Bắc hiệp âu dương xuân là ai

Thân là tân thế kỷ bộ đội đặc chủng Tống huy ngoài ý muốn xuyên qua Bắc Tống, càng thêm ly kỳ chính là, hắn cư nhiên xuyên qua đến cùng Bắc Tống đồng thời đại hư cấu “Tam Hiệp Ngũ Nghĩa” thế giới.

Cùng nam hiệp Triển Chiêu luận bàn võ nghệ, cùng Bắc Hiệp Âu Dương Xuân đem rượu tâm tình, cùng Đinh thị song hiệp đàm cổ luận kim, cùng Hãm Không Đảo ngũ thử kết nghĩa kim lan, cùng bạch mi đại hiệp từ lương cộng đồng trừng gian trừ ác...

Bồi Bao đại nhân đoạn kỳ án, thẩm kỳ oan, trải qua một đoạn đoạn rung động đến tâm can truyền kỳ chuyện xưa.

Từ lùm cỏ giang hồ đến miếu đường triều cương, từ đại mạc tái bắc đến mưa bụi Giang Nam, từ tuổi nhỏ nhi đồng đến hai tấn hoa râm.

Đây là thuộc về Tam Hiệp Ngũ Nghĩa chuyện xưa, cũng là thuộc về một thế hệ đại hiệp chuyện xưa. //

-------------------------------------

Lục lại bài post cũ trên fb.

Bạch Ngọc Đường là một trong những nhân vật chính trong tiểu thuyết “Tam hiệp Ngũ nghĩa”, người gốc Kim Hoa, Chiết Giang, bởi vì thiếu niên hoa mĩ, khí vũ bất phàm, văn võ song toàn, nên được bằng hữu xưng là “Cẩm Mao Thử”, tâm cao khí ngạo, hành sự tàn nhẫn, nửa chính nửa tà. Bạch Ngọc Đường xuất hiện lần đầu ở Phan Gia Lâu năm 17 tuổi, kết bái kim lan với Nhan Tra Tán, đại náo Đông Kinh lúc 20 tuổi, trộm Tam bảo, Thông Thiên Quật tức chết mèo, trên điện rồng nhận phong quan năm 21 tuổi, ba lần thám Trùng Tiêu Lâu lúc 23 tuổi.

Từng trợ giúp Bao Công trong vụ án Long đồ, bởi Triển Chiêu được Nhân Tông phong hào “Ngự Miêu”, cảm thấy Ngũ Thử vì thế mà chịu thua sút, bèn đại náo Đông Kinh, gửi thiếp lưu đao, đề thơ miếu Trung Liệt, giết gian tặc Quách An, trộm ba báu vật, dùng trí vây khốn Ngự Miêu và huynh đệ Đinh gia trên Hãm Không Đảo. Sau được mọi người khuyên nhủ thuyết phục, đảm nhiệm chức vụ ở Khai Phong Phủ, trước tiên phong làm Tứ phẩm hộ vệ, sau này thăng lên Phó chức Tam phẩm, cùng Nhan Tra Tán tra án Tương Dương, khiến Triệu Tước một phen kinh hồn táng đởm.

1. Tổng quan


Tên: 白玉堂; Hán Việt: Bạch Ngọc Đường; Pinyin: Bai Yutang

Ngoại hiệu: Cẩm Mao Thử

Tên giả: Kim Mậu Thúc

Giới tính: Nam

Dân tộc: Hán

Quê quán: Kim Hoa, Chiết Giang

Binh khí: Cương đao, Phi hoàng thạch

Món ăn yêu thích: Kim sắc lý ngư, Nữ Nhi Hồng lâu năm

Thành tựu chủ yếu: Vây khốn Ngự Miêu, đùa giỡn dâm ni, bắt thuỷ quái, ba lần thám Trùng Tiêu

2. Vẻ ngoài

Trong “Tam hiệp Ngũ nghĩa”, dung mạo của Bạch Ngọc Đường có thể nói là có một không hai. Lần đầu Miêu Thử gặp mặt ở Phan Gia Lâu, trong mắt Triển Chiêu, Bạch Ngọc Đường là một tay võ sinh, mi thanh mục tú, tuổi trẻ rực rỡ. Nam hiệp trông thấy, không khỏi đặt chén rượu xuống, lòng thầm khen ngợi, quan sát tỉ mỉ một hồi, càng thêm luyến mộ. Nhìn chung, trong suốt tiểu thuyết, dung mạo có thể khiến cho Nam hiệp tán thưởng nhường vậy, chỉ có mình Cẩm Mao Thử mà thôi.

Đinh thị song hiệp Đinh Triệu Lan cũng nhận xét Bạch Ngọc Đường như sau: Duy có Ngũ gia, thiếu niên hoa mĩ, khí vũ bất phàm, tính tình âm hiểm ngoan độc, thường hay hành hiệp làm nghĩa, chính là hành sự rất mực cay nghiệt, là một võ sinh người gốc Kim Hoa, họ Bạch tên Ngọc Đường, bởi hắn hình dung đẹp đẽ, văn võ gồm tài, nên xưng là Cẩm Mao Thử.


Bạch Ngọc Đường tướng mạo tuấn mĩ, phong thái hiên ngang, trong tiểu thuyết được rất nhiều người ca tụng. Thạch Ngọc Côn cũng gọi Bạch Ngọc Đường là mĩ anh hùng vậy.

3. Phong thái

Bạch Ngọc Đường văn võ song toàn, về văn, có thể đàm luận với Trạng Nguyên Nhan Tra Tán, thơ vè của hắn thực khiến người ta dở khóc dở cười, về võ, có thể vùng vẫy giang hồ. Ngoài ra, cũng là kì tài trong thuật kì môn độn giáp, nghiên cứu cơ quan. Lần vây khốn Ngự Miêu trên Hãm Không Đảo chính là kiệt tác đắc ý nhất của hắn lúc bình sinh.

Kiếm trọng ý, còn đao tại thế, có câu trăm ngày luyện đao, ngàn ngày luyện kiếm, có thể thấy người luyện kiếm chú trọng khí độ kiên nhẫn, còn người luyện đao tâm tính phóng khoáng cuồng ngạo. Với cá tính của Bạch Ngọc Đường, đao là binh khí vô cùng phù hợp, đáng tiếc hắn không có một thanh bảo đao, đến nỗi khi náo Khai Phong, đao bị Trạm Lô chém đứt, đành phải thối lui.

Bạch Ngọc Đường không ham nữ sắc, trong cả tiểu thuyết không thấy hắn đặc biệt tỏ vẻ ân cần vồn vã với nữ tử nào, lúc Hồ Liệt Cường muốn dùng nữ sắc lấy lòng hắn, còn bị hắn chém đứt một tay.

4. Thơ, vè

– “Thờ chúa rất trung liệt, Nên thác dưới cây hoè, Danh thơm thật chẳng mục, Hoá ra một lò hương.” [Thơ đề ở miếu Trung Liệt]

– “Nực cười, nực cười, ngộ sát lại bị vu oan. Hồ nháo, hồ nháo, lão Bàng hãm hại lão Bao.” [Kẹp trong tấu chương Bàng thái sư dâng lên Hoàng thượng, có ý giễu cợt]

– “Ta nay đặc biệt mượn Tam bảo, Tạm thời mang về Hãm Không Đảo, Nam hiệp phải đến Lô gia trang, Đem lông Ngự Miêu cho ta cạo.” [Trộm Tam bảo dụ Nam hiệp, trêu chọc, chế nhạo]

5. Tính cách

Tính cách Bạch Ngọc Đường có nhiều góc cạnh, mâu thuẫn, là nhân vật phức tạp nhất trong tiểu thuyết.

Hắn anh hùng hiệp nghĩa, lần đầu xuất hiện đã lộ rõ mắt nhìn người tinh tế, kết bái huynh đệ với Nhan Tra Tán, một thư sinh nghèo nhưng có chí có đức, nhiều lần ra tay cứu trợ, minh oan, thế nhưng vẫn mang tâm tính thiếu niên giàu sĩ diện, hay tự ái, từng vì thảm bại dưới tay Bắc hiệp Âu Dương Xuân mà định thắt cổ tự sát. Cuối cùng, vì muốn tra xét vụ Tương Dương Vương mưu phản triều đình, ba lần thám Trùng Tiêu Lâu, nổi danh hậu thế. Hắn bắt đầu là anh hùng hiệp nghĩa, kết thúc vẫn là anh hùng hiệp nghĩa. Hắn thiếu niên khí thịnh, tính tình cao ngạo, nghe Triển Chiêu thụ phong “Ngự Miêu”, cảm thấy “Ngũ Thử” thua kém, liền lên kinh tìm Triển Chiêu phân cao thấp, trong vườn Thượng uyển giết Tổng quản Thái giám Quách An âm mưu mưu hại trung lương, vào phủ Thái sư bỡn cợt sửa trị gian thần Bàng Cát. Mọi việc hắn làm dẫu đều kinh người, vô pháp vô thiên, hết sức ngang ngược, song cũng không ngoài hai chữ “hiệp nghĩa”. Bạch Ngọc Đường hành hiệp trượng nghĩa, chính tà phân minh, tính tình cao ngạo, có điều vui giận tuỳ hứng, hành sự tàn nhẫn, tự cao tự đại.

Trọn đời hắn có thể tổng kết bằng hai câu này: Tử tử sinh sinh tâm lực tẫn, Thiên thu nghĩa hiệp kết vi tâm.

