Xử lý gian lận thi cử ở hoà bình

"Các anh công an tỉnh cứ nhắc suốt nên bị cáo mới hỏi Vinh [Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng Phòng Khảo thí - Sở GD-ĐT tỉnh Hoà Bình] rồi Tuấn [Đỗ Mạnh Tuấn, thành viên ban chấm thi trắc nghiệm] để nhờ xem điểm. Biết việc này là không đúng, nhưng do nể nang các anh công an tỉnh".

Khương Ngọc Chất – cựu Trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ [PA 83] Công an tỉnh Hòa Bình

"Tôi bảo không giúp, anh Tuấn đưa tôi xem danh sách nói có cả anh Vinh và Trưởng Phòng PA 83 [Khương Ngọc Chất - PV] rồi, có chống lưng rồi, lo gì. Tôi thấy có Khương Bá Anh, biết là chiến sĩ công an ở huyện Kim Bôi, nên yên tâm và dẫn tới phạm tội”.

Bị cáo Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng Khảo thí – Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình

"Động cơ của tôi là do nể nang. Có nhiều trường hợp gian lận, mình không làm theo sẽ khó vì: Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật".

Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên, nguyên Phó Phòng Khảo thí – Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình

“Hôm nay bị cáo thấy rất nhục nhã, rất đau buồn. Tất cả anh chị em ở đây là giáo viên, bao nhiêu năm công hiến cho ngành giáo dục. Việc làm của bản thân và các bị cáo khác là sai, vi phạm pháp luật nhưng do nể nang và do nghĩ phụ huynh bây giờ quan trọng điểm số nên phạm tội”.

Bị cáo Lê Thị Hồng thời còn là Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ [Hòa Bình] - Ảnh: VOV

“Các cán bộ, thầy cô giáo trước đây có học nghề giáo nên xảy ra các vi phạm này tôi thấy rất đau xót và mong muốn các em phải khai báo đúng, thành khẩn trước tòa, để tòa xem xét giảm hình phạt tới mức thấp nhất cho các thầy cô sớm trở về với cuộc sống bình thường”.

Chiều 12/5, TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục xét xử 15 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Trong buổi làm việc chiều nay, HĐXX tiến hành thẩm vấn đối với các bị cáo thuộc tổ chấm thi môn Ngữ văn.

Theo cáo buộc, sau khi Đỗ Mạnh Tuấn [cựu hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy] lấy mã phách môn thi tự luận trái quy định và chuyển cho Nguyễn Quang Vinh [cựu trưởng phòng khảo Thí], Vinh tiếp tục chuyển cho Diệp Thị Hồng Liên [cựu phó phòng khảo thí].

Sau đó, Liên chủ động đối chiếu thông tin "mã phách", "mã túi đựng bài thi" và chuyển thông tin thí sinh cho Nguyễn Thị Thu Loan [tổ trưởng tổ 1], Nguyễn Thị Hồng Chung [tổ trưởng tổ 2] và Bùi Thanh Trà [tổ trưởng tổ 3], chỉ đạo việc can thiệp chấm nâng điểm bài thi cho thí sinh.

Tiếp đó, ba tổ trưởng Chung, Trà, Loan đọc "mã phách", "điểm yêu cầu" để yêu cầu các giáo viên chấm thi nâng điểm, hoặc trực tiếp ghi điểm vào bài thi của thí sinh, rồi để giáo viên ký hợp thức, không phải chấm lại.

Kết quả, 22 bài thi môn Ngữ văn được chấm nâng điểm từ 1,25 điểm đến 4,5 điểm, trong đó 20 bài được xác định là do cố tình can thiệp.

Bị cáo Bùi Thanh Trà [giáo viên Trường THPT Lương Sơn].

Đứng trước bục khai báo, các bị cáo Chung, Trà, Loan đều khẳng định chỉ nhận thông tin thí sinh từ Liên, sau đó chuyển cho các giáo viên, còn bản thân không hề can thiệp vào bài thi để sửa điểm.

Trong phiên toà chiều nay, bị cáo Bùi Thanh Trà khai, khi nhận mảnh giấy chứa thông tin bài thi cần nâng điểm từ Diệp Thị Hồng Liên, bị cáo chỉ có suy nghĩ Liên nhờ vả giúp thí sinh có mối quan hệ thân quen.

Đứng trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Chung bật khóc nói rằng, không yêu cầu gì với các giáo viên mà trên phiếu thông tin đã có sẵn số điểm cần đạt. Bị cáo chỉ giúp Liên đưa thông tin cho giáo viên, ký vào tờ tổng hợp điểm, không trực tiếp chấm, cũng không chỉ đạo nâng điểm.

