6 nguyên tắc vàng trong công việc kỹ thuật dịch vụ là gì

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh bạn cần phải tuân thủ rất nhiều các quy tắc. Và giao tiếp là một trong những khía cạnh cần phải đặc biệt chú ý . Các cuộc giao dịch có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào cách giao tiếp .

6 nguyên tắc giao tiếp cơ bản trong bán hàng mà mỗi sale đều phải ghi nhớ

Luôn luôn lắng nghe

"Bán hàng gồm 60% lắng nghe và 40% giao tiếp" - Có lẽ bạn đã từng nghe tới câu thoại này rồi đúng không?

Hãy lắng nghe khách hàng của bạn

Thực ra, không chỉ bán hàng mà câu này đúng cả trong các tình huống giao tiếp nói chung trong đời sống hàng ngày. Bạn cần phải nhớ rằng: bán hàng là việc tìm ra cách giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, vì vậy bạn không thể làm việc này nếu như bạn bạn chỉ luôn miệng nói, ba hoa về sản phẩm của mình bất chấp tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn thật sự của khách hàng.

Lắng nghe ý kiến của người khác, điều này giúp chúng ta hiểu ý muốn của khách hàng và cải thiện dịch vụ… của chúng ta trong tương lai.

Khi bạn lắng nghe ai đó, họ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng, thừa nhận từ phía bạn. Khách hàng sẽ thấy sự thoải mái, dễ chịu bởi sự chân thành từ chính bạn

Nhớ tên khách hàng

Việc nhớ và xưng hô bằng tên riêng với khách hàng khiến họ nhận ra rằng bạn đang nhìn nhận họ với tư cách 1 cá nhân chứ không phải là đối tượng khách hàng chung chung , từ đó thể hiện sự tôn trọng với họ.

Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách quá thường xuyên bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc kết thúc cuộc hội thoại. Rất nhiều nhân viên kinh doanh gặp phải lỗi này, cả buổi nói chuyện trực tiếp đều chỉ có gọi thẳng tên khách hàng, điều này khiến họ không thoải mái và thấy dường như bạn cố ý như vậy.

Nụ cười từ trái tim

Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm và tin tưởng vào bạn hơn. Hãy nhớ: chả ai thích nhìn một khuôn mặt cau có cả!

Duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khuôn mặt dường như là cái gì đó hơi rập khuôn. Tuy nhiên nếu bạn muốn khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn, hãy thực hiện nó với một nụ cười chân thật.

Hãy nở nụ cười nhiệt tình, chân thành

Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng và tôn trọng họ

Họ biết rằng công ty bạn có nhiều khác hàng, bởi vậy phải khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng hơn cả .

Không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể.

Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.

Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói.

Kiên định quan điểm

Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình.

Khi khách hàng phản hồi, không nên ganh đua, đúng sai với họ, nhưng không có nghĩa là bạn không có quan điểm. Lắng nghe, ghi nhận là bước đầu, nhưng sau đó hãy đưa ra quan điểm cho chính mình. Nhưng phải nhớ là thật khéo léo, đừng biến cuộc nói chuyện trở thành cuộc hơn đua đúng sai.

Hãy thể hiện quan điểm khéo léo

Hiểu khách hàng và có những lời khuyên hợp lý

Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác.Những điểm tương quan về sở thích, thói quen ...sẽ là một lợi điểm để bạn dễ dàng trò chuyện với khách hàng.

Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn. Điều này có thể sẽ rất khó thực hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó.

Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”Một cách khá khả thi là...” hoặc ”Có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó".

Hãy luôn ghi nhớ và áp dụng những nguyên tắc trên, nó sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc kinh doanh của mình !

Dù phụ trách ở vị trí nào, tinh thần phối hợp, làm việc nhóm là một kỹ năng cần có ở tất cả nhân viên. Không chỉ hỗ trợ đồng nghiệp trong phòng ban mình, nếu cần thiết, để công việc được suôn sẻ và nhân sự ở các bộ phận khác cần giúp đỡ, bạn cũng nên sẵn sàng. Sự hợp tác, chia sẻ những khó khăn trong công việc là những điều mà nhân viên khách sạn cần thể hiện trong quá trình làm việc.

2. Phục vụ khách hàng vượt hơn cả sự mong đợi

Bất cứ khách hàng nào đến khách sạn cũng đều mong muốn nhận được dịch vụ tốt nhất. Và cách để nhân viên tạo được sự ấn tượng với khách là hãy phục vụ vượt hơn sự mong đợi của khách. Bạn đừng nghĩ mình phải làm điều gì đó thật to tát mới làm khách hài lòng. Chẳng hạn khi khách hỏi đường, thay vì chỉ trả lời bằng miệng, bạn có thể lấy giấy bút vẽ chỉ đường cẩn thận, chi tiết giúp họ đến được đó dễ dàng nhất.

3. Đặt cái tôi sang một bên

Làm việc trong ngành dịch vụ, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều khách hàng có tính cách khác nhau, và chắc chắn sẽ khó tránh việc gặp những vị khách khó tính, luôn tìm những điều nhỏ nhặt để bắt lỗi, phàn nàn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ ngành dịch vụ luôn xem “khách hàng là thượng đế”; và nếu gặp phải tình huống trên, bạn cần bỏ cái tôi mình sang một bên, đừng tranh cãi với khách. Hãy nói năng nhẹ nhàng, giải thích rõ ràng, khúc chiết những thắc mắc của khách.

4. Không làm những việc mình không biết

Bất cứ hành động nào xuất phát từ sự thiếu hiểu biết đều có thể gây nên những ảnh hưởng, thậm chí để lại hậu quả nghiêm trọng. Với những điều chưa rõ, không biết, bạn nên tham khảo và hỏi qua ý kiến của các đồng nghiệp chuyên trách, hoặc thông qua sếp để chỉ đạo.

