Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục

Trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo [GD&ĐT], công nghệ thông tin [CNTT] đã và đang là “trợ thủ đắc lực”. Vì vậy, những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT được ngành giáo dục tỉnh nhà xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.

Một giờ dạy học online của giáo viên Trường THPT Chu Văn An [TP Sầm Sơn].

Nếu như trước đây, giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng, thì nay, có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “click chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ra, thu hút sự chú ý và kích thích hứng thú học tập của học sinh [HS]. Đối với các bậc học khác cũng vậy, những bài giảng từ giáo án điện tử [GAĐT] ở các môn học như Toán, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý... đã tạo sự hấp dẫn, tư duy nhiều chiều trước một vấn đề cho cả người dạy và người học. Vì vậy, sử dụng GAĐT và ứng dụng CNTT đang là xu thế trong ngành giáo dục. Do đó, ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, một trong những ưu tiên của các nhà trường hiện nay là tăng cường đầu tư các trang bị thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác... và sử dụng GAĐT. Bởi, trong mỗi giờ học, với GAĐT, HS sẽ được mở rộng hiểu biết thông qua các video, hình ảnh liên quan trực tiếp đến bài học.

Tại huyện Như Xuân, để nâng cao hiệu quả sử dụng GAĐT trong giảng dạy, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, hằng năm, ngành giáo dục huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề cho giáo viên về khai thác thông tin trên mạng, thiết lập một GAĐT; chỉ đạo, động viên, khuyến khích giáo viên ở tất cả các đơn vị trường tăng cường sử dụng CNTT trong các bài giảng của mình. Cùng với giảng dạy, trong công tác quản lý, ngành giáo dục Như Xuân cũng đã thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT. Hiện, nhiều phần mềm quản lý giáo dục đang được các nhà trường sử dụng hiệu quả, như: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm Vnedu, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục... Theo thống kê, đến nay, toàn huyện có 100% trường thực hiện công tác quản lý với sự hỗ trợ của CNTT, 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS có ứng dụng CNTT trong dạy học. Thầy giáo Đỗ Văn Chung, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Như Xuân, cho biết: Việc triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động của ngành thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong công tác quản lý, CNTT cung cấp công cụ xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Trong giảng dạy, sử dụng CNTT giáo viên có thể giới thiệu kiến thức mới bằng những tình huống sinh động với hình ảnh minh họa phong phú, đa dạng giúp HS say mê học tập, phát huy tính chủ động trong tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học. Đặc biệt, trước tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, CNTT đã trở thành “trợ thủ đắc lực” trong các hoạt động giáo dục, nhất là việc tổ chức dạy học online.

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường và trong toàn ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các nhà trường tăng cường, phát huy giá trị và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ứng CNTT. Cô giáo Hoàng Thị Sơn Quyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Điện Biên [TP Thanh Hóa], cho biết: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà trường đã chủ động các điều kiện từ kế hoạch bài giảng, tập huấn kỹ năng dạy học online đến cơ sở vật chất sẵn sàng tổ chức dạy trực tuyến cho HS khi có yêu cầu. Mỗi giáo viên nhà trường cũng xác định nhiệm vụ của mình nên đã nỗ lực hết mình cũng như chuẩn bị tốt tâm thế, điều kiện cần thiết cho các tiết dạy qua phần mềm zoom, Google Meet cho HS. Tại Trường THPT Chu Văn An [TP Sầm Sơn] việc dạy học online cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm trong thời gian này, nhất là đối với HS cuối cấp. Có thời điểm HS toàn trường phải tạm nghỉ học để phòng, chống dịch, nhà trường đã thành lập 3 phòng học trực tuyến, mỗi phòng học dạy cho 1 khối lớp. Cả 3 phòng học đều được tổ chức theo thời khóa biểu như dạy học trực tiếp trên lớp và ghi sổ đầu bài đầy đủ. Trong mỗi tiết dạy của giáo viên đều có sự tham gia dự giờ, hỗ trợ của các giáo viên cùng bộ môn, của kỹ thuật viên VNPT Thanh Hóa và có sự giám sát chặt chẽ của ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt, sau mỗi buổi học, giáo viên bộ môn sẽ tương tác với HS để nắm bắt tình hình học tập, những HS nào chưa hiểu bài hoặc không tham gia buổi học sẽ được hỗ trợ hoặc gửi tài liệu qua nhóm zalo, facebook nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Riêng đối với HS khối 12 ngoài học trực tuyến qua phòng học chung của nhà trường, ban giám hiệu nhà trường còn chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy qua phòng học riêng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn vào mỗi buổi tối...

