào?

Các tín hiệu quá mua và quá bán giống như một tín hiệu đơn lẻ không hoàn toàn đáng tin cậy. Hãy nghĩ đến việc xây dựng một ngôi nhà; một người thợ xây phụ thuộc vào một chiếc búa như là một công cụ biệt lập, nhưng chiếc búa có thể sẽ không có giá trị gì khi xây dựng toàn bộ một ngôi nhà. Các công cụ khác sẽ cần thiết cùng với búa để xây dựng như cưa, khoan, v.v.

Các khái niệm tương tự liên quan đến các tín hiệu quá mua/quá bán, đòi hỏi các công cụ đặc trưng để củng cố tín hiệu và cuối cùng cho phép các nhà giao dịch đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn. Ví dụ, xác định xu hướng, quản lý rủi ro và tâm lý là những công cụ hữu ích giúp củng cố các tín hiệu quá mua và quá bán.

Các nhà giao dịch có thể làm gì để củng cố/hỗ trợ các tín hiệu quá mua và quá bán?

Có một số công cụ phổ biến có thể được dùng để củng cố các tín hiệu mua quá nhiều và bán quá mức. Dưới đây là danh sách các công cụ có thể nâng cao các quyết định giao dịch forex của bạn:

  1. Xác định xu hướng – Lọc xu hướng có thể hỗ trợ các nhà giao dịch trong việc lựa chọn các điểm vào lệnh bằng cách sử dụng các tín hiệu quá mua và quá bán. Ví dụ: trong một xu hướng tăng, các nhà giao dịch sẽ lọc các tín hiệu quá bán dưới dạng các điểm ‘vào lệnh mua’ tương quan với hướng đi của xu hướng. Điều ngược lại sẽ áp dụng cho xu hướng giảm.
  2. Quản lý rủi ro – Cần tuân thủ tỷ lệ risk-reward thích hợp liên quan đến điểm dừng lỗ/chốt lời.
  3. Tâm lý – Sử dụng dữ liệu tâm lý khách hàng để xác minh các tín hiệu quá mua/bán.

Chủ Đề