Thất hiệp ngũ nghĩa [七俠五義], trước đó còn có tên Trung liệt nghĩa hiệp truyện [忠烈義俠傳] và Tam hiệp ngũ nghĩa [三俠五義], là một tiểu thuyết của Trung Quốc viết theo kiểu chương hồi vào thế kỷ 19, gồm 100 hồi. Nguyên bản tiểu thuyết là những câu chuyện kể về Bao Công của Thạch Ngọc Côn, người kể chuyện thời nhà Thanh, được biên tập và soạn thành sách. Tiểu thuyết lấy bối cảnh đời nhà Tống vào thế kỷ 11, xoay quanh cuộc đời của vị quan nổi tiếng Bao Công, cùng các du hiệp đã giúp đỡ ông phá nhiều vụ kỳ án.

  • Bắc hiệp: Âu Dương Xuân
  • Nam hiệp: Triển Chiêu
  • Song hiệp: Huynh đệ Đinh Triệu Lan và Đinh Triệu Huệ
  • Hắc Yêu Hồ: Trí Hoa
  • Tiểu Hiệp: Ái hổ
  • Tiểu Gia Cát: Thẩm Trọng Nguyên
  • Bắc hiệp: Âu Dương Xuân
  • Nam hiệp: Triển Chiêu
  • Song hiệp: Huynh đệ Đinh Triệu Lan và Đinh Triệu Huệ

Ngũ nghĩa là năm anh em kết nghĩa, thường được biết tới dưới biệt danh Ngũ thử của Hãm Không đảo. Đó là:

Bản dịch tiếng Việt được lưu hành phổ biến hiện này do Phạm Văn Điều dịch, Tín Đức thư xã xuất bản lần đầu năm 1952 ở Sài Gòn.

Bản mẫu:Thất hiệp ngũ nghĩa

Thất hiệp ngũ nghĩa [七俠五義], trước đó còn có tên Trung liệt nghĩa hiệp truyện [忠烈義俠傳] và Tam hiệp ngũ nghĩa [三俠五義], là một tiểu thuyết của Trung Quốc viết theo kiểu chương hồi vào thế kỷ 19, gồm 100 hồi. Nguyên bản tiểu thuyết là những câu chuyện kể về Bao Công của Thạch Ngọc Côn, người kể chuyện thời nhà Thanh, được biên tập và soạn thành sách. Tiểu thuyết lấy bối cảnh đời nhà Tống vào thế kỷ 11, xoay quanh cuộc đời của vị quan nổi tiếng Bao Công, cùng các du hiệp đã giúp đỡ ông phá nhiều vụ kỳ án.

Thất hiệp ngũ nghĩaTập tin:Judgebaoyinyangmixup.jpg

Chapter 26: Bao Zheng judges a court case. [From a 1892 reprint published by Shanghai's Zhenyi shuju, collection of Fudan University.]

Thông tin sáchTác giảThạch Ngọc Côn [người sáng tạo]Quốc giaNhà ThanhNgôn ngữTiếng Trung QuốcThể loại

  • Võ hiệp
  • Phá án
  • Bối cảnh lịch sử

Ngày phát hành1879 [với tên Trung liệt nghĩa hiệp truyện]
1883 [với tên Tam hiệp ngũ nghĩa]
1889 [với tên Thất hiệp ngũ nghĩa]Kiểu sáchSách inCuốn trướcBao Công kỳ án [Long đồ công án]Cuốn sauTiểu ngũ nghĩa [1890]
  • Bao Công - phủ doãn của phủ Khai Phong
  • Nam hiệp Triển Chiêu, còn được Tống Nhân Tông ban hiệu Ngự Miêu
  • Công Tôn Sách - quân sư của Bao Công
  • Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ
  • Bắc hiệp: Âu Dương Xuân
  • Nam hiệp: Triển Chiêu
  • Song hiệp: Huynh đệ Đinh Triệu Lan và Đinh Triệu Huệ
  • Hắc Yêu Hồ: Trí Hoa
  • Tiểu Hiệp: Ái hổ
  • Tiểu Gia Cát: Thẩm Trọng Nguyên
  • Bắc hiệp: Âu Dương Xuân
  • Nam hiệp: Triển Chiêu
  • Song hiệp: Huynh đệ Đinh Triệu Lan và Đinh Triệu Huệ

Ngũ nghĩa là năm anh em kết nghĩa, thường được biết tới dưới biệt danh Ngũ thử của Hãm Không đảo. Đó là:

  • Toàn thiên thử Lư Phương
  • Triệt địa thử Hàn Chương
  • Xuyên sơn thử Từ Khánh
  • Phiên giang thử Tưởng Bình
  • Cẩm mao thử Bạch Ngọc Đường

Bản dịch tiếng Việt được lưu hành phổ biến hiện này do Phạm Văn Điều dịch, Tín Đức thư xã xuất bản lần đầu năm 1952 ở Sài Gòn.

  Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Bản mẫu:Thất hiệp ngũ nghĩa

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thất_hiệp_ngũ_nghĩa&oldid=68155105”

Video liên quan

Chủ Đề