Để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, thực hiện chỉ đạo các cơ sở GD&ĐT, các trường học trong tỉnh đã chủ động, linh hoạt áp dụng các hình thức dạy học như, dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến hay dạy trực tiếp kết hợp với trực tuyến...; khuyến khích giáo viên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội zalo, zoom để hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức cho HS học tập tại nhà khi bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Theo ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, thời gian vừa qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn và áp lực trước tác động của dịch bệnh COVID-19; đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm học mới dưới nhiều hình thức, trong đó có việc dạy học trực tuyến trên nền tảng CNTT. Chưa bao giờ hoạt động ứng dụng CNTT lại được ngành và các nhà trường đẩy mạnh như trong thời gian qua. Ngay khi bước vào năm học mới 2021-2022, dự báo được diễn biến của dịch bệnh, ngành đã chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, kích hoạt hệ thống dạy học online. Đây đang là giải pháp tối ưu trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19.

Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học là một xu thế tất yếu của thời đại. Nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch việc phát huy tối đa ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động không chỉ góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh mà còn bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở mỗi đơn vị trường. Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần số ca mắc COVID-19 trong cán bộ, giáo viên và HS tăng cao, song mọi hoạt động giáo dục vẫn được tổ chức tốt. Đây vừa là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo chủ động, kịp thời, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của ngành, sự vào cuộc quyết liệt của các nhà trường và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân và cũng là kết quả của việc ứng dụng CNTT trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch năm học.

Bài và ảnh: P.S

Việc sử dụng ứng dụng công nghệ trong dạy học đang trở nên phổ biến và trở thành lợi thế khi đánh giá một cơ sở giáo dục. Trong bài viết dưới đây, ViewSonic sẽ làm rõ 5 ứng dụng chính của việc công nghệ hóa giáo dục, từ đó có thể vận dụng tốt vào đào tạo, giảng dạy.

1. Ứng dụng công nghệ trong dạy học là gì?

Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giáo dục, giúp người học giữ vai trò chủ động hơn. Điều này đã làm thay đổi cách giáo dục một chiều truyền thống, không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ trả lời và ghi chép một cách máy móc.

Ví dụ:

  • Cách sử dụng truyền thống: Ứng dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng máy chiếu, kết hợp đa phương tiện vào bài giảng,…
  • Cách ứng dụng mới: Dạy học qua nền tảng lớp học ảo, các khóa học trực tuyến, sử dụng tính năng bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard, trang bị màn hình tương tác thông minh trong lớp học,…

Sử dụng màn hình tương tác thông minh là một hướng ứng dụng công nghệ trong giáo dục mới.

Có thể thấy việc ứng dụng công nghệ, lớp học đã ngày càng sinh động, thu hút sự chú ý của người học hơn. Tiếp theo, bạn hãy làm quen với một số ứng dụng công nghệ phổ biến hiện nay.

2. Một số ứng dụng công nghệ trong dạy học phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều hình thức ứng dụng công nghệ vào giáo dục, trong đó bạn sẽ thường xuyên bắt gặp các hướng phát triển chính sau:

2.1 Ứng dụng xây dựng bài giảng

Ứng dụng công nghệ trong dạy học này giúp người dạy có thể chuẩn bị bài giảng nhanh chóng qua các mẫu bài giảng có sẵn, đồng thời tận dụng được nhiều nguồn tài nguyên như video, hình ảnh, tài liệu điện tử,… Nhờ đó giúp thu hút người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Các ứng dụng giúp xây dựng bài giảng phổ biến hiện nay là:

  • Powerpoint: Powerpoint là phần mềm đã được sử dụng từ lâu, cho phép người dùng soạn thảo trên những mẫu đồ họa có sẵn hoặc tự sáng tạo. Bài giảng sẽ dễ dàng tích hợp các video, hình ảnh,… giúp minh họa trực quan hơn và thu hút người học.
  • Canva: Canva chứa những mẫu đồ họa có sẵn thuộc nhiều chủ đề khác nhau, đồng thời cũng có video, hình ảnh, GIF,… để minh họa cho bài giảng. Người dùng có thể lưu trữ bài giảng ngay trên Canva hoặc tải về máy dưới dạng Powerpoint.
  • myViewBoard: myViewBoard cho phép người dùng sử dụng kho video, hình ảnh, GIF khổng lồ mà không cần lo lắng vấn đề bản quyền. Bên cạnh đó, nền tảng còn cho phép bạn tạo ra các trò chơi thú vị, giúp thu hút và tăng độ tương tác của người học.

