Bài hát tắt đèn ca sĩ châu anh là ai?

Băng Châu là một trong những ca sĩ tiêu biểu của làng nhạc vàng trước năm 1975. Cho dù tên tuổi của Băng Châu có thể không sánh ngang được với các ca sĩ đàn chị đi trước, và giọng hát của cô cũng không thể so được với những “huyền thoại” như Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Phương Dung… Nhưng với sự đào tạo và nâng đỡ của người thầy Duy Khánh, Băng Châu vẫn tạo được dấu ấn đậm nét với khán giả không chỉ nhờ nhan sắc, mà còn nhờ những bản thu âm rất tuyệt vời đến nay vẫn được nhiều người tìm nghe sau 50 năm.

Nhà Văn Hồ Trường An đã ca ngợi giọng hát của Băng Châu như sau:

“Giọng hát Băng Châu mềm mại ngọt ngào. Cô được cái ưu điểm là dàn trải làn hơi đâu ra đó. Tiếng hát của Băng Châu là tiếng hát buồn man mác của người cô phụ đêm đêm chong đèn ngồi bên song cửa nhìn bóng trăng tà ngoài song và đối diện với ngọn hàn đăng trong cô phòng.

Tiếng hát cô lúc buồn theo mùi hương nguyệt quế ngào ngạt tỏa ra chung quanh khuôn viên của căn nhà kia, từ lúc đèn đêm thắp sáng cho tới lúc cửa sổ khép kín và ánh đèn trong hương khuê phụt tắt. Đó là lúc hương cau, hương bưởi và hương dạ lý thay nhau lan tỏa trong sương khuya và trong những cơn gió mỏng hiu hiu. Những mùi hương ấy ở chốn cùng thôn tuyệt tái thì ngoài nàng ra không có ai thưởng thức chúng, cho nên đó cũng chỉ là những thứ hương bị quên lãng và bị nhốt chung một phận buồn như nàng”.

Sau đây là những bài hát đã làm nên tên tuổi Băng Châu trước năm 1975:

Nhớ Nhau Hoài

Ca khúc của nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ thơ Thiên Hà này là ca khúc đầu tiên mà Băng Châu thu thanh vào dĩa nhựa. Ngay sau đó, cô được nhạc sĩ Châu Kỳ mời xuất hiện trên chương trình Tiếng Thùy Dương phát trên đài truyền hình để hát chính ca khúc này, để rồi từ đó, khuôn mặt khả ái cùng giọng hát nhẹ nhàng của cô đã được xuất hiện lần đầu và chinh phục được các tầng lớp khán giả yêu nhạc vàng thập niên 1970.


Click để nghe Nhớ Nhau Hoài

Qua Cơn Mê

Nếu như Nhớ Nhau Hoài là ca khúc giới thiệu được tên tuổi Băng Châu với công chúng, thì Qua Cơn Mê là ca khúc đưa tên tuổi của cô vút cao trong làng nhạc. Bản thu này được “thầy Duy Khánh” giới thiệu trong băng nhạc Trường Sơn trước năm 1975, để rồi từ đó ca khúc này đóng dấu vào tên tuổi Băng Châu suốt gần 50 năm qua.


Click để nghe Qua Cơn Mê

Thực ra người thu âm bài này đầu tiên là Duy Khánh trong đĩa nhựa, sau đó Băng Châu thu âm lại vào băng cối, và từ đó Qua Cơn Mê với tiếng hát Băng Châu đã trở thành một hiện tượng trên khắp miền Nam, được phát gần như suốt cả ngày trên các đài phát thanh ở Sài Gòn. Thời điểm đó đang diễn ra hoà đàm Ba Lê, và bài hát này thể hiện những khát vọng lớn lao về hoà bình, đúng với tâm trạng chung của hầu hết những quân – dân miền Nam lúc đó.

Viết Thư Tình

Bài hát rất hay này của nhạc sĩ Trúc Phương còn có tên khác là Thư Gửi Người Miền Xa, là một trong những bài nhạc lính được yêu thích nhất.

Bài hát này được Trúc Ly thu thanh đầu tiên trong dĩa nhựa, nhưng bản thu của Băng Châu trong băng cối Trường Sơn vào thập niên 1970 mới được biết đến nhiều hơn và đến nay vẫn được nhiều người tìm nghe.


Click để nghe Viết Thư Tình

Chiều Thương Đô Thị

Ca khúc nổi tiếng của 2 nhạc sĩ Song Ngọc và Hoài Linh cùng hợp soạn này đã được rất nhiều ca sĩ hát. Giữa rất nhiều phiên bản khác nhau, bản thu của Băng Châu trước năm 1975 vẫn được nhiều người yêu thích.

