5k khoảng cách bao nhiêu

Đợt dịch COVID-19 thứ tư [từ ngày 27/4/2021] vẫn đang diễn biến phức tạp, số người mắc mới chưa chịu dừng lại. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân Việt Nam tiếp tục lan tỏa và thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế” để quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.

                               Thông điệp 5K bằng tiếng Việt

Thông điệp 5K đã trở thành thông điệp quen thuộc được toàn xã hội hưởng ứng, chia sẻ trong thời gian qua. Nhiều ý tưởng sáng tạo như: những bức tranh 5K, đồng dao 5K, thơ 5K, bài hát 5K… xuất hiện khắp nơi trên các mạng xã hội Facebook, TikTok, YouTube, góp phần truyền thông hiệu quả thông điệp 5K.

Đến nay, ngoài Infographic Thông điệp 5K bằng tiếng Việt, Bộ Y tế đã phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam xây dựng, phát triển sang các thứ tiếng: tiếng Khmer, Anh, Pháp, Trung, Nga, Tây Ban Nha nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận và quảng bá sâu rộng hơn nữa thông điệp 5K đến với cộng đồng, góp phần sớm ngăn chặn và đẩy lùi dịch COVID-19.

                                                Tiếng Trung Quốc

                                           Tiếng Anh

Tiếng Tây Ban Nha

Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, Việt Nam tiếp tục nỗ lực không ngừng để đẩy lùi đại dịch COVID-19. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, cần tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt Thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y” tế để giữ an toàn cho bản thân và xã hội trước đại dịch COVID-19.

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

            Tiếng Khmer

THÔNG ĐIỆP 5K: KHẨU TRANG – KHỬ KHUẨN – KHOẢNG CÁCH – KHÔNG TỤ TẬP – KHAI BÁO Y TẾ gồm:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc [tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…]. Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ //bluezone.gov.vn/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Hãy giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch Covid-19.

HOA QUỲNH

05/12/2021 16:13

Chúng ta vận động người dân giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người để phòng ngừa lây truyền vi rút SARS-CoV-2, nhưng nhiều khi chính mình đang vi phạm nguyên tắc ấy trong lúc tuyên truyền.

Có điều gì đó “sai sai” trong bức ảnh này? Tôi hỏi cô cháu gái là nhân viên y tế, khi chuyển cho cháu bức ảnh một bạn thanh niên đang hướng dẫn một phụ nữ người DTTS các biện pháp phòng, chống dịch, cụ thể là quy định 5K.

Có gì đâu ạ. Cháu thấy mọi thứ đều bình thường. Cả 2 đều đeo khẩu trang- cô cháu gái trả lời.

Đúng là cả 2 đều khẩu trang. Tôi đồng ý về điều này.

Nhưng cháu hãy chú ý về khoảng cách giữa 2 người. Có hiệu quả không, nếu bạn thanh niên hướng dẫn người phụ nữ cần tuân thủ quy định giữ khoảng cách tối thiểu khi tiếp xúc trong khi đứng sát chị ấy?

Cô cháu gái ngập ngừng: Đúng là nhiều khi người tuyên truyền không để ý. Cháu cũng vậy.

Từ thực tế trên cho thấy, chúng ta vận động người dân giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người để phòng ngừa lây truyền vi rút SARS-CoV-2, nhưng nhiều khi chính mình đang vi phạm nguyên tắc ấy trong lúc tuyên truyền.

Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách là 2 trong 5 giải pháp thuộc thông điệp 5K do Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện từ ngày 31/8/2020 [gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế].

Và càng ngày, thông điệp 5K càng cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, trở thành biện pháp cơ bản phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”.

Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách là giải pháp có hiệu quả bền vững trong phòng dịch. Ảnh: HL
Tuy nhiên, rất khó để mọi người tuân thủ duy trì khoảng cách 2m nơi công cộng. Ảnh: HL

Tham gia một số lần tuyên truyền tại các làng đồng bào DTTS, tôi thường nhận được thắc mắc: Chúng tôi đeo khẩu trang rồi, có phải giữ khoảng cách nữa không?

Câu trả lời đương nhiến là “có”. Chỉ khẩu trang thôi chưa đủ để ngăn ngừa vi rút, nếu vẫn ngồi sát nhau trò chuyện.

Chúng ta đều biết, bệnh Covid-19 lây nhiễm ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp [qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh], hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi.

Vì vậy, hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người khác và giữ vệ sinh cá nhân là mấu chốt của phòng bệnh.

2m là “khoảng cách tối thiểu” cần duy trì với những người khác ở những nơi công cộng, được xác lập cụ thể trong các văn bản chỉ đạo chống dịch từ Trung ương đến địa phương.

Vì sao lại là 2m? Hãy thử xem các chuyên gia nói gì.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh [Bệnh viện Nhi đồng 1- Thành phố Hồ Chí Minh], một chuyên gia dịch tễ lâu năm nhấn mạnh, do bản chất của vi rút là nằm trong giọt bắn, việc đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa nguồn lây ra bên ngoài; giữ khoảng cách tối thiểu 2m cũng là cách quan trọng để không lây nhiễm vi rút.

Tôi từng đọc một bài báo viện dẫn nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts [Mỹ] để chứng minh cho mức độ an toàn khi giữ khoảng cách tối thiểu 2m trong phòng Covid-19. Theo đó, với giọt bắn mang vi rút, “tầm sát thương”, hay nguy cơ lây nhiễm trong phạm vi dưới 1m là 13%, nhưng từ 2m trở lên chỉ còn dưới 2%.

Dù khoảng cách càng xa càng an toàn, các nhà khoa học thống nhất rằng duy trì 2m là tối ưu, vừa giữ được sự kết nối xã hội [cho phép cuộc nói chuyện không cần quá to mà người kia vẫn nghe được], vừa đáp ứng yêu cầu phòng dịch.

Như vậy, câu trả lời đã rõ, với khoảng cách này [tối thiểu 2m] sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn từ đường hô hấp tạo ra khi ho hoặc hắt hơi.

Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy, rất khó để làm cho mỗi người ý thức được và luôn tuân thủ duy trì khoảng cách vật lý 2m với người xung quanh tại nơi công cộng.

Sau thời gian dài im ắng, những quán cà phê vỉa hè đã đông khách trở lại, bàn kê sát nhau, mỗi bàn 3-4 người ngồi, cười nói tưng bừng; một số quán, người bán không đeo khẩu trang. Nhiều quán nhậu ở đường Trần Văn Hai, Đào Duy Từ, Thi Sách, Bà Triệu… đông nghẹt khách. Mà đã nhậu, thì sao có thể đeo khẩu trang, có thể giữ khoảng cách?

Không chỉ ở quán xá, hay chợ, công viên, mà ngay cả ở các cơ quan, công sở nhà nước, các cuộc họp hành, hội nghị cũng vậy.

Trong một bài viết trước đây, tôi đã đề cập đến lo lắng của mình khi chứng kiến một số hội nghị của các ngành, địa phương. Dù là họp trực tuyến, mọi người đều đeo khẩu trang, nhưng lại ngồi gần, thậm chí sát nhau; một số người đeo khẩu trang không đúng cách, như để hở mũi chẳng hạn.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, khẩu trang và xa nhau 2m luôn là giải pháp có hiệu quả bền vững trong phòng dịch, kể cả khi cộng đồng được phủ vắc xin.

Và công tác tuyên truyền, vận động vẫn cần được đẩy mạnh. Tất nhiên, những người làm nhiệm vụ tuyên truyền càng phải làm gương. Ngay từ giữ khoảng cách khi tuyên truyền.

Tất nhiên, việc kiểm soát thành công sự lây lan của vi rút không chỉ được quyết định bởi việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Nó đòi hỏi việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp đồng thời, cái này hỗ trợ cái kia để đạt hiệu quả tối đa. Khẩu trang và giãn cách quan trọng nhất, song cũng chưa đủ nếu ta không thường xuyên rửa tay và vệ sinh các bề mặt, vật thể nhiều xúc chạm, như tay nắm cửa, mặt bàn, đồ dùng.

Vẫn biết việc duy trì khoảng cách đôi khi bất tiện, nhưng đó không phải là lý do để chúng ta bỏ qua quy định, phớt lờ cảnh báo nguy cơ lây truyền dịch bệnh.

Đeo khẩu trang và cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu 2m trong khi giao tiếp ở bất cứ hoàn cảnh nào là điều tôi luôn “ép” mình tuân thủ trong suốt gần 2 năm qua.

Và tôi tin, giữ khoảng cách vẫn sẽ giúp mình “thích ứng” và “an toàn” trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.

Hồng Lam

Video liên quan

Chủ Đề