Dưới đây là một bài giảng thú vị được tạo trên nền tảng myViewBoard:

2.2 Ứng dụng sử dụng công nghệ trong quản lý lớp học

Ứng dụng quản lý lớp học giúp thống kê điểm số, đánh giá sự tiến bộ của từng học viên và phân chia nhóm, quản lý mức độ tham gia của người học. Các ứng dụng quản lý lớp học nổi bật hiện nay là:

  • Schoology: Phần mềm cho phép xây dựng hồ sơ, quản lý bài giảng của người dạy cũng như bài tập của người học. Ngoài ra, Schoology còn tạo một mạng xã hội giúp người dạy và người học chia sẻ kiến thức, kỹ năng và tương tác với nhau ngoài lớp học.
  • Moodle: Hệ thống này giúp gửi thông báo từ trường đến người học nhanh chóng. Bên cạnh đó còn cung cấp các tính năng như thống kê điểm số, giao bài tập, đăng tải bài học, tạo bài thi, bài điều tra, khảo sát,…
  • myViewBoard: myViewBoard là một nền tảng quản lý giúp đánh giá mức độ tham gia của từng người học, có khả năng chia nhóm để người học trao đổi, thảo luận với nhau. Ngoài ra, người học có thể giơ tay mỗi khi muốn phát biểu, hệ thống sẽ gửi thông báo đến người dạy.

Người dạy có thể chia nhóm để người học trao đổi, làm bài tập với ứng dụng myViewBoard.

2.3 Ứng dụng tổ chức thi và chống gian lận thi cử

Hiện nay, nhiều buổi kiểm tra được tổ chức trực tuyến khiến giám thị khó khăn giám sát được người học, vì vậy cần sự hỗ trợ của các phần mềm chống gian lận. Những phần mềm thường dùng hiện nay là:

  • EduNow: EduNow sử dụng camera quét khuôn mặt và chứng minh thư để xác nhận danh tính của người thi. Sau đó yêu cầu quét camera 360 độ để tránh trường hợp có người hỗ trợ.

Trong quá trình sử dụng công nghệ trong dạy học để kiểm tra, phần mềm sẽ kích hoạt Mic để thu âm quá trình thi, khóa hoàn toàn tính năng sao chép và mở tab mới, nếu có sai phạm thì người thi sẽ nhận được thông báo cảnh cáo từ hệ thống.

  • Azota: Đây là một phần mềm giúp chấm điểm và trả bài trực tuyến, ngoài ra còn được trang bị tính năng giám sát tự động. Nếu phát hiện người thi chuyển tab, phần mềm sẽ thông báo và ghi lại số lần thoát khỏi trang thi của người học và gửi đến cho giám thị gác thi.

Phần mềm EduNow theo dõi và cảnh cáo khi người học vi phạm quy chế thi trực tuyến.

2.4 Sử dụng thiết bị công nghệ thông minh

Các thiết bị thông minh đang dần được sử dụng nhiều trong lớp, giúp tăng độ tương tác với người học và tính trực quan của bài giảng, các công cụ thường gặp là:

  • Màn hình tương tác thông minh: Là một thiết bị có tính năng cảm ứng đa điểm và truy cập Internet, hình dạng tương tự như tivi. Trong giờ học, người dạy có thể thông qua việc thao tác trực tiếp trên màn hình để viết, vẽ, chèn thêm tệp tin, đưa bài kiểm tra…
  • Máy chiếu tương tác: Người dùng có thể tương tác với hình chiếu thông qua bút cảm ứng, giúp giảng dạy tương tự như bảng đen, thêm nữa có thể chèn thêm các tệp video, hình ảnh, GIF,…

Màn hình tương tác thông minh cho phép người dạy vẽ, viết, chèn tệp tin, hình ảnh,… để minh họa cho bài giảng.

2.5 Ứng dụng lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin

Ứng dụng công nghệ trong dạy học như lưu trữ dữ liệu và chia sẻ thông tin giúp tạo một kho tài liệu chung cho cả lớp. Ở đây, người dạy có thể tải lên tài liệu, bài giảng, ghi hình bài giảng,… Các nền tảng thường dùng là:

  • Google Drive: Nền tảng cho phép người dùng tải tệp lên, sắp xếp dưới dạng các thư mục và có thể tìm kiếm dễ dàng thông qua việc nhập tên tài liệu trên thanh tìm kiếm.

Ngoài ra, nền tảng cho phép thiết lập chế độ chia sẻ, người dùng có thể chọn chia sẻ cho những email cố định, chia sẻ cho một tổ chức hoặc cho bất cứ ai có được đường link.