Chiều Thương Đô Thị được sáng tác từ năm 1961, nhạc sĩ Song Ngọc viết phần nhạc và Hoài Linh viết lời, có nội dung là một người bạn [Hoài Linh] đưa tiễn một người lính trẻ [Song Ngọc] lên đường tòng chinh.

Thời điểm này nhạc sĩ Hoài Linh là cảnh sát thuộc Nha cảnh sát quốc gia, ở lại Sài Gòn làm việc, còn nhạc sĩ Song Ngọc đi vào quân trường Thủ Đức và được huấn luyện gian khổ ở nơi xa đô thành.


Click để nghe Chiều Thương Đô Thị

“Hôm xưa tay nắm tay nhau anh hỏi tôi rằng:
Những gì trong đời ta ghi sâu vào tâm tư
Không tan theo cùng hư vô
Không theo tháng năm phai mờ
Tình nào tha thiết anh ơi?”

Đêm Trao Kỷ Niệm

Nhiều người không biết rằng ca khúc rất tình cảm này là một sáng tác nổi tiếng của cố nghệ sĩ Hùng Cường, 1 trong tứ trụ nhạc vàng. Sau năm 1975, bài hát rất nổi tiếng với đôi song ca Duy Khánh – Hương Lan. Còn trước năm 1975, Băng Châu đã ghi dấu ấn với ca khúc này:


Click để nghe Đêm Trao Kỷ Niệm

Lời Của Mẹ

Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Tấn An này còn có tên khác là Rồi 20 Năm Sau, được hầu hết các nữ ca sĩ danh tiếng nhất của nhạc vàng hát. Tuy nhiên Băng Châu – với thế mạnh là một người miền Tây, có giọng hát ngọt ngào rất phù hợp với bài hát có điệu ru hời này.


Click để nghe Lời Của Mẹ

Nhật Ký Hai Đứa Mình

Giọng hát của Băng Châu cũng được yêu thích với ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác:


Click để nghe Nhật Ký 2 Đứa Mình

Băng Châu là học trò của ca nhạc sĩ Duy Khánh, được đích thân danh ca huyền thoại, cũng là một nhà sản xuất âm nhạc danh tiếng này giúp đỡ và lăng xê, đặc biệt là với những bài hát do chính Duy Khánh sáng tác như Sao Không Thấy Anh Về, Mùa Chia Tay, Trường Cũ Tình Xưa…


Click để nghe Sao Không Thấy Anh Về


Click để nghe Mùa Chia Tay


Click để nghe Trường Cũ Tình Xưa

Mời bạn nghe thêm video 30 bài hát hay nhất của Băng Châu thu âm trước 1975 sau đây:


Click để nghe

Đông Kha [nhacxua.vn] biên soạn

23 tháng 12 2020

Nguồn hình ảnh, Thúy Nga - Paris By Night

Chụp lại hình ảnh,

Nhạc sĩ Lam Phương

Theo nguồn tin của BBC, nhạc sĩ Lam Phương vừa qua đời tại California, Mỹ ở tuổi 83 sau khi quá trình điều trị vì chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng.

Tâm sự với BBC News Tiếng Việt vài giờ sau khi nhạc sĩ Lam Phương ra đi, bà Marie Tô từ Trung tâm Thúy Nga bày tỏ: "Đây là một mất mát quá lớn. Buồn hơn là chú mất trong bệnh viện thời Covid-19 nên người nhà không được vào thăm.

Tuần rồi nghe chú vào bệnh viện, tôi có gọi hỏi thăm em của chú là cô Bảy nhưng được cho biết là không ai vào thăm chú được vì Covid-19".

Trên trang Facebook của Trung tâm Thúy Nga - Paris By Night viết:

"Một vì sao sáng trên bầu trời nghệ thuật đã vừa vụt tắt. Một trong những tên tuổi lớn nhất của âm nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi. Nhạc sĩ Lam Phương vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6:07 tối ngày 22 tháng 12, 2020 tại thành phố Fountain Valley, California.

Cuộc đời đầy thăng trầm biến động của người nhạc sĩ tài hoa đã khép lại. Sự ra đi của ông là 1 mất mát to lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam. Trung tâm Thuý Nga cùng toàn thể các ca nghệ sĩ xin tri ân nhạc sĩ Lam Phương cho tất cả những đóng góp của ông, và thành kính phân ưu cùng tang quyến. Cầu mong nhạc sĩ yên nghỉ nơi cõi lành. "Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh..."

Trọn một kiếp yêu: Đĩa nhạc Lam Phương ‘quen thuộc và mới mẻ’

Thái Thanh đã về chốn “Nghìn trùng xa cách”

Hồi tháng 8, trong cuộc trò chuyện trực tuyến cùng truyền thông Việt Nam, nhạc sĩ đã bày tỏ nỗi niềm rằng luôn mong ngày trở về nhưng vì sức khoẻ không cho phép nên hy vọng khán giả sẽ thông cảm cho mình. Ông nói:

"Tôi luôn giữ niềm hy vọng cho đời sống của mình. Dù bệnh nhưng chưa bao giờ ngừng hy vọng, nhất là hy vọng sự trở về Việt Nam gặp khán giả yêu mến âm nhạc Lam Phương".

Ở tuổi 81, nhạc sĩ Lam Phương còn mắc nhiều bệnh trong người. Ông đã bị tai biến suốt 19 năm qua.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Văn, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và là anh cả trong một gia đình gồm 6 người con. Trong số có 2 người em gái ở Việt Nam mà một người đã qua đời vì bệnh tiểu đường.

Năm 15 tuổi, ông đã viết ca khúc đầu tay Chiều thu ấy, sau đó đến Kiếp nghèo được nhiều người yêu mến. Ba năm sau, ông viết hàng loạt bài về quê hương, nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa. Album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên...

Năm 1975, sau vài tháng ở trại tỵ nạn, gia đình nhạc sĩ Lam Phương được bảo trợ về định cư tại thành phố Virginia Beach, trước khi dọn về Falls Church, tiểu bang Virginia. Năm sau gia đình ông lại dời về thành phố Dallas và kế đến là Houston. Thời gian này, cố nhạc sĩ đã phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện.

Đến năm 1981, ông đổ vỡ với người vợ đầu là nữ kịch sĩ Túy Hồng. Sau đó, ông quyết định sang Pháp cùng với cô em út ở Paris.

Thời gian sống ở Paris chính là thời gian sáng tác dồi dào nhất của ông với khoảng trên 100 nhạc phẩm trong tổng số 200 nhạc phẩm trải dài suốt cuộc đời âm nhạc của ông.

Nguồn hình ảnh, Thúy Nga - Paris By Night

Chụp lại hình ảnh,

Nhạc sĩ Lam Phương hồi năm 2015

Theo các nhà đánh giá, Pháp đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương, mối tình Paris với cô Cẩm Hường cũng khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc làm say lòng khán giả như: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em hay Mùa thu yêu đương...

Đến năm 1995, ông trở về Mỹ và sống tại tiểu bang California cho đến khi ra đi.

Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và đi lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.

Nhìn lại sự nghiệp của cố nhạc sĩ, có thể thấy những năm cuối của thập niên 60, tuổi Lam Phương nổi như cồn.

Tùng Phong, từ Sài Gòn hồi tháng 8 gửi cho BBC đã viết: "Những bài hát của Lam Phương ở giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác của âm nhạc thập niên 60, có một đặc điểm chung là buồn nhưng rất đẹp, buồn một cách sang trọng. Chính vì thế mà ngày từ khi đó người ta đã khó xếp âm nhạc của ông vào dòng nhạc trong những dòng thịnh hành thời đó.

Sau này, ông mở rộng phong cách sáng tác, có nhiều bài hát vui tươi - như thời gian ông hạnh phúc với cuộc tình mới ở Paris thập niên 80, nhưng cũng vẫn không thiếu những bài buồn-mà-đẹp, chẳng hạn một trong những bài hay nhất của ông giai đoạn sau này - Một Mình. Nhưng dù ở giai đoạn nào, với phong cách nào, thì hầu hết các bài hát của Lam Phương đều là câu chuyện về những cuộc tình dang dở, những mối tình của chính ông, với những bóng hồng đã trở thành huyền thoại."

Kiểm duyệt nhạc Việt qua năm tháng

Bước chân về phương Đông của Thúy Nga Paris

Trang Facebook của Thúy Nga viết về cố nhạc sĩ: "Ông là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam với gia tài sáng tác gồm hơn 200 tác phẩm trải rộng trong nhiều đề tài như thân phận con người, thăng trầm đổi thay của mệnh nước, ca ngợi quê hương, tình mẫu tử, tình lính và tình yêu.

Nổi danh từ năm 17 tuổi với 2 sáng tác Chuyến Đò Vĩ Tuyến và sau đó là Kiếp Nghèo, Lam Phương là 1 trong những tác giả có sức ảnh hưởng và được yêu mến nhất với vô số những tác phẩm nổi tiếng như Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ, Đèn Khuya, Nắng Đẹp Miền Nam, Khúc Ca Ngày Mùa, Tình Anh Lính Chiến, Đoàn Người Lữ Thứ, Biển Tình, Lầm, Say, Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Vẫn Chưa Yên..."

Video liên quan

Chủ Đề