Ý nghĩa của phiên tòa rút kinh nghiệm

Chi bộ V, Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật”

Ngay từ đầu năm 2019 chi bộ V đã triển khai quán triệt Nghị quyết số 12/-NQ/ĐUVKS ngày 30/01/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Thực hiện hướng dẫn số 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua đó các lãnh đạo phòng 9 và phòng 10 thuộc chi bộ V đã đề ra giải pháp cụ thể về tổ chức phiên tòa dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính cho cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị học tập, rút kinh nghiệm [gọi tắt là phiên tòa dân sự, hành chính rút kinh nghiệm] .

Trong năm qua việc tổ chức phiên tòa dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động rút kinh nghiệm luôn được ngành Kiểm sát quan tâm việc tổ chức phiên tòa dân sự, hành chính, coi là một trong những giải pháp căn bản, có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ trong năm theo Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của khâu công tác này. Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; các vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay của ngành đề ra.

* Kết quả tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm:

Hầu hết các vụ án được lựa chọn để tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm đều có quan hệ tranh chấp mang tính phổ biến, phức tạp, đa dạng người tham gia tố tụng, có luật sư tham gia bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua các vụ án tổ chức đều đảm bảo các tiêu chí theo quy định của ngành, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Giúp cho hoạt động tố tụng, xét xử của Tòa án và công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính của Viện Kiểm sát được chặt chẽ, khách quan, toàn diện, khắc phục các vi phạm, qua đó, tạo thêm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp.

Xây dựng được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, nề nếp và tạo điều kiện cho nhau để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ngành; kịp thời trao đổi, rút kinh nghiệm các hoạt động tố tụng giữa Viện Kiểm sát và Tòa án nhằm hạn chế vi phạm thủ tục tố tụng và vận dụng đúng pháp luật.

Thông qua các phiên tòa rút kinh nghiệm, Kiểm sát viên tích lũy được những bài học kinh nghiệm về kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn, nhất là các kỹ năng hỏi, xử lý tình huống, ứng xử tại phiên tòa; đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.

Kiểm sát viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao; trước khi tham gia phiên tòa đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, căn cứ pháp luật và thực hiện tốt các bước chuẩn bị theo Quy trình, thực hiện hoàn thiện các bước theo quy định của pháp luật. 

Công tác phối hợp với Toà án để tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm cơ bản được quan tâm, luôn chú trọng nội dung vụ việc tranh chấp. Sau khi lựa chọn vụ án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm hầu hết Viện kiểm sát đều phối hợp với Tòa án để thực hiện đảm bảo đúng theo kế hoạch đề ra.

Trước khi tham gia phiên toà, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát chặt chẽ trình tự, thủ tục tố tụng Toà án tiến hành trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, nắm chắc nội dung vụ án. Xây dựng báo cáo đề xuất quan điểm, đề cương hỏi, dự kiến tình huống phát sinh tại phiên toà và dự thảo Bài phát biểu.

Tại phiên toà, Kiểm sát viên có tác phong chỉnh tề, trang phục nghiêm túc, thực hiện đúng quy chế Ngành. Chủ động thực hiện hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật, xử lý tốt các tình huống phát sinh tại phiên toà. Tích cực tham gia hỏi các đương sự để làm rõ việc thu thập chứng cứ của Tòa án, đồng thời phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát. Đồng thời Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ hoạt động tuân theo pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử, thẩm phán, thư ký Tòa án, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng; tham gia hỏi các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Phát biểu của Kiểm sát viên về việc chấp hành pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, những người tham gia tố tụng, đồng thời đề nghị khắc phục một số vi phạm trong quá trình từ khi thụ lý đến khi xét xử tại phiên tòa.

Sau phiên toà, Kiểm sát viên báo cáo kết quả phiên toà theo đúng quy chế Ngành. Đơn vị tổ chức họp nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kỹ năng của Kiểm sát viên trong việc hoạt động kiểm sát việc giải quyết án dân sự từ khâu lập hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị tham gia phiên toà, cho đến tham gia xét xử của Kiểm sát viên tại phiên toà và sau phiên toà. Việc rút kinh nghiệm của các Kiểm sát viên cơ bản phản ánh đúng xác thực những ưu điểm, tồn tại của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Qua đó, đã giúp cho mỗi Kiểm sát viên tự rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại hạn chế, góp phần nâng cao kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính của đơn vị đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