  • OneDrive: Đây là một nền tảng lưu trữ của Microsoft, cho phép người dùng máy vi tính tải và đồng bộ các tệp tin trong máy lên điện toán đám mây.
  • FreeCommander: Ứng dụng cho phép đồng bộ dữ liệu máy tính và quản lý dễ dàng dưới dạng cây, hỗ trợ cho nhiều dạng file khác nhau, đặc biệt xử lý tốt file nén.

Google Drive là nền tảng cho phép lưu trữ nhiều dạng dữ liệu và chia sẻ với người khác.

Trên đây là những ứng dụng thường gặp của việc sử dụng công nghệ trong lớp học. Tiếp theo, hãy cùng điểm qua một số thuận lợi và khó khăn của xu hướng này nhé!

3. Thuận lợi khi sử dụng công nghệ trong dạy học

Công nghệ cho phép người dạy xây dựng bài giảng và quản lý lớp học tốt hơn, nhờ đó đạt được những thuận lợi như:

3.1 Thu hút sự chú ý của người học

Bài giảng sẽ được thiết kế trực quan và sinh động hơn, nhờ đó người học có thể dễ dàng liên hệ với thực tế và bị cuốn hút vào bài học. Qua đó, người học sẽ chủ động hình dung và ghi nhớ nội dung bài, đồng thời tham gia tương tác, xây dựng bài, giúp hiểu bài học tốt hơn.

3.2. Tăng sự tương tác giữa người dạy và người học

Người dạy và người học không còn chỉ gặp được nhau trong những buổi học trên lớp mà có thể trao đổi qua diễn đàn, nhóm lớp,… Khi bài giảng trên lớp được thiết kế thú vị sẽ giúp người học thường xuyên tương tác hơn, từ đó người dạy cũng có thể truyền tải tốt hơn.

3.3. Phù hợp với nhiều phong cách học tập

Việc ứng dụng công nghệ sẽ hỗ trợ những nhóm người học đặc biệt có thể học bằng nhiều phương thức khác nhau mà không còn bị gói gọn trong việc học văn bản từ sách giáo khoa.

Ví dụ: 

  • Phong cách học bằng thị giác: Những bài giảng có tính trực quan và thu hút thị giác sẽ giúp nhóm người này ghi nhớ lâu hơn, nhờ đó có thể hiểu và sử dụng kiến thức hiệu quả hơn.
  • Phong cách học bằng xúc giác: Học bằng xúc giác có nghĩa là tiếp thu kiến thức nhanh hơn nếu được thực hành, hiện nay đã có công cụ găng tay xúc giác có thể hỗ trợ nhóm người này, nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi.

Dù vậy, người học có thể ghi nhớ tốt hơn thông qua việc thao tác trên màn hình tương tác thông minh, giúp hiểu được hình dạng và cách vật thể vận hành qua các khối hình 3D.

  • Phong cách học bằng thính giác: Người học bằng thính giác sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu được nghe nội dung học lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy tính năng ghi màn hình lại buổi học rất có ích cho nhóm này, họ có thể nghe và nghiền ngẫm đến khi hiểu được nội dung bài.

Người học bằng mắt có thể dễ hình dung và ghi nhớ nội dung nhờ video, hình ảnh đẹp, sắc nét.

Nhìn chung, công nghệ có thể tích hợp nhiều tính năng và tạo ra các cách tiếp cận mới, linh hoạt và cá nhân hóa hơn, những công nghệ này vẫn sẽ phát triển trong tương lai.

Một ví dụ về công nghệ tích hợp nhiều tính năng là nền tảng myViewBoard, nền tảng hỗ trợ cung cấp video, hình ảnh, GIF,… để người học có thể hình dung tốt hơn các thao tác, hình dạng thực tế. Đồng thời cho phép xây dựng các khối hình 3D và xoay được theo nhiều góc độ để người học quan sát rõ ràng, trực quan hơn. Ngoài ra, người dạy còn có thể thiết kế trò chơi để tăng hứng thú của người học.

Bạn có thể hình dung rõ hơn về khả năng thu hút người học của nền tảng myViewBoard qua video dưới đây.

