Bà nhàn aic là ai

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch AIC, bị truy nã để làm rõ sai phạm trong vụ án đấu thầu thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Quyết định truy nã bà Nhàn được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành ngày 10/5, sau 11 ngày ra quyết định khởi tố bị can. Bà Nhàn bị xác định bỏ trốn từ ngày 19/6/2021.

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trước khi bỏ trốn. Ảnh: XH

Theo quyết định, bà Nhàn sinh năm 1969 ở Bắc Ninh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế [AIC]. Nơi ở trước khi bị bắt của bà Nhàn là căn hộ 1709-1710 chung cư Pacific Place, số 83B phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

"Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất", quyết định truy nã nêu.

Trước đó ngày 29/4, bà Nhàn cùng ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Lê Hoàng Lan [Đoàn luật sư TP Hà Nội] cho biết, pháp luật quy định bị can bỏ trốn không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và khi trở về đầu thú cũng không phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà chỉ có "tự thú" mới là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, việc bị can thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả sẽ được xem là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Như vậy, việc bà Nhàn bỏ trốn, bị truy nã không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt căn cứ vào nhiều yếu tố chứ không chỉ căn cứ vào tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định việc quyết định hình phạt sẽ căn cứ trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ là một trong những yếu tố tác động đến loại hình phạt và mức hình phạt. Mà hình phạt chỉ được đặt ra khi bị cáo bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Pháp luật cũng quy định, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, việc bị can bỏ trốn sẽ cản trở cho hoạt động điều tra, sẽ đánh giá thái độ của bị can là chưa ăn năn, chưa thành khẩn, gây khó khăn cho công tác điều tra.

Bởi vậy, nếu sau này tòa án kết tội, những bị cáo bỏ trốn, bị truy nã, không thành khẩn khai báo, không thể hiện thái độ ăn năn hối cải, hình phạt cũng sẽ bị áp dụng nghiêm khắc hơn với những bị cáo khác.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trốn ra nước ngoài, xử lý được không?

Ngoài ra, luật sư Lan cũng cho biết, trong trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bỏ trốn ra nước ngoài thì sẽ dẫn độ về Việt Nam để xử lý.

Điều 32, chương 4 Luật Tương trợ tư pháp quy định, dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

Theo quy định, yêu cầu dẫn độ được gửi thông qua đường ngoại giao. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải kèm theo các tài liệu mô tả chi tiết về người bị yêu cầu dẫn độ, bao gồm các thông tin để xác định đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi cư trú của người đó...

Khi yêu cầu dẫn độ liên quan đến người chưa bị kết án, phải kèm theo bản sao lệnh bắt của thẩm phán hay người có thẩm quyền khác của Việt Nam và văn bản xác nhận theo quy định của bên được yêu cầu dẫn độ, việc chuẩn bị xét xử về tội phạm đã thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, thông tin xác nhận người bị dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt.

Cũng theo quy định, để dẫn độ tội phạm đang trốn ở nước ngoài về xử lý, trước hết quốc gia đó phải ký Hiệp định tương trợ tư pháp với quốc gia được đề nghị dẫn độ. Trong trường hợp chưa ký kết thì có thể theo điều ước đa phương về dẫn độ tội phạm mà hai nước cùng tham gia.

Quốc gia này muốn dẫn độ tội phạm đang trốn ở quốc gia kia về xử lý thì phải theo một điều ước quốc tế mà hai bên là thành viên.

Cùng với đó, để dẫn độ tội phạm từ một quốc gia không tham gia ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì quá trình đàm phán về dẫn độ cũng phức tạp, lâu dài.

Tuy nhiên, trong trường hợp đó sẽ có thể vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước trên cơ sở thương lượng cụ thể.

Công an đọc lệnh khám xét Văn phòng AIC Group tại tòa nhà Lotte Hà Nội - Ảnh: HOÀNG ANH

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến tháng 3-2021, Công ty CP Tiến bộ quốc tế [AIC Group] có vốn điều lệ 1.350 tỉ đồng, trong đó bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nắm giữ 76,5% vốn điều lệ.

Thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết trong lần đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần thứ 25 [lần thay đổi gần nhất] vào ngày 8-3-2021, AIC Group có vốn điều lệ 1.350 tỉ đồng. Ông Nguyễn Xuân Nguyên đảm nhiệm chức danh tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật AIC Group, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục làm chủ tịch HĐQT AIC Group.