Qua tổ chức họp rút kinh nghiệm cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa với tinh thần góp ý thẳng thắn, mang tính xây dựng để rút ra những ưu điểm, hạn chế, từ đó giúp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được về tác phong, bản lĩnh nghiệp vụ…, đồng thời học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là kỹ năng hỏi, xử lý tình huống, ứng xử tại phiên tòa, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Qua việc thực hiện chuyên đề từng đảng viên trong Chi bộ đã nâng cao  hiệu quả trong việc nghiên cứu hồ sơ: Kiểm sát viên cũng đã kiểm tra về xác định tư cách tham gia tố tụng như nguyên đơn, người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; xác định thẩm quyền, quan hệ pháp luật tranh chấp; xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, người tham gia tố tụng qua các văn bản tố tụng như thông báo thụ lý, giấy triệu tập người tham gia tố tụng, quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ; biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải, thẩm định, đối thoại.v.v, đồng thời đối chiếu với quy định của pháp luật xem những văn bản đó có phù hợp hay không. Các văn bản về tố tụng như thời hiệu, thời hạn, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các biện pháp thu thập chứng cứ phải được kiểm sát chặt chẽ xem có vi phạm hay không, Kiểm sát viên căn cứ Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 82 Luật Tố tụng hành chính để xác định những tài liệu là chứng cứ, những tình tiết, sự kiện nào không phải chứng minh và những tài liệu đó có được thu thập đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính quy định hay không. Chú ý quyền, nghĩa vụ của các bên trong vụ án để định hướng đường lối giải quyết và những văn bản pháp luật cần áp dụng.

Như vậy, để nâng cao kỹ năng, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn, trước hết từng Kiểm sát viên phải luôn trau dồi bổ sung kiến thức, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, trang bị cho mình chuyên môn nghiệp vụ thành thạo, phản ứng nhạy bén, quyết đoán, sâu sát với hoạt động thực tiễn, nắm chắc pháp luật, mới có thể thực hiện tốt trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính.

Sơn Cươl

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI   Giấy phép số 02/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 12/05/2014   Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Công Hùng – Phó Viện trưởng - Trưởng Ban biên tập   Địa chỉ: 03 Lý Thái Tổ - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai  -  Điện thoại: 02693.824 426 - Fax: 02693.823 873

   E-mail:

Theo Cáo trạng: Khoảng 23 giờ 45 phút ngày 20/01/2019, Đội Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang khi đang tuần tra trên địa bàn khu vực giữa núi Đá Dựng và núi Sa Kỳ thuộc Tổ 14, khu phố Thạch Động, phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang thì phát hiện 04 xe mô tô đang chở theo 16 bao đường cát nhãn hiệu nước ngoài chạy từ biên giới Campuchia về Việt Nam. Trong khi lực lượng tuần tra đang tiến hành làm thủ tục thu, giữ tang vật để xử lý thì Chau Phới quậy phá dùng yên xe mô tô đánh lực lượng chức năng, thấy vậy Chau Phên [là cháu ruột của Chau Phới] cũng xông vào dùng cây gỗ cùng đánh hòng để cướp lại các bao đường đang bị thu giữ.

Hậu quả làm cho 3 quân nhân bị thương tích và lực lượng chức năng chỉ thu giữ được 04 bao đường do hành vi cản trở của Chau Phới và Chau Phên.

Tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Trên cơ sở đánh giá, phân tích tính chất, mức độ, hậu quả, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của các bị cáo và tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Chau Phới [tên gọi khác: Phơi] 10 tháng tù giam; bị cáo Chau Phên 07 tháng tù giam.

Sau phiên tòa, các thành viên trong Hội đồng xét xử, tập thể Lãnh đạo, Thẩm phán, Thư ký Tòa án quân sự hai cấp cùng Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Khu vực 2 – Bộ đội biên phòng tham gia cuộc họp rút kinh nghiệm. Qua đó, các đại biểu đều nhận định Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa đã điều hành phiên tòa tuân theo quy định của BLTTHS, bảo đảm phiên tòa diễn ra nghiêm minh và dân chủ; Bản án được tuyên đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được sự đồng tình ủng hộ của người tham dự phiên tòa; Kiểm sát viên tại phiên tòa đã đưa ra các chứng cứ, tài liệu, lập luận khoa học và logic.

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Chánh án – Tòa án quân sự Quân khu 9 biểu dương những người tiến hành tố tụng đã làm tốt công tác chuẩn bị phiên tòa cũng như kỹ năng điều hành phiên tòa. Thông qua phiên tòa rút kinh nghiệm, giúp cho các thẩm phán, thư ký Tòa án quân sự 2 cấp có thêm những kinh nghiệm quý báu để xét xử tốt hơn các phiên tòa tiếp theo. Chánh án nhấn mạnh: Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm có ý nghĩa thiết thực nhằm giúp các Thẩm phán, Thư ký Tòa án nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự. Đây được coi là giải pháp đột phá, hữu hiệu để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án hình sự phức tạp, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị đề ra./


Nguyễn Thị Kim Phượng

Tòa án quân sự Khu vực 2 – Quân khu 9

Video liên quan

Chủ Đề