1m bằng bao nhiêu cây số?

Việc quy đổi các đơn vị đo lường đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống. Mét được sử dụng rất nhiều trong công việc, học tập. Vậy bạn đã biết 1m bằng bao nhiêu cm, mm, km hay chưa? Nếu vẫn chưa hoặc còn lúng túng trong việc đổi mét sang các đơn vị đo lường khác thì theo dõi hết bài viết này nhé mình sẽ hướng dẫn bạn các cách đổi dễ dàng, nhanh chóng.

Nội dung bài viết

Mét [m] là gì?

  • Tên đơn vị: Mét
  • Tên tiếng Anh: Meter
  • Ký hiệu: m
  • Hệ đo lường: hệ đo lường Quốc tế [SI]

Mét là đơn vị đo khoảng cách và là một trong bảy đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế [SI]. 1 mét = 100 cm.

Nguồn gốc của đơn vị đo khoảng cách này có thể bắt nguồn từ Hy Lạp, năm 1983 Mét được Văn phòng Cân đo Quốc tế định nghĩa là “khoảng cách ánh sáng đi được trong chân không trong khoảng thời gian 1 ⁄ 299,792,458 giây“.

Không chỉ để đo khoảng cách, ngoài ra mét còn có thể đổi ra các đơn vị khác như đơn vị Newton, lực được ứng dụng vào thực tế rất nhiều. Đây có thể coi là đơn vị đo khoảng cách tiêu chuẩn của quốc tế.

Mét [m] là gì?

1m bằng bao nhiêu cm, mm, km, dm, inch, pixel?

Hệ mét

  • 1 m = 0.001 km
  • 1 m = 0.01 hm
  • 1 m = 0.1 dam
  • 1 m = 10 dm
  • 1 m = 100 cm
  • 1 m = 1,000 mm
  • 1 m = 1,000,000 µm
  • 1 m = 1,000,000,000 nm
  • 1 m = 10,000,000,000 Angstrom [Å]
Đổi 1m sang hệ mét

Hệ đo lường Anh/Mỹ

  • 1 m = 6.21×10-4 dặm [mile]
  • 1 m = 4.97×10-3 furlong
  • 1 m = 39.37 inch [”]
  • 1 m = 1.0936 yard [yd]
  • 1 m = 3.28 feet/foot [ft]
Đổi 1m sang hệ đo lường Anh/Mỹ

Đơn vị hàng hải

  • 1m = 5.4×10-4 hải lý [dặm biển]
  • 1m = 0.5468 sải [fathom]
Đổi 1m sang đơn vị hàng hải

Đơn vị thiên văn học

  • 1m = 3.24 × 10-17 parsec [pc]
  • 1m = 1.06 × 10-16 năm ánh sáng
  • 1m = 6.68 × 10-12 đơn vị thiên văn [AU]
  • 1m = 5.56 × 10-11 phút ánh sáng
  • 1m = 3.34 × 10-9 giây ánh sáng
Đổi 1m sang đơn vị thiên văn học

Đơn vị đồ họa

  • 1m = 3780 pixel [px]
  • 1 m = 2835 point  [pt]
  • 1 m = 236 pica [p]
Đổi 1m sang đơn vị đồ họa

Cách đổi đơn vị mét bằng công cụ

Dùng google

Bước 1: Bạn truy cập vào Google.

Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm Google theo cú pháp 1 m to và nhấn Enter. Ví dụ bạn muốn biết 1m bằng bao nhiêu km thì gõ 1 m to km.

Đổi bằng Google

Dùng công cụ Convert Word

Bước 1: Bạn truy cập vào Convert Word.

Bước 2: Bạn nhập số lượng muốn chuyển > Đơn vị là m > Đơn vị muốn đổi.

Đổi bằng Convert Word

Nhấn vào Chuyển đổi mở rộng để xem mét đổi sang nhiều hệ đo lường khác nhé.

Nhấn vào Chuyển đổi mở rộng

Hy vọng với bài viết trên bạn đã biết 1m bằng bao nhiêu cm, mm, km và có thể đổi mét sang bất kỳ đơn vị đo lường nào mà bạn muốn một cách dễ dàng. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ để mọi người cùng biết hoặc có thắc mắc gì thì để lại bình luận bên dưới nhé. Chúc các bạn thành công.

Hải lý là gì ? Một hải lý bằng bao nhiêu mét ? Hải lý còn có tên gọi khác là dặm biển. Đây là đơn vị được sử dụng để đo khoảng cách trên biển [hàng hải]. Hải lý là một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến và khoảng một phút vòng cung kinh độ tại vòng xích đạo. Ký hiệu của đơn vị hải lý được Tổ chức Thủy văn quốc tế và Văn phòng Quốc tế về cân nặng và đo lượng quy định là M. Đối với tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế lại có ký hiệu là NM. Ngoài ra còn có ký hiệu khác đó chính là nmi.

Trong tiếng Anh, “Nautical miles” có nghĩa là hải lý, đây là từ được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, người ta cũng hay sử dụng “sea mile” và “knots” với nghĩa là hải lý

Hải lý là gì ?

Danh mục

Hải lý là gì ? Một hải lý bằng bao nhiêu Km ? 

