Bà bầu ngủ trưa nhiều có tốt không

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ngủ bao nhiêu tiếng một ngày tốt cho sức khỏe là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Các mẹ lo ngại rằng ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con, hãy cùng chúng tôi làm rõ điều này ngay trong bài viết dưới đây.

Nội dung

1. Vì sao bà bầu ngủ thường dễ hơn?

Đối với mẹ bầu, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone progesterone, dẫn đến các sự thay đổi lớn của cơ thể. Đây cũng chính là “thủ phạm” khiến các bà bầu luôn cảm thấy buồn ngủ.

Theo thời gian, thai nhi phát triển ngày càng lớn khiến mẹ chịu nhiều áp lực, chẳng hạn như các cơ quan tim, gan, thận và hoạt động trao đổi chất cũng hoạt động nhiều hơn so với lúc bình thường. Điều này dễ gây mệt mỏi và khiến bà bầu ngủ nhanh hơn.

Nhiều bà bầu ngủ nhanh hơn trong thai kỳ

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai có thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày sẽ có nguy cơ sinh mổ lớn hơn 4,5 lần so với những bà bầu ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, quá trình chuyển dạ của thai phụ ngủ không đủ giấc cũng diễn ra lâu và khó khăn hơn so với những người có giấc ngủ đầy đủ.

Do vậy, ngủ đủ giấc mỗi ngày là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

2. Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Chất lượng giấc ngủ có tác dụng đặc biệt lớn đối với mẹ bầu. Bởi vì trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu phải chịu nhiều sức ép lớn, các cơ quan như tim và thận phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường để cung cấp đủ khối lượng máu cần thiết cho cơ thể. 

Ngoài ra, em bé ngày một lớn dần cũng đặt sức ép lên các khớp và cơ của người mẹ. Do đó, mang thai là một nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhưng cũng rất mệt nhọc. Bà bầu cần có một chế độ nghỉ ngơi khoa học để có một thai kỳ an toàn và trọn vẹn.

Bà bầu ngủ một giấc thật chất lượng có tác dụng đặc biệt

Tuy nhiên, nhiều bà bầu ngủ rất nhiều khi mang thai, dường như cảm thấy ngủ bao nhiêu cũng không đủ. Liệu điều này có ảnh hưởng hưởng gì đến sức khoẻ của thai nhi và mẹ không. Câu trả lời còn phụ thuộc vào thể trạng và chế độ sinh hoạt của họ. 

Trong thai kỳ, ngoài chất lượng giấc ngủ thì các yếu tố như chế độ ăn uống, dinh dưỡng và vận động cũng quyết định đến thức khỏe của thai phụ. Nếu như bà bầu ngủ nhưng lại không để tâm đến chế độ dinh dưỡng, vận động thì sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé. Cụ thể như sau:

  • Bà bầu ngủ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải chứng thuyên tắc mạch phổi. Bởi vì khi nằm lâu sẽ tạo điều kiện cho các khối máu ở tĩnh mạch chân di chuyển ngược lên tĩnh mạch phổi, có thể gây tình trạng tắc nghẽn.
  • Bà bầu ngủ nhiều cũng đồng nghĩa với việc ít có thời gian vận động, thể dục thể thao nên có thể gặp tình trạng cứng cơ. 
  • Thêm vào đó, ngủ nhiều còn làm mức đường huyết tăng lên, khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ.
Bà bầu ngủ nhiều cũng đồng nghĩa với việc ít có thời gian vận động

3. Bà bầu ngủ bao nhiêu tiếng một ngày tốt cho sức khỏe?

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu nên ngủ 7 – 9 tiếng vào mỗi đêm. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để tránh mệt mỏi.

Đặc biệt, ở giai đoạn đầu lúc mới mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng nhanh đột ngột nên mẹ cần ngủ nhiều hơn. Ngoài ra, nếu như hôm nào thai phụ cảm thấy mệt mỏi cũng có thể ngủ thêm một khoảng thời gian cũng không ảnh hưởng.

Bà bầu ngủ giấc ngắn bổ sung tránh mệt mỏi

4. Các phương pháp giúp bà bầu ngủ ngon

Bên cạnh tình trạng bà bầu buồn ngủ nhiều trong thời gian mang thai thì có một số trường hợp bà bầu ngủ không ngon, mất ngủ trong thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng này có thể do:

  • Lo âu, căng thẳng kéo dài

Tình trạng căng thẳng, lo âu về sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và các vấn đề về cuộc sống là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ.

  • Gặp vấn đề về tiêu hóa

Sự phát triển của thai nhi làm tăng sự chèn ép lên dạ dày, hoạt động của hệ tiêu hóa bị suy yếu dẫn đến tình trạng khó tiêu, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, táo bón hoặc tiêu chảy.

  • Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi ngày càng lớn làm cho bà bầu khó tìm được tư thế thoải mái

Thai nhi ngày càng lớn làm cho bà bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái để ngủ.

  • Tiểu đêm nhiều

Ở phụ nữ đang mang thai, hoạt động của thận phải tăng lên 30% – 50% so với bình thường để tăng cường lọc máu trong suốt thời gian mang thai. Kết quả là tăng lượng ure máu và lượng nước tiểu thải ra nhiều hơn. Tiểu đêm nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.

Do đó, để có một giấc ngủ ngon và đủ giấc, bà bầu có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

Căng thẳng và mệt mỏi có thể khiến bà bầu ngủ không ngon

3.1. Bà bầu ngủ ở 3 tháng đầu thai kỳ như thế nào?

  • Nghỉ ngơi nhiều và ngủ mỗi khi cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ;
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm lỏng vào ban ngày, hạn chế ăn vào buổi đêm để giúp hạn chế các cơn tiểu đêm;
  • Giảm các cơn buồn nôn, ốm nghén bằng bánh quy và thức ăn nhẹ, nên ăn nhiều bữa nhỏ để tránh dạ dày trống rỗng;
  • Bà bầu ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn. Dùng gối đặt giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng để có tư thế thoải mái;
  • Đi ngủ vào một khung giờ cố định để tạo thói quen.

3.2. Đối với bà bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ

  • Hạn chế ăn các loại gia vị và thức ăn có nhiều chất béo để tránh tình trạng ợ nóng, ợ chua;
Ngủ ở tư thế giữ đầu và cổ cao, hạn chế tình trạng trào ngược ở dạ dày
  • Ngủ ở tư thế giữ đầu và cổ cao, hạn chế tình trạng trào ngược ở dạ dày;
  • Chia thực đơn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày;
  • Hạn chế ăn uống trước khi đi ngủ.

3.3. Bà bầu ngủ như thế nào ở 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn bà bầu dễ bị mất ngủ và khó ngủ nhất trong toàn bộ thai kỳ. Vì vậy các biện pháp sau đây sẽ giúp bà bầu có giấc ngủ ngon hơn:

  • Mẹ nên ngủ nghiêng về phía bên trái để giúp lưu thông máu tốt hơn cho cả thai nhi và các cơ quan khác của mình như thận, tử cung…
Bà bầu ngủ nghiêng về phía bên trái để giúp lưu thông máu tốt
  • Một chiếc gối ôm khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn;
  • Hạn chế sử dụng các loại nước uống có ga bởi các loại nước có ga sẽ làm nặng thêm tình trạng co rút ở chân;
  • Trong trường hợp khó ngủ, thai phụ không nên cố gắng ngủ mà có thể thức dậy nghe nhạc, xem TV, đọc sách,… để giảm căng thẳng, khiến cơ thể dần thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Một số biện pháp khác có thể giúp bà bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ như:

  • Thả lỏng và mát xa cơ thể. Biện pháp này có thể làm giảm một số cơn đau nhức do mang bầu và cải thiện tâm trạng của thai phụ.
  • Thiết kế một không gian nghỉ ngơi lý tưởng. Bạn có thể cân nhắc chuyển đồ điện tử từ bên trong ra bên ngoài phòng ngủ. Đồng thời, hãy đầu tư một tấm đệm mới thoải mái hơn. Luôn đảm bảo rằng bạn có một phòng ngủ gọn gàng. Hay là điều chỉnh nhiệt độ căn phòng đến nhiệt độ lý tưởng trước khi bạn đi vào giấc ngủ.

>> XEM THÊM: 5 bí quyết giúp mẹ bầu ngủ thật êm ái trong thời kỳ mang thai

Qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề bà bầu ngủ bao nhiêu tiếng một ngày tốt cho sức khỏe. Như vậy,mẹ bầu nêm ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng và sinh hoạt một cách khoa học để có một sức khỏe tốt và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Chủ Đề