A70 là gì

Cuối tháng 4/2015, có 18 nữ chiến sĩ dân quân Lào Cai được tuyển chọn đi thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt - chuẩn bị cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 [gọi tắt là nhiệm vụ A70]. Trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ, giờ đây nhắc đến nhiệm vụ A70, trong lòng họ lại dâng lên nhiều cung bậc cảm xúc.

Khổ luyện trên thao trường

Vượt qua những vòng tuyển chọn khắt khe, cô dân quân nhỏ nhắn Hoàng Thị Hậu, dân tộc Tày, xã Nghĩa Đô [Bảo Yên] là 1 trong 18 nữ dân quân Lào Cai được đứng trong đội hình Khối nữ dân quân các dân tộc Việt Nam tham gia diễu hành kỷ niệm ngày lễ trọng đại của dân tộc. Dù đã tham gia tập luyện dân quân tại địa phương, vẫn những động tác quen thuộc ấy, nhưng khi vào huấn luyện với yêu cầu cao hơn, Hậu mới thực sự cảm thấy những khó khăn trong quá trình rèn điều lệnh đội ngũ. Hậu cho biết: “Trong đội dân quân của xã Nghĩa Đô, chỉ có 3 nữ dân quân, nên khi tập luyện luôn được cán bộ chỉ huy ưu ái cho tập mức độ nhẹ nhàng hơn, vì thế em thực sự bị ngợp khi tham gia tập luyện phục vụ lễ kỷ niệm”.

Bắt đầu luyện tập từ những ngày đầu tháng 5, nhiệt độ có lúc lên đến gần 40°C, mồ hôi luôn ướt đẫm lưng. “Ai cũng rám nắng, đen nhẻm, càng những lúc nắng nhất thì chỉ huy lại yêu cầu tập đứng nghiêm nhiều nhất để tăng khả năng chịu đựng, nhiều bạn không chịu nổi nắng nóng, bị ngất trong lúc tập luyện” - Hậu kể.

Bàn Thị Lan [áo đỏ] trong đội hình Khối nữ dân quân các dân tộc Việt Nam diễu hành trên Quảng trường Ba Đình.

Vất vả là thế, nhưng cô dân quân nhỏ nhắn này chưa một lần phải xin nghỉ vì mệt, bởi trong lòng luôn tự dặn mình phải cố gắng, cố gắng hơn nữa. “Có lần em tập sai động tác, bị chỉ huy yêu cầu tập một mình, đến khi đúng mới thôi. Sau lần ấy, em càng cố gắng hơn và chẳng bao giờ còn bị nhắc nhở nữa” - Hậu nhớ lại.

Đầu tháng 5/2015, khi được triệu tập đi huấn luyện, nữ dân quân Hoàng Thị Vân, dân tộc Giáy, xã Mường Vi [Bát Xát] đã hứa với bố rằng: “Con sẽ cố gắng chịu đựng gian khổ để được đứng trong đội hình diễu hành qua Lăng Bác”. Nhưng ngay những ngày đầu, cô đã “phát hoảng” với những bài tập luyện dưới cái nắng bỏng rát. Thời gian tập luyện được duy trì nghiêm ngặt, buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ và chỉ nghỉ giải lao 15 phút mỗi buổi. Bài tập ke chân, ke tay và tập đi đều chậm cho đúng cữ khiến Vân có lúc nản, nhưng nghĩ “nếu không chăm chỉ tập luyện, bị trả về thì xấu hổ lắm”, nên cô quyết tâm thực hiện bằng được.

Hết 2 tháng tập luyện tại Quân khu 2, các khối di chuyển xuống tập luyện tại thị xã Sơn Tây [thành phố Hà Nội], lúc này cô dân quân Hoàng Thị Vân thấy mình vững vàng hơn nhiều. Vẫn những bài tập dưới trời nắng gắt, nhưng tiếng nhạc bài “Tiến bước dưới quân kỳ” khiến Vân cảm thấy phấn chấn, tự tin, mạnh mẽ hơn khi thực hiện từng động tác. 

Không giống như Hoàng Thị Hậu và Hoàng Thị Vân, cô dân quân người Dao Bàn Thị Lan, xã Phong Niên [Bảo Thắng] là nữ dân quân cuối cùng của Lào Cai được chọn đi thực hiện nhiệm vụ A70 để bù cho quân số không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe sau những ngày đầu tập luyện. Tập trung muộn hơn 1 tháng so với các thành viên khác trong khối, nên Lan được biên chế xuống Trung đội 4, nơi các thành viên tập “đuối” nhất và được kèm cặp tập luyện với chế độ đặc biệt để nhanh chóng bắt kịp các thành viên khác. “Lúc ở nhà được thông báo đi tập luyện, em vừa mừng lại vừa lo, vì không biết mình có theo nổi không” - Lan cho biết.

Chính những lo lắng ấy lại khiến Lan càng thêm quyết tâm khi tập từng động tác. Sau mỗi buổi tập, chỉ huy đơn vị rút kinh nghiệm, góp ý cho từng người những động tác chưa đúng, chưa đẹp, Lan cố gắng ghi nhớ, buổi tối tranh thủ tập thêm để sửa sai. Những động tác ke chân, ke tay, đứng nghiêm không hề làm khó Lan và cô nhanh chóng thể hiện sự vượt trội của mình ở Trung đội 4. Thấy vóc dáng, động tác của Lan đều, đẹp, chỉ sau vài tuần tập luyện, chỉ huy đơn vị đã đưa Lan lên hàng đầu tiên của Trung đội 1 và Lan giữ luôn vị trí trong hàng đầu tiên của khối nữ dân quân các dân tộc trong ngày diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Khắc phục những khó khăn trong quá trình tập luyện, những nữ dân quân Lào Cai đều quyết tâm cao. “Trong những giờ sinh hoạt tập trung buổi tối, các bạn đến từ Lào Cai lại có thời gian ngồi trò chuyện, tâm sự và cùng động viên nhau cố gắng tập luyện. Có bạn khi tập bị ngất, nhưng khi vừa mới hồi sức đã xin ra tập ngay. Nhiều lúc tập mệt, dù thở không ra hơi, nhưng ai cũng tự nhắc nhở mình phải nỗ lực” - Lan cho biết.

Vinh dự, tự hào

Trong những ngày cuối cùng của khóa huấn luyện, chỉ huy đơn vị chốt danh sách khối tham gia diễu hành, nhiều nữ dân quân bật khóc khi biết mình chỉ được đứng trong đội hình dự bị. Điều đặc biệt là cả 18 nữ dân quân Lào Cai tham gia tập luyện đều vinh dự được đứng trong đội hình diễu hành qua Quảng trường Ba Đình trong ngày Quốc khánh.

Biết mình được chọn tham gia khối diễu hành, Hoàng Thị Hậu vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Gia đình Hậu tự hào lắm, bố mẹ cô thường xuyên gọi điện động viên cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ. “Bố mẹ em đi đâu cũng khoe họ hàng, bà con trong xóm nhớ xem tường thuật trực tiếp trên truyền hình” - Hậu kể.

Niềm tự hào được đứng trong đội hình diễu hành kỷ niệm ngày đại lễ của đất nước cũng chính là động lực giúp cho Hoàng Thị Vân vượt qua khó khăn. Càng gần đến ngày mít tinh, Vân càng tự dặn mình phải nỗ lực hơn. Còn với cô dân quân Bàn Thị Lan thì niềm vinh dự ấy khó tả hết thành lời. Không chỉ được đứng hàng đầu trong khối diễu hành, Lan còn là người hô khẩu lệnh thay trưởng khối để cả khối hát và chào khi diễu hành. Kết thúc nhiệm vụ, Lan là nữ dân quân duy nhất của Lào Cai được Chính ủy Quân khu 2 tặng Giấy khen vì hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với các nữ dân quân, có lẽ thời điểm hồi hộp nhất là trước hôm diễn ra lễ mít tinh. Đêm 1/9/2015, sau buổi tổng duyệt dưới cơn mưa tầm tã, cả khối được đi ngủ sớm để 2h ngày 2/9/2015 hành quân ra quảng trường, nhưng cả Hậu, Vân, Lan và các bạn trong khối hồi hộp không ngủ được, ai cũng mong trời sáng thật nhanh để chào đón giây phút mừng ngày Tết Độc lập. Sáng mồng 2/9/2015, khi tiến qua lễ đài, trong lòng họ dâng lên những cảm xúc khó tả. Trên truyền hình, những thiếu nữ tươi tắn trong trang phục 54 dân tộc anh em với những động tác nhanh, mạnh, dứt khoát được nhiều người nhớ tới. Chỉ 15 phút diễu hành qua lễ đài và vài giây thoáng qua trên truyền hình, nhưng đó là kết quả của 4 tháng luyện rèn, thử thách cao độ về cả thể chất lẫn ý chí.

Trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ A70, cả Hoàng Thị Hậu, Hoàng Thị Vân và Bàn Thị Lan đều không thể quên được những kỷ niệm đẹp trong những ngày huấn luyện, đặc biệt là giờ phút được đi trên Quảng trường Ba Đình thiêng liêng và những con phố rợp cờ hoa của thủ đô Hà Nội. Tâm sự với chúng tôi, 3 nữ dân quân cho biết, mỗi lúc xem ti vi hoặc nghe đài thấy bài “Tiến bước dưới Quân kỳ” vang lên là trống ngực đập liên hồi và đôi chân như muốn bước đi theo nhịp bài hát.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sốngLuật Biên phòng Việt Nam

Thứ tư, 27/05/2015 10:02 GMT+7

Biên phòng - Hai giờ chiều, theo chân Đoàn kiểm tra của Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, chúng tôi đến thăm và tận mắt chứng kiến buổi tập luyện của cán bộ, chiến sĩ BĐBP chuẩn bị cho lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 [gọi tắt là lực lượng thực hiện nhiệm vụ A70]. Dưới cái nắng gắt như thiêu đốt, trên thao trường đất đỏ Sơn Tây [Hà Nội], từng khối cán bộ, chiến sĩ vẫn hăng say tập luyện. Đây đã là tuần thứ 3, ngày nào cũng vậy, các anh không quản ngại thời tiết khắc nghiệt, khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thượng úy, giáo viên Nguyễn Túy Khải ân cần chỉnh từng động tác cho các học viên.
Theo Đại tá Trịnh Hoàng Hiệp, Phó Tham mưu trưởng BĐBP, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TM, ngày 9-4-2015 của Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam về việc tổ chức và huấn luyện lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Bộ Tham mưu BĐBP đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Học viện Biên phòng và các đơn vị, tuyển chọn đúng, đủ số lượng từ các đơn vị và bắt đầu tập luyện tại Học viện Biên phòng từ ngày 4-5-2015. Đến nay, lực lượng tham gia A70 đã trải qua 3 tuần tập luyện và đạt kết quả rất tốt. Tranh thủ giờ giải lao ngắn ngủi, Thượng úy Nguyễn Túy Khải, giảng viên Khoa Vũ thuật đặc nhiệm, phụ trách huấn luyện cho các học viên, đưa tay lau vội mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt đỏ ửng vì nắng cháy, anh vui vẻ chia sẻ: Tôi được phân công vào tổ giáo viên huấn luyện cho khối diễu binh học viên đào tạo sĩ quan Biên phòng. Đội ngũ này hiện là học viên năm cuối của Học viện, vốn được rèn luyện thường xuyên, song luyện tập A70 thì vất vả hơn gấp bội. Các em xác định rất rõ nhiệm vụ và sức nặng của giáo án tập luyện, nên tất cả đều cố gắng vượt lên trên mọi trở ngại. Với tình hình thời tiết hiện tại, dưới cái nắng rát bỏng hẳn ai cũng biết, nhưng vẫn duy trì thời gian tập luyện nghiêm ngặt [buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ và chỉ nghỉ giải lao 15 phút mỗi buổi]. Điều đáng mừng là, sau 3 tuần tập luyện, các em đã thích ứng rất tốt với giáo án đưa ra. Tổ giáo viên chúng tôi sẽ cố gắng cùng các học viên vượt lên trên tất cả vì “màu cờ sắc áo” của lực lượng. Còn với Hạ sĩ Trần Hoành Tánh, đến từ miền quê Sóc Trăng xa xôi, hiện là học viên Đại đội 23, Tiểu đoàn 2, Học viện Biên phòng, dù thấm mệt, em vẫn hồ hởi: Với học viên bọn em, việc rèn luyện là thường xuyên, nhưng với giáo án tập trong đội hình A70 thì khó khăn và vất vả hơn nhiều. Những ngày đầu tiên em thấy khá oải, nhưng em xác định đây là niềm vinh dự lớn nên khó khăn nào cũng phải vượt qua để được đứng trong đội hình diễu binh kỷ niệm ngày đại lễ của đất nước. Sau những ngày tập luyện mệt nhọc, buổi tối, các khối thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ nên tinh thần rất thoải mái.

Tương tự, Trung sĩ Tô Văn Cương, học viên đến từ quê hương Bác Hồ, có thân hình săn chắc, khuôn mặt đen sạm, mồ hôi ướt sũng bộ quân phục, do em vừa trải qua 75 phút huấn luyện trong đội hình khối. Uống vội cốc nước mát, em tâm sự: Khó, vất vả, cực hơn huấn luyện bình thường gấp bội anh à. Song bù lại, em rất tự hào vì được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia lực lượng A70. Với chúng em, điều đơn giản là khi đã nhận nhiệm vụ thì phải hoàn thành thật tốt. Giống như những học viên khác, với Trung sĩ Cương, khó khăn lớn nhất là thời tiết quá khắc nghiệt và thời gian dài phải đi, đứng trong đội hình khối... Khi tôi hỏi vui, liệu có vượt qua được không? Trung sĩ Tô Văn Cương cười rất tươi: Chắc chắn rồi anh. Chúng em luôn tự hào vì mình là lính Biên phòng và sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ luyện tập A70.

Your browser does not support the video tag.

Video liên quan

Chủ Đề