Theo quy chuẩn đo lường quốc tế, 1 hải lý bằng 1,852 km tương đương với 6,076 ft [feet] và bằng 1852m. Hải lý còn được chuyển đổi thành các đơn vị khác như:

  • Theo quy đổi thì 1 hải lý = 1,852 Km = 1852m1 hải lý = 6,076 ft [feet]Hải lý được ký hiệu là M hoặc MN hay Dặm biển

    Tên gọi tiếng Anh của hải lý là Nautical Mile

    Quy tắc đổi theo tên ký hiệu của Hải Lý là M như sau:

    – 1M = 1,852km

    Mà 1km = 1000m, 1m = 1000mm nên:

    – 1M = 1850m

    – 1M = 1,852x 1000000mm

    Bên cạnh đó, đơn vị hải lý còn có thể đổi ra các đơn vị phổ biến khác:

    – 1M = 1.150779 dặm Anh

    – 1M = 1012.6859 sải

    – 1M = 6076.115 feet

    – 1M = 10 cáp quốc tế

    – 1M = 0,998383 phút cung xích đạo

Đơn vị hải lý dùng cho hàng hải

Tổ chức Thủy văn Quốc tế, thành viên cơ bản bao gồm tất cả các quốc gia đi biển, và Văn phòng quốc tế về Cân nặng và Đo lường sử dụng M là chữ viết tắt cho hải lý.  Viết tắt ưa thích của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế NM. Các chữ viết tắt nm, mặc dù xung đột với các hệ thống quốc tế của các đơn vị SI ký hiệu cho nanomet, cũng được sử dụng rộng rãi. Các biểu tượng SI niutơn mét là Nm [với một không gian] hoặc N·m,Nm, bởi vì tiền tố chỉ có thể giáp một ký hiệu đơn vị

 

Vì sao chúng ta sử dụng đơn vị đo hải lý ? 

Tại sao lại dùng đơn vị hải lý? Để giải thích cho câu hỏi này, chúng ta cần hiểu về cách vẽ bản đồ Trái Đất. Vì Trái Đất là hình cầu, thế nên khi trải toàn bộ bề mặt hành tinh này lên mặt phẳng thì càng về 2 cực các sai số so với thực tế càng lớn. Vậy nên với những bản đồ bình thường, người ta khó xác định được vị trí tọa độ chính xác. Đặc biệt là với các thủy thủ và người đi biển thì đây lại là điều cực kỳ quan trọng. Nên thông thường, người đi biển sẽ dùng đến hải đồ [một loại bản đồ trên biển] thể hiện chi tiết các tọa độ đến từng độ và phút.

Tuy nhiên dù đã rất cố gắng tái hiện địa hình chính xác nhất, nhưng hải đồ vẫn có những biến dạng nhất định. Trong đó, vĩ tuyến là yếu tố biến dạng nhiều nhất. Riêng với kinh tuyến, người ta nhận thấy rằng chúng hầu như không bị biến dạng khi đưa lên các loại bản đồ. Vì vậy mỗi phút kinh tuyến sẽ có độ dài ổn định cả trên hải đồ cũng như trên thực địa.

Từ đây, thủy thủ đoàn thường sử dụng chúng nhằm xác định hải lý, giúp tính toán chiều dài, khoảng cách và nhận biết vị trí tọa độ trên biển một cách chính xác hơn. Điều này cũng mang lại sự an toàn cho những chuyến hành trình vượt đại dương, rút ngắn thời gian tàu di chuyển và giao thương giữa các nước được phát triển.

Cách tính hải lý

Ngoài ra, hải lý còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác. Điển hình như ngành vận tải hàng không. Cùng một cách giải thích với hải đồ, càng về đầu cực thì sai số của bản đồ càng lớn. Thế nên các phi công sẽ không dùng nhiều các đơn vị như km, m hay feet để xác định khoảng cách, vị trí,… Thay vào đó, khi cầm lái họ sẽ áp dụng công thức sau để tính ra hải lý:

Khoảng cách = [Số kinh độ thay đổi] x 60 x Cos[vĩ độ]

Từ đây, họ có thể xác định khoảng cách và tọa độ của máy bay. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc giữ an toàn cho hành khách và chuyến hành trình.

Vậy 1 dặm bằng bao nhiêu cây số?

1 hải lý bằng bao nhiêu km bạn đã biết rồi. Vậy 1 dặm bằng bao nhiêu cây số? Chắc chắn sau khi đọc phần kiến thức trên, bạn sẽ thấy câu hỏi này quá đơn giản.

Mặc dù dặm ít khi được dùng nhưng đôi khi chúng lại rất thiết thực trong 1 vài trường hợp. Khi khoảng cách và chiều dài quá lớn thì việc sử dụng dặm là hợp lý nhất.

Quy ước đổi dặm sang cây số cũng có nghĩa là đổi dặm sang km. Vì số km bao nhiêu thì tương ứng với bấy nhiêu cây số.

1 dặm bằng 1.61km

Theo đúng quy ước chuẩn của quốc tế thì:

  • 1 dặm = 1.609344 km = 1.609344 cây số
  • 1 dặm = 1609,344 m

Con số quy đổi trên xét theo khía cạnh đơn vị đo lường dặm của Anh và Mỹ. Thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn con số này với dặm của Trung Quốc. Tuy nhiên, đơn vị dặm ở các quốc gia này hoàn toàn khác nhau. Dặm Trung Quốc được dùng từ thời rất xưa. 1 dặm Trung Quốc = 0.5 km = 0.5 cây số.

Chủ Đề