"Tôi nghĩ rằng bà Liên phụ trách chấm tự luận, có quyền hạn cao hơn nên nói gì phải làm theo vậy. Tôi khẳng định mình không trực tiếp nâng điểm mà chỉ làm nhiệm vụ trung gian", bị cáo Chung khai.

Trái ngược với lời khai của các bị cáo Liên, Trà, Chung, rất nhiều giáo viên chấm thi được triệu tập tới tòa chiều nay [12/5] bày tỏ sự bức xúc, "tố" bị ép buộc phải nâng điểm cho các thí sinh.

Giáo viên Bùi Thị Thu Hiền cho hay, bà được Bùi Thanh Trà đưa thông tin thí sinh kèm theo số điểm cần đạt nhưng bà không làm theo. Không chỉ thế, Trà còn yêu cầu bà Hiền ký khống vào phiếu chấm. Khi bà Hiền phản ứng thì Trà quát: "Ký đi, không hiểu à".

Theo lời bà Hiền, khi cung cấp thông tin, Trà có nói đây là người nhà, con em của các lãnh đạo nhưng không biết cụ thể là lãnh đạo nào.

Tương tự, bà Lê Thị Hạnh khai được Trà yêu cầu chấm một bài đạt điểm 8. Tuy nhiên, sau khi xem bài làm bà Hạnh nhận thấy không thể đạt được số điểm đó.

Lúc này, Trà nói nếu không được 8 thì cũng phải được 7,5 điểm. Bà Hạnh cảm thấy khó chịu và hỏi tại sao cứ phải chấm theo số điểm đó thì trà đáp: "Đây là bài của sếp".

Cũng trong phần xét hỏi chiều nay, giáo viên Dương Thị Nghĩa "tố" bị Nguyễn Thị Thu Loan không những chỉ đạo mà còn ép buộc mình phải nâng điểm.

  • Cựu trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo Hoà Bình là chủ mưu vụ nâng điểm thi THPT

Bà Nghĩa nói rằng, với vai trò giám khảo 2 chấm ký hoàn thiện, khi thấy một bài thi đạt 8,75 điểm đã mở ra xem.

Ngược lại với số điểm cao, bài làm của thí sinh này rất sơ sài, không thể nào được mức điểm như đã chấm.

Bà Nghĩa liền hỏi giám khảo 1 và được trả lời bài này không do giám khảo 1 mà do bị cáo Loan chấm.

Một lúc sau, Loan xuống và nói mọi người không cần ý kiến, đây là bài của con em lãnh đạo, Loan sẽ chịu trách nhiệm.

Lúc này, bà Nghĩa không đồng tình thì Loan đáp "không kí thì để đó, không phải lôi thôi". Bức xúc về việc này, bà Nghĩa sang phòng bên chia sẻ với các giám khảo khác thì bị Loan ngăn lại.

Tiếp đó, bà Nghĩa gặp ông Nguyễn Văn Quang [trưởng môn chấm thi tự luận] thì ông này trấn an: "Đây là bài thi của người nhà lãnh đạo, nếu có thanh tra sẽ không rút ra kiểm tra nên không phải chịu trách nhiệm".

Đứng trước tòa trong phiên xét xử chiều nay, bà Nghĩa nói vô cùng bức xúc, dù không muốn chấm nâng điểm nhưng buộc phải làm. Bản thân bà không được thực hiện quyền của người chấm thi, không cảm thấy thoải mái trong mấy tháng liền.

Theo cáo trạng, 18 GV chấm thi đã có hành vi trực tiếp châm nâng điểm, ký hợp thức kết quả chấm gian lận 20 bài thi tự luận môn Ngữ văn cho 20 thí sinh, vi phạm quy chế thi, có dấu hiệu đồng phạm với các bị cáo về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tuy nhiên, các GV thực hiện hành vi sai phạm không vì động cơ vụ lợi cá nhân, làm theo sự chỉ đạo của các bị cáo Liên, Loan, Chung và Trà; hành vi sai phạm lần đầu, có mức độ; tại CQĐT đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác trong quá trình điều tra vụ án. Do vậy, CQĐT nhận thấy không cần xử lý hình sự, đã kiến nghị cơ quan chức năng xử lý hành chính nghiêm khắc.

Cựu trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ CA tỉnh Hòa Bình khai chỉ gặp nhau xã giao, không đưa 500 triệu nhờ sửa điểm

Chủ Đề