Giới thiệu giải pháp phần mềm giáo dục myViewBoard

3.4. Khuyến khích khả năng hợp tác trao đổi, chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm

Với công nghệ, người học và người dạy có thể cùng tham gia các diễn đàn, nhóm, lớp học tập để cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Ngoài ra, người học có thể trả phí để tìm hiểu những kiến thức mới từ các khóa học trực tuyến, những buổi workshop trực tuyến trong nước và thế giới,…

3.5. Giúp việc dạy và học không bị gián đoạn do các yếu tố như dịch bệnh, thời tiết.

Hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục buộc phải nghỉ học, dẫn đến gián đoạn trong việc dạy và học. Trong hoàn cảnh đó, hình thức học trực tuyến đã dần được ưu tiên để có thể tiếp tục hoạt động giảng dạy, theo đó việc ứng dụng công nghệ cũng ngày càng tăng mạnh.

Các lớp học ảo giúp việc học không bị gián đoạn do thiên tai, dịch bệnh.

4. Khó khăn khi sử dụng công nghệ trong dạy học

Các công nghệ ứng dụng trong giáo dục hiện nay đang phát triển không ngừng, điều này cũng gây ra một số sức ép như:

4.1. Nhiều người dạy gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ để thiết kế bài giảng

Người dạy sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để quen và sử dụng công nghệ mới thành thạo, đặc biệt là những ai ít tiếp xúc với công nghệ. Vì vậy, để thuận tiện thì cơ sở giáo dục nên lựa chọn những thiết bị và phần mềm đơn giản, dễ sử dụng để người dạy có thể tập trung hơn trong việc giảng dạy.

4.2. Yêu cầu người dạy cần có sự sáng tạo

Người dạy cần có sự sáng tạo để sắp xếp thứ tự giảng dạy sao cho thú vị và thiết kế bài giảng sinh động để thu hút được sự chú ý của người học. Ngoài ra người dạy còn cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu công nghệ và ứng dụng vào bài giảng, cho nên sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài hơn cách học truyền thống.

Để bài giảng sinh động và hiệu quả thì cần có sự sáng tạo của người dạy.

4.3. Quản lý học sinh tập trung trong giờ học

Sử dụng công nghệ trong dạy học bằng hình thức học trực tuyến gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của người học vì nhiều người dạy vẫn sử dụng cách giảng dạy một chiều từ lớp học truyền thống, gây nhàm chán. Ngoài ra, người học không bị theo dõi sát sao như ở lớp sẽ dễ bị phân tâm bởi mạng xã hội, Tiktok, YouTube,…

Lớp học trực tuyến sẽ khó quản lý mức độ tập trung của người học.

Như vậy, cơ sở giáo dục cần xây dựng mô hình giảng dạy sao cho khắc phục được những khó khăn của việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Để làm được điều đó, trước tiên cần giúp người dạy đạt được những kỹ năng dưới đây.

5. 4 kỹ năng người dạy cần trang bị khi sử dụng công nghệ trong dạy học

Để nắm được lợi thế trong xu hướng sử dụng công nghệ trong dạy học hiện nay, người dạy cần dành thời gian để tìm hiểu và phát triển những kỹ năng như:

  • Kỹ năng thành thạo tin học văn phòng: Người dạy cần soạn bài giảng, giáo án, bài tập,… trên những phần mềm soạn thảo. Vì vậy để nâng cao năng suất làm việc, người dạy cần học được các thao tác thường dùng của tối thiểu 3 ứng dụng là Word, Excel và PowerPoint.
  • Kỹ năng tìm kiếm thông tin: Mạng Internet chứa rất nhiều thông tin, tuy nhiên không phải thông tin nào cũng đúng và phục vụ được mục đích tìm kiếm. Vì vậy, người dạy cần trang bị các kinh nghiệm về việc xác định nguồn thông tin tin cậy, xác định chủ đề, nội dung tìm kiếm và từ khóa tìm kiếm hiệu quả nhất.
  • Kỹ năng ứng dụng thiết bị công nghệ vào giảng dạy: Người dạy cần làm quen với các thiết bị công nghệ mới trong phòng học như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu,… để có thể thuận tiện sử dụng và truyền tải tốt nội dung bài học.
  • Khả năng sáng tạo: Để tạo ra những bài giảng thú vị thì cần có sự sáng tạo của bản thân người dạy, cho nên có thể nâng cao khả năng này bằng cách tham khảo thêm từ nguồn Internet, tham khảo ý kiến người khác,…

Người dạy cần có làm quen với các thiết bị công nghệ để có thể truyền tải tốt bài giảng.

Hy vọng thông qua bài viết, người đọc đã nắm được những ứng dụng chính của việc sử dụng công nghệ trong dạy học. Qua đó có thể tìm cho mình một phương hướng để cải tiến chất lượng giảng dạy, đón đầu và giành được nhiều lợi thế từ xu hướng này.

Was this article helpful?

Video liên quan

Chủ Đề