5. Đừng sợ làm sai

Không ngừng sáng tạo để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn là điều nên khuyến khích nhân viên khách sạn phát huy

Đừng sợ làm sai ở đây bạn nên hiểu là việc sáng tạo, sẵn sàng thay đổi để tạo ra những cải tiến, những cái mới để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Tất nhiên, bạn cũng nên nhớ những điều bạn làm cần phải dựa trên “cái lý” nhất định. Hãy trình bày những lý lẽ hợp lý để thuyết phục sếp cho bạn thực hiện những sáng tạo đó, và biết đâu được, những điều mới mẻ này sẽ thổi làn gió mới và mang lại hiệu quả cao.

Không một ai sinh ra đã có sẵn tố chất thành công hay thất bại, mà đó là cả một quá trình nỗ lực học tập, làm việc và tích luỹ kinh nghiệm. Để đạt được thành công trong công việc, tất cả đều phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Hiểu được điều này, chúng tôi xin chia sẻ 6 nguyên tắc vàng dẫn bước đến với thành công.

Hãy tự nhận thức được giá trị của bản thân. Bạn phải biết được: Mình là ai? Đừng so sánh kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm của bản thân với bất kì ai. Bởi lẽ, mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu và vai trò khác nhau trong công ty, xã hội. Cũng đừng quá lo sợ, tự ti hay chán nản khi chỉ mới gặp vài thất bại trong công việc. Hãy xem đó là kinh nghiệm để vượt qua và bước đến những cơ hội thành công khác.

Hãy nhớ rằng: Nếu bạn không cho phép thì sẽ không ai có thể làm bạn cảm thấy mình thất bại. Cũng không ai khác ngoài bạn là người quyết định sự thành công của bản thân.

Nhận thức đúng giá trị của bản thân

Tận dụng mối quan hệ đồng nghiệp

Tận dụng ở đây không có nghĩa là lợi dụng, mà nghĩa là bạn nên thiết lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp với mọi người nơi mình làm việc. Bởi lẽ, mối quan hệ là tài sản vô giá của con người. Không ai trong chúng ta có thể tồn tại đơn lẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có được những mối quan hệ tốt? Điều này được tạo ra từ chính thái độ giao tiếp, ứng xử của bạn. Hãy cởi mở, hoà đồng và chân thành nhìn nhận những ưu điểm cũng đồng nghiệp cũng như giúp đỡ mọi người hợp tác cùng nhau phát triển. Khi cho đi cũng chính là lúc bạn sẽ nhận lại được.

Điều ý nghĩa nhất mà bạn có thể làm với bất kì ai đó là làm cho họ khám phá được của cải, giá trị vô hình của chính bản thân họ - không gì khác đó là điểm mạnh và tài năng của họ.

Đích đến

Thử tưởng tượng: Một người xạ thủ bị bịt mắt, xoay vài vòng và được yêu cầu bắn trúng trái táo đang đặt trên đầu bạn, liệu bạn có can đảm để cho anh ta thực hiện? Câu trả lời tất nhiên là không. Bởi lẽ, chính anh ta còn không biết được vị trí của mình đang đứng đâu thì làm sao có thể xác định được mục tiêu mình cần nhắm bắn. Trong bất cứ việc gì cũng vậy, làm gì cũng cần phải xác định được mục đích của mình. Có không ít người phải thường xuyên gặp thất bại hoặc dù siêng năng cố gắng bao nhiêu cũng không có được cuộc sống sung túc hơn bởi vì họ chỉ đi mà không xác định được đích đến cho bản thân. Do đó, để không bị đánh bại bởi những vấp ngã nhất thời, bạn cần phải thiết lập cho mình những đích đến từ nhỏ nhất đến lớn nhất, từ gần đến xa.

Ý thức, thái độ sống.

Các nhà khoa học đã chỉ ra sự thành công của một cá nhân chỉ đến từ 15% hiểu biết, 85% còn lại được quyết định ý thức, thái độ. Bạn có hăng say, yêu thích công việc mình đang làm? Bạn có muốn cống hiến tài năng của mình cho công ty? Bạn có thật sự tôn trọng và hoà đồng với mọi người xung quanh? Bạn có hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình không? Hãy loại bỏ hết những suy nghĩ bi quan và hình thành cho mình lối sống tích cực. Vì chính điều này sẽ góp phần không nhỏ dẫn bạn đến thành công.

Làm việc hăng say, thành công theo bước bạn

Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần xác định được đích đến là đã đến nơi. Nếu như bạn không hành động và cố gắng hết mình thì đó vẫn chỉ là ước mơ mà bạn nghĩ ra thôi. Trong khi mọi người đang vui chơi, bạn hãy học hỏi và hăng say, chăm chỉ làm việc với sự nhiệt huyết. Thành công sẽ sớm đến với bạn.

Làm việc hết mình chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt

Khao khát

Trên con đường đi đến thành công, bạn chắc chắn sẽ gặp không ít trở ngại. Nhưng khao khát sẽ là một động lực to lớn giúp bạn vượt qua tất cả. Hãy cứ mơ ước và khao khát từ trong chính con tim của mình. Bởi lẽ, không có nó bạn sẽ dễ dàng bị hạ gục bởi những trở ngại trên bất cứ con đường nào bạn muốn đi.

Ai trong chúng ta cũng chỉ được một lần sống, vì vậy hãy sống và cống hiến hết mình cho xã hội. Hãy có mơ ước, khao khát, xác định được đích đến và bắt đầu hành động ngay bây giờ để con đường đến với thành công của bạn sẽ không còn xa vời.

Video liên quan

Chủ Đề