Hồ sơ doanh nghiệp AIC Group cũng cho thấy đến thời điểm hiện tại, AIC Group có 29 công ty con, kinh doanh 128 ngành nghề, tập trung vào các lĩnh vực: bán buôn máy vi tính, linh kiện điện tử, viễn thông, phần mềm, thiết bị viễn thông; bán buôn máy móc, thiết bị y tế; lập trình máy tính; đầu tư kinh doanh bất động sản; thoát nước và xử lý nước thải; đào tạo tiến sĩ; xây dựng công trình dân dụng; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…

Bảy cổ đông sáng lập AIC Group gồm: ông Trần Việt Phương [quận Cầu Giấy, Hà Nội], bà Lê Thị Hồng Ly [quận Tây Hồ], bà Đinh Thị Mai Phương [quận Đống Đa], bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn [quận Hoàn Kiếm], ông Trần Văn Lợi [quận Hai Bà Trưng], bà Trương Thị Xuân Loan [quận Cầu Giấy], bà Nguyễn Khánh Vân [quận Ba Đình].

Đến nay trong số 7 cổ đông sáng lập AIC Group, có 4 người đã chuyển nhượng hết cổ phần, 3 người tiếp tục nắm giữ cổ phần AIC Group hiện nay là: bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nắm giữ 76.523.300 cổ phần, tương đương khoảng 765,23 tỉ đồng, chiếm 76,5% vốn điều lệ doanh nghiệp, bà Trương Thị Xuân Loan nắm giữ 13.125.120 cổ phần, tương đương 131,25 tỉ đồng, 13,1% vốn điều lệ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hồng Ly nắm giữ 5.926.000 cổ phần, tương đương 59,26 tỉ đồng, 5,9% vốn điều lệ doanh nghiệp, 4,5% vốn điều lệ còn lại do các cổ đông khác nắm giữ.

Ngoài trụ sở chính ở 69 Tuệ Tĩnh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, AIC Group còn có văn phòng đại diện tại 38 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP.HCM; tầng 19 tòa tháp tây trung tâm thương mại Lotte Hà Nội, tại số 54 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội; số 75 đường Âu Cơ, quận Tây Hồ,  Hà Nội; số 181 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Như vậy so với những con số đồn đoán trên mạng xã hội hoặc con số doanh thu được công bố thì vốn điều lệ của AIC Group khá khiêm tốn. Vào năm 2012, khi xếp AIC Group vào nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam cho biết doanh thu của AIC Group năm 2012 đạt khoảng 10.000 tỉ đồng.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, AIC Group được thành lập vào ngày 4-11-2005, với vốn điều lệ khi thành lập là 5 tỉ đồng.

Các lần tăng vốn đáng chú ý của AIC Group trong 17 năm qua là vào ngày 16-10-2009, trong lần đăng ký thay đổi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 8, vốn điều lệ của AIC Group tăng lên 125 tỉ đồng, bà Nhàn nắm 33,5% vốn.

Ngày 22-3-2011, trong lần thay đổi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 9, vốn điều lệ của AIC Group tăng lên 1.000 tỉ đồng, bà Nhàn nâng tỉ lệ vốn lên 55,1%.

Đến ngày 23-3-2020, trong lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp thứ 22, AIC Group tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 1.225 tỉ đồng. Và đến lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp lần thứ 23, vốn điều lệ của AIC Group là 1.350 tỉ đồng.

Trong lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp lần thứ 25 vào ngày 8-3-2021, vốn điều lệ của AIC Group giữ nguyên ở mức 1.350 tỉ đồng, ông Nguyễn Xuân Nguyên, sinh năm 1951 [quận Hoàn Kiếm, Hà Nội] đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc AIC Group, bà Nhàn tiếp tục giữ chức chủ tịch HĐQT AIC Group, đồng thời nâng tỉ lệ sở hữu vốn tại AIC Group lên mức 76,5% vốn điều lệ doanh nghiệp như hiện nay.

Ngày 29-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, AIC Group và các đơn vị liên quan. Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên chủ tịch HĐQT AIC Group.

"Đế chế" AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 'làm ăn' thế nào?

B.NGỌC

Video liên quan

Chủ Đề