Bài tập lớn môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Khúc Thu Huyền KT33D020 1 LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói rằng nếu các tư tưởng về nhà nước luôn luôn giữ v ị trí quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại thì nh ững t ư tưởng về vấn đề quyền lực nhà nước, về tổ chức và th ực hiện quy ền l ực ấy lại giữ vị trí cơ bản và trọng yếu trong các tư tưởng đó. Các tư tưởng về vấn đề quyền lực nhà nước, tổ chức và thực hiện quyền l ực nhà n ước bao giờ cũng để lại dấu ấn của nó trong các thể chế chính trị nh ất định. Do đó, tìm hiểu về các tư tương chính trị sẽ rất cần thiết và hữu ích cho việc học tập về nền chính trị và các thể chế chính trị đương đại. Xem xét cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở nhiều nước tư sản, ta thấy rằng: nguyên tắc phân chia quyền lực là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các nhà nước đó. Nguyên tắc này từng được thừa nhận là tiêu chu ẩn, là đi ều ki ện của nền dân chủ tư sản và được ghi nhận một cách trang trọng trong hiến pháp nhiều nước. Sự ghi nhận ấy là một minh chứng cho sự thừa nh ận, s ự khẳng định giá trị của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước, là sự thể hiện và áp dụng học thuyết phân quyền trong thực tế. Các tư tưởng về quyền lực nhà nước và phân chia quy ền l ực nhà nước vốn có mầm mống từ xa xưa trong lịch sử, từ thời cổ đại, khi kiểu pháp luật đầu tiên tồn tại ở Hi Lạp và La Mã xuất hiện. Nh ững nét đ ại cương của nó được đề cập đến trong các quan điểm chính trị của nhiều nhà tư tưởng cổ đại mà điển hình là Aristote, Polybe… Tuy nhiên, trong thời kì h ưng th ịnh của ch ế đ ộ phong ki ến, t ư t ưởng này đã gần như hoàn toàn bị lãng quên, không được nh ắc đến. Ch ỉ đ ến khi quan hệ tư bản hình thành và phát triển, thay thế các quan hệ phong kiến bị tan rã thì tư tưởng này mới được phục hưng và trở thành cơ s ở vững Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  2. Khúc Thu Huyền KT33D020 2 chắc về tư tưởng cho các phong trào chống phong kiến, vì tự do, dân chủ của nhân dân, trở thành ngọn cờ tranh đấu của Cách mạng tư sản. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã đ ược các nhà t ư t ưởng tư sản thế kỷ XVII-XVIII mà điển hình là John Locke, Montesquieu và Rousseau kế thừa, phát triển, và hoàn thiện, coi đó là cơ s ở để đảm b ảo t ự do của nhân dân và chống lại chế độ độc tài chuyên chế. Người có công hoàn thiện học thuyết này ở mức độ cao là Montesquieu,đến mức nó đã được khái quát hóa và trở thành một nguyên tắc tổ ch ức b ộ máy nhà n ước với tên gọi: “Nguyên tắc phân quyền”. Nguyên tắc phân quyền từ khi ra đời đến nay được lý giải theo nhiều cách khác nhau và cũng đ ược áp dụng không hoàn toàn thống nhất ở các nước mà theo những điều kiện khác nhau tùy thuộc điều kiện cụ thể từng nước. Sự hiệu quả trong th ực t ế điều hành và quản lý đất nước của các quốc gia này đã kh ẳng định giá trị thực tiễn của tư tưởng. Với mong muốn tìm hiểu sâu h ơn về t ư t ưởng phân chia quy ền l ực nhà nước và nguyên tắc phân quyền trên phương diện lý thuy ết đ ể có th ể phần nào nhận thức về nó một cách đầy đủ hơn nên em chọn bài tập: “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước”. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài tập nhỏ em chỉ xin trình bày tóm tắt về sự xuất hiện hình thành và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực gắn với tên tuổi của các nhà t ư tưởng - những người đã phát triển và hoàn thiện học thuyết này. TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Nói đến học thuyết phân quyền, người ta thường gắn với tên tu ổi của Montesquieu- nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp. Song thực tế, Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  3. Khúc Thu Huyền KT33D020 3 Montesquieu chỉ là người có công hoàn thiện nó ở mức độ cao còn b ản thân nó đã có mầm mống từ rất xa xưa trong lịch sử, thể hiện qua các tác phẩm của Aristote, Polybe. Theo chiều dài của lịch sử, tư tưởng phân quyền đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đạt được sự phát triển hưng thịnh vào thời kỳ cách mạng tư sản và nhà nước tư sản, khi nó được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết và thực sự khẳng định được giá trị. Để tìm hiểu nội dung của tư tưởng phân chia quy ền lực, tr ước h ết, chúng ta cần khẳng định rằng “quyền” ở đây là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước có thể bắt các giai cấp, tầng lớp trong xã hội [mọi tổ chức, cá nhân] phải phục tùng ý chí của nó. Thông thường đa số hiến pháp của các nước hiện đại đều tuyên b ố quy ền lực nhà nước được thực hiện nhân danh nhân dân và đại diện cho lợi ích của toàn xã hội.Song thực tế, quyền lực nhà nước xét về bản chất giai cấp chủ yếu là quyền lực thống trị và một phần là quyền lực xã hội. Ở một mức độ nhất định, quyền lực nhà nước cũng chịu sự ảnh hưởng từ phía các lực lