Shophouse có nghĩa là gì

    Khái niệm "shophouse" hiện chưa có trên bất kỳ văn bản luật nào của Việt Nam. 

  •  Vậy shophouse là gì? 
  •  Tại sao shophouse lại chỉ được sở hữu 50 năm? 
  •  Hết thời gian 50 năm thì tài sản đó thuộc về ai? 
  •  Shophouse có ăn được không?

Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời với sự trợ giúp của các chuyên gia bất động sản và luật sư, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực luật đất đai. 

I/ Shophouse là gì?

     Thực ra shophouse đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, những nhà mặt tiền hiện nay hầu như đều là một căn shophouse. Khái niệm shophouse xuất phát từ nước ngoài khi ở đó, nhà ở và cửa hàng kinh doanh được tách biệt rõ ràng và giấy phép được cấp khi mở một cửa hàng hay cơ sở kinh doanh rất phức tạp. Shophouse trong tiếng anh được ghép từ "shop" có nghĩa là cửa hàng và "house" có nghĩa là nhà ở. Vậy shophouse đơn giản là bất động sản kết hợp giữa việc ở và kinh doanh.

     Tuy nhiên, shophouse ở Việt Nam thường được hiểu là căn hộ khối đế trong toà nhà chung cư hoặc nhà phố thấp tầng mặt tiền đường.

a] Shophouse nhà phố thấp tầng

Là những căn nhà mặt tiền đường, có thể tận dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán.     

   Một số nhà đầu tư khi bán nhà liền kề, biệt thự đã đưa khái niệm shophouse vào những sản phẩm này. Thực chất đây chỉ là hành động "rắc muối", "tô vẽ" cho sản phẩm để bán với giá "cứa cổ". Bộ Xây dựng khẳng định: “Khái niệm shophouse chưa được đề cập và chưa có quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư”.

b] Shophouse khối đế chung cư

Là những căn nằm phía dưới toà nhà chung cư, văn phòng có thể kinh doanh, buôn bán.

     Một lần nữa khái niệm shophouse lại được sử dụng ở đây. Thực chất, trong văn bản pháp luật nó được hiểu là nhà ở kết hợp thương mại, kinh doanh dịch vụ. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126 Luật Đất Đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm [trong khu kinh tế và các điều kiện khác không quá 70 năm]. Hơn thế nữa, vào thời điểm chúng tôi viết bài này [T9/2019], shophouse chân đế chung cư chỉ được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại, không được công nhận để ở và chúng ta không thể đăng ký tạm trú, thường trú tại đây. Thực tế chúng tôi đã bán những căn shophouse được sở hữu vĩnh viễn nhưng thực chất đây là căn hộ tầng trệt và đối với loại shophouse này thì chúng ta lại không thể đăng ký kinh doanh tại đây. 

II/ Tại sao shophouse lại chỉ được sở hữu 50 năm?

     Ở đây chúng ta chỉ cần xét đến shophouse chân đế chung cư vì shophouse nhà phố thấp tầng kia đơn giản chỉ là nhà liền kề. Việc này xuất phát từ việc tránh phân biệt đối xử giữa đơn vị nước ngoài kinh doanh thương mại tại Việt Nam [ thời hạn hoạt động của dự án đầu tư không quá 70 năm]. Và cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại với thời hạn không quá 50 năm.

     Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126 Luật Đất Đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm [trong khu kinh tế và các điều kiện khác không quá 70 năm].  Trong trường hợp khi người Việt Nam chúng ta mua, thuê mua, nhận chuyển nhượng phần shophouse này thuộc chung cư được xây dựng theo dự án kinh doanh nhà ở thì chúng ta vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và công trình khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, do có mục đích kinh doanh, thương mại dịch vụ nên phần công trình này sẽ không được xác định với mục đích lâu dài như đối với người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, mà chỉ được quyền sở hữu công trình, quyền sử dụng đất theo thời hạn giao đất cho chủ đầu tư, theo thời hạn thực hiện dự án.

III/ Hết thời hạn 50 năm thì shophouse chân đế chung cư của chúng ta sẽ thuộc về ai?

     Theo quy định của pháp luật, khi hết thời hạn 50 năm, nhà ở kết hợp thương mại, kinh doanh dịch vụ sẽ thuộc về chủ sở hữu đầu tiên khi cấp phép dự án. Tức là tài sản đó sẽ thuộc chủ đầu tư hoặc nhà nước đối với đất được giao có thời hạn.

IV/ Shophouse chân đế chung cư có "ăn" được không?

     Hiện nay shophouse được bán với đơn giá tính theo m2 cao hơn khá nhiều so với căn hộ chung cư thông thường. Vì vậy chúng ta cần tính toán kỹ khoản vốn đầu tư và lợi nhuận thu về hàng tháng. Shophouse cần phải có số lượng dân cư nội khu ít nhất từ 1000 - 1500 người để đảm bảo có thể kinh doanh tốt, có chỗ để xe cho khách hàng, có dịch vụ thu hút dân cư ngoại khu. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý đến những thiết bị được bàn giao đi kèm shophouse như thiết bị vệ sinh, sơn tường, hệ thống chiếu sáng... Shophouse có lợi thế hơn căn hộ trong một khu dân cư mới vì khi khu vực sầm uất hơn, shophouse sẽ được hưởng lợi thế trực tiếp về doanh thu từ số lượng dân cư xung quanh. Trong khi đó, đa phần người dân sở hữu căn hộ sẽ mong muốn có không gian xung quanh yên tĩnh. 

     8 nhóm khách hàng nên mua và sở hữu shophouse:

1. Người lớn tuổi, có số vốn nhất định, muốn một kênh đầu tư lâu dài, có dòng tiền cho thuê ổn định.

2. Nhà đầu tư muốn thêm một kênh an toàn, tránh " bỏ hết trứng vào một rỏ" ngoài các kênh như vàng, ngoại tệ, chứng khoán,gửi tiết kiệm ngân hàng...

3. Cá nhân hoặc gia đình muốn có nhà phố hoặc chung cư để cho thuê nhưng muốn giá thuê cao hơn.

4. Cha mẹ muốn dành một khoản đầu tư lâu dài cho con cái khi trưởng thành.

5. Cá nhân, tổ chức cần mặt bằng tốt để kinh doanh cafe, fastfood, các dịch vụ cao cấp.

6. Gia đình, cá nhân cần nơi vừa có thể ở, vừa có thể kinh doanh.

7. Người cần môi trường sống, tiện ích tại các chung cư nhưng không muốn ở tầng cao.

8. Người chuyên đâù tư "BĐS dòng tiền"

    Hi vọng qua bài viết anh chị có thể nhận thêm thông tin về sản phẩm shophouse đang được đăng bán trên thị trường. 

Để anh chị và các bạn có thể nắm rõ về: - Ứng dụng pháp luật để có giao dịch nhà đất an toàn - Tình huống lách luật, lách thuế tiết kiệm hàng trăm triệu mà vẫn hợp pháp - Đánh giá một bất động sản tốt và đủ điều kiện mua bán, đầu tư có lãi

Hãy tham khảo ngay khoá học dưới đây với giá chỉ 192K thay vì 600K như thường lệ, tức chỉ 10K/ngày trong 1 tháng học.


//bit.ly/phaplynhadat

Bấm để học thử miễn phí

 

Shophouse Q12  The Park Land thuộc dự án Hiệp Thành City

Xin cám ơn các đơn vị đã cung cấp tư liệu:

- Thư viện pháp luật

- Báo Người Đưa Tin

- Báo Đời Sống Và Pháp Luật

- Công ty Luật Dương Gia - Hotline: 19006568

Hãy gọi cho tôi, Thăng Dự Án - 0982286486 

     Cám ơn quý khách đã quan tâm đến những dự án mà chúng tôi là chủ đầu tư, nhà phát triển và phân phối! 

Nghiêm Quang Thăng - Ban phân phối dự án Hiệp Thành City - Công ty Xây Dựng & Thương Mại 12.

SĐT : 0982286486 Zalo,viber. Thông tin cá nhân : //nghiemquangthang   

Hãy bình luận

* Có Thể Quý Khách Quan Tâm


 QUY ĐỊNH VỀ SỐ TẦNG ĐƯỢC PHÉP XÂY DỰNG TẠI TP HCM

 Câu chuyện mua căn nhà đầu tiên

 3 sai lầm "chết người" khi mua nhà đất

 5 LÝ DO CHỌN MUA HT PEARL CỦA CÁC GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI

Shophouse đang là xu hướng đầu tư hấp dẫn trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn shophouse và nhà liền kề - loại hình có một số điểm tương đồng với shophouse. Bài viết này sẽ giúp khách hàng phân biệt rõ ràng hai loại hình này. 

Sự khác biệt giữa căn hộ Penthouse và Duplex không phải ai cũng biết

Shophouse

Shophouse là loại nhà ở liền kề, được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch được duyệt. Shophouse còn được gọi là nhà phố thương mại. Hiểu một cách đơn giản shophouse là hình thức căn hộ kết hợp với cửa hàng thương mại. Mặc dù loại hình shophouse chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu nhưng chúng lại nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư và người tiêu dùng.

Ưu điểm của shophouse

Ưu điểm lớn nhất của shophouse là tích hợp được 2 chức năng: vừa để ở, vừa để kinh doanh. Thay vì phải mất tiền thuê mặt bằng kinh doanh, vừa phải mất tiền thuê/mua nhà thì chỉ cần shophouse, mua 1 được 2. 

Hầu hết các căn shophouse đều có thiết kế đẹp, đáp ứng được nhu cầu ở, kinh doanh hoặc cho thuê kinh doanh. Shophouse được xây dựng từ 2 tầng trở lên, tầng trệt được thiết kế để kinh doanh, từ tầng 2 trở lên được thiết kế phục vụ sinh hoạt gia đình.

Shophouse Flamingo Đại Lải | dự án đáng đầu tư nhất hiện nay

Ưu điểm 2: Shophouse luôn có vị trí đắc địa

Chính bởi mục đích của shophouse là vừa kinh doanh, vừa ở nên chủ đầu tư luôn ưu tiên cho shophouse vị trí đẹp. Tại đây có giao thông thuận tiện, mặt đường đông đúc. Vị trí của shophouse có thể đặt ở trục đường lớn hoặc đặt ngay dưới chân các tòa nhà sang trọng.

Ưu điểm 3: Tính thanh khoản cao

Trong các chung cư hay khu dân cư hiện nay thì số lượng shophouse khá ít, thậm chí chỉ có một vài dự án hiện nay có shophouse. Theo một thống kê gần đây thì số lượng nhà phố thương mại chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, đối với các dự án lớn hơn như khu đô thị thì số lượng shophouse chiếm khoảng 5%. Cũng chính nhờ số lượng hạn chế nên shophouse có tính thanh khoản cao. Các nhà đầu tư dễ dàng mua đi bán lại hoặc đầu tư cho thuê để kinh doanh và nhanh chóng.

Nhược điểm của shophouse

Với nhiều ưu điểm vượt trội, shophouse đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía nhà đầu tư. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

Giá thành cao

Vì có vị trí đắc địa nhất trong các chung cư cùng với số lượng ít ỏi trong khi nhu cầu mua sắm ngày càng tăng đã đẩy giá bán của shophouse cao hơn so với các căn hộ cùng tòa nhà. 

Phụ thuộc vào cộng đồng dân cư

Một yếu tố quan trọng nhất để shophouse có thể kinh doanh thành công chính là cộng đồng dân cư sinh sống. Các shophouse tọa lạc tại các dự án đông dân cư sinh sống thì sẽ mang lại khả năng sinh lợi cao.

Nếu dự án của chủ đầu tư có được vị trí tốt, không chỉ có sức hấp dẫn với cư dân sống tại dự án mà còn thu hút nhiều khách hàng bên ngoài, thì việc kinh doanh của bạn sẽ thành công hơn. Ngược lại, nếu khu dân cư thưa thớt và chưa hình thành thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trước khi đầu tư vào shophouse, ngoài chất lượng, dịch vụ thì các nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu về cộng đồng dân cư tại dự án mà mình sắp mua.

Thời gian sở hữu ngắn

Thường thì một căn shophouse sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy vậy, hiện nay sổ đỏ bị giới hạn trong vòng 50, 70 năm theo chính sách của từng địa phương cấp phép kinh doanh. 

Nhà/Biệt thự liền kề

Biệt thự liền kề là những ngôi nhà, những căn biệt thự được xây dựng liền kề nhau, và có thiết kế giống nhau về mặt kiến trúc. Thông thường nhà liền kề chỉ có 2 mặt thoáng gồm mặt trước và mặt sau nhà, hai mặt còn lại giáp với ngôi nhà bên cạnh. Trong nhiều trường hợp, những căn biệt thự liền kề chỉ có một mặt thoáng phía trước.

So với những loại hình nhà ở khác như đơn lập hay biệt thự song lập hoặc nhà vườn, biệt thự liền kề có diện tích lô đất nhỏ hơn. Và nó cũng thường được xây dựng tại các khu đô thị lớn, được quy hoạch giống nhau về mặt kiến trúc. Xét về thiết kế, những căn biệt thự liền kề thường được xây dựng từ 2 đến 4 tầng, trong đó 3 tầng 1 tum hoặc 2 tầng 1 tum là những loại hình phổ biến nhất.

Ưu điểm của biệt thự liền kề

Biệt thự liền kề có thời gian xây dựng nhanh, chi phí xây dựng thấp, và được thiết kế đồng bộ đẹp mắt, sang trọng theo quy hoạch của chủ đầu tư. Và cũng chính bởi được thiết kế giống nhau về mặt kiến trúc, nên tổng thể của toàn khu sẽ mang một vẻ đẹp hài hòa đồng nhất. Ngoài ra, do thường nằm tại các khu đô thị lớn, nên chủ nhân của những căn liền kề sẽ được yên tâm về mặt an ninh, được sống gần các tiện ích chung của khu đô thị.

Nhược điểm của biệt thự liền kề

Nhà được xây dựng sẵn theo thiết kế của chủ đầu tư. Do đó chủ nhân của nó không thể thay đổi thiết kế được, do đó sẽ thiếu đi tính cá thể, không thể hiện được phong cách riêng của gia chủ. Ngoài ra, hầu hết những căn biệt thự liền kề đều có diện tích vừa phải. Vì vậy với những gia đình cần có một tổ ấm rộng rãi hơn, thì buộc phải chọn sang các loại hình khác như đơn lập, song lập, tứ lập.

Phân biệt Shophouse và nhà liền kề

Điểm giống nhau

Điểm tương đồng lớn nhất của nhà liền kề và shophouse là đều là mẫu căn hộ nhà mới, và có sự giống nhau trong thiết kế. Cả hai đều là những dãy nhà liền kề, tức là những căn nhà xây dựng sát nhau, liên tiếp, không có khoảng trống hay sân vườn ngăn cách nhà - nhà.

Tất nhiên trong thiết kế cũng không phải giống nhau hoàn toàn 100%. Nếu như các căn liền kề được tối ưu cho một không gian sinh hoạt gia đình tiện nghi thì shophouse lại được cân bằng giữa không gian buôn bán và sinh hoạt riêng. 

Sự khác biệt

Shophouse chú trọng đến công năng ngôi nhà là kết hợp giữa an cư và kinh doanh, trong khi đó nhà liền kề chỉ thiết kế phục vụ việc sinh hoạt gia đình.

Vì kết hợp giữa kinh doanh và làm nhà ở nên mặt bằng dưới tầng 1 của shophouse thường được tối ưu hơn, không gian sử dụng nhiều hơn. Nơi ở thường được thiết kế từ tầng 2 trở lên. Mật độ xây dựng thường là 100%.

Shophouse thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị, được quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng không thể thay đổi cấu trúc. Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này làm cho nhà liền kề có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn shophouse như trở thành trụ sở văn phòng, cơ sở đào tạo, kể cả kinh doanh.

Nên đầu tư gì vào thời điểm này?

Shophouse và nhà liền kề đều có nhiều ưu điểm thuận lợi cho việc đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư đang hot nhất hiện nay là đầu tư vào shophouse kinh doanh.

Vì sao nên đầu tư shophouse?

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình shophouse bắt đầu xuất hiện và trở thành sản phẩm được các nhà đầu tư săn đón tại thị trường bất động sản Việt Nam, điều đó được minh chứng bằng việc nhiều dự án ngay từ khi ra mắt đã có sức hút mạnh mẽ.

Với hạ tầng hiện đại tích hợp với nhiều lợi ích, mô hình shophouse đang dần trở thành sự lựa chọn thay thế nhà phố truyền thống/nhà liền kề. Theo phân tích của các chuyên gia quy hoạch, shophouse thường được đặt ở những khu đô thị cao cấp, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng mật độ dân cư lớn. Bên cạnh đó là những lợi thế về vị trí đắc địa, thiết kế thông minh giúp sản phẩm này luôn được các nhà đầu tư để mắt ngay khi dự án mới được công bố.

Shophouse Flamingo Night Street - Cơ hội vàng dành cho các nhà đầu tư

Nằm tại vị trí đẹp nhất trong Resort 5 sao Flamingo Đại Lải - Top 10 Resort đẹp nhất thế giới, phân khu shophouse Night Street thu hút đông đảo nhà đầu tư ngay từ khi mới ra mắt.

Dự án có nhiều ưu thế nổi trội với 100% các căn shophouse đều có 02 mặt tiền thoáng rộng, kế bên là những cung đường khang trang, sạch đẹp. Mỗi căn Shophouse đều có thiết kế hiện đại, sang trọng nhưng vẫn giữ được phong cách xanh huyền thoại của Flamingo Group. Cây xanh được đưa vào thiết kế sân vườn giúp cư dân vẫn được sống gần gũi với thiên nhiên bên cạnh hoạt động kinh doanh thương mại tấp nập của khu phố. Shophouse đặc biệt thích hợp với các hoạt động kinh doanh như kinh doanh thời trang, nhà hàng, spa hay hình rooftop bar, rooftop café đang rất được ưa chuộng.

Shophouse Flamingo Đại Lải | dự án đáng đầu tư nhất hiện nay

Đặc biệt, chủ đầu tư đang cho ra hàng loạt chính mới hấp dẫn, mang đến tối đa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhận ngay 300 triệu quà nội thất, có thể trừ thẳng vào giá bán; Thanh toán sớm 96% nhận chiết khấu tương đương 21%’ Hỗ trợ vay 70% GTBT với LS 0%. Với những ưu đãi tài chính khủng như vậy, nhà đầu tư chỉ cần có 1,5 TỶ là sở hữu ngay shophouse 5 TỶ. Bên cạnh đó, Flamingo Group cũng tự tin CAM KẾT LỢI NHUẬN 25tr/năm trong 2 năm đầu; các năm sau chia sẻ lợi nhuận 80/20 theo chương trình cho thuê. Đây là cơ hội đầu tư chắc thắng mà các nhà đầu tư nhanh nhạy không thể bỏ lỡ.

Shophouse là gì? Liền kề là gì? Đầu tư gì vào thời điểm này | Kinh nghiệm

Video liên quan

Chủ Đề