3 năm 2 tháng năm bằng bao nhiêu tháng

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia.

Đối tượng tham gia

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Quyền lợi khi tham gia

+ Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già
+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu
+ Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia
+ Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng
+ Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp thu nhập của bản thân
+ Thân nhân được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời.

Phương thức và thời điểm đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau:


STTPhương thức đóngThời điểm đóng1Đóng hàng thángTrong tháng2Đóng 3 thángTrong quý3Đóng 6 tháng4 tháng đầu4Đóng 12 tháng7 tháng đầu5Đóng 1 lần cho nhiều năm, không quá 5 năm một lầnTại thời điểm đăng ký   6Đóng 1 lần cho các năm còn thiếu không quá 10 năm [120 tháng]   Tại thời điểm đăng ký


*Lưu ý:
- Nếu quá thời điểm đóng mà người tham gia không đóng BHXH thì coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.
- Người tạm dừng đóng BHXH tự nguyện nếu muốn tham gia tiếp thì phải đăng ký lại mức thu nhập làm căn cứ đóng và phương thức đóng;
- Người tham gia có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù bằng tổng mức đóng các tháng chậm đóng áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước kiền kề với năm đóng.
- Được thay đổi phương thức đóng sau khi đã thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Mức đóng

- Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn
- Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng: được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 hoặc 6 hoặc 12.
- Đóng 1 lần cho những năm về sau: được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng; [lưu ý: đóng trước từ đủ 02 năm mới được chiết khấu]
- Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu: được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng;

* Lưu ý:
- Người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng mức chênh lệch nếu Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo khi đã đóng theo phương thức đã đăng ký [3, 6, 12 tháng/lần hoặc một lần cho những năm về sau].


 

Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ của Nhà nước

Từ 01/01/2022, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm [120 tháng], cụ thể:

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng được xác định như sau:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH

Người lao động yêu cầu nhận BHXH 1 lần năm 2022 thì xác định mức điều chỉnh theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

- Đối với người đóng BHXH bắt buộc

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,10

4,33

4,09

3,96

3,68

3,53

3,58

3,59

3,46

3,35

3,11

2,87

2,67

2,47

2,01

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

- Đối với người đóng BHXH tự nguyện

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,01

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh [L1, L2… Ln]

L1

=

Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH

X

Mức điều chỉnh tương ứng

X

Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần [L]

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH [T]

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập [Lbq]

Lbq = L/T

Ví dụ cụ thể:

Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2017 đến tháng 1/2020. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 2/2020. Tháng 4/2021, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương được tính như thế nào?

Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:

- Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ

- Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018, mức lương đóng BHXH là: 3.700.000đ

- Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018, mức lương đóng BHXH là: 4.040.000đ

- Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Nghỉ không lương, không đóng BHXH

- Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019, mức lương đóng BHXH là: 4.070.000đ

- Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020: mức lương đóng BHXH là: 4.300.000đ

Giải đáp:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH

Theo bảng hệ số điều chỉnh nêu trên thì công nhân A đóng BHXH từ 2017 đến năm 2020 có mức điều chỉnh lần lượt là 1,10; 1,06; 1,03; 1,00.

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh [L1, L2, …Ln]

- Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017 [12 tháng]:

L1

=

3.500.000

[Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH]

X

1,10

[Mức điều chỉnh tương ứng]

X

12

[Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn]

L1 =  46.200.000 đồng

- Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018 [9 tháng] .

L2 = 3.700.000 * 1,06 * 9 =  35.298.000 đồng.

- Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018 [3 tháng]

L3 = 4.040.000 *1,06 *3 = 12.847.000 đồng.

-  Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Không đóng BHXH nên L4 = 0

-  Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019 [6 tháng]:

L5 = 4.070.000 * 1,03 * 6 = 25.152.600 đồng.

-  Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 [2 tháng]:

L6 = 4.300.000 * 1,00 *  2 = 8.600.000 đồng.

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần [L]

L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 = 46.200.000 + 35.298.000 + 12.847.000 + 25.152.600 + 8.600.000 = 128.097.600 đồng.

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH [T]

T = 12 tháng  + 9 tháng + 3 tháng + 6 tháng + 2 tháng = 32 tháng.

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập [Lbq]

Lbq = L/T = 128.097.600 / 32 = 4.003.050 đồng/tháng

Để việc tính toán nhanh chóng, mọi người có thể tải về File excel tình BHXH 01 lần dưới đây:

File excel tính tiền BHXH một lần

>>> Xem thêm: Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao không? Mức đóng là bao nhiêu?

Người kinh doanh nhỏ, lẻ tại gia đình có được hưởng lương hưu khi về già hay không? Làm thế nào để được hưởng khoản lương hưu này?

Người mở kinh doanh bán hàng tại gia đình có được hưởng lương hưu khi về già không? Làm thế nào để được hưởng khoản lương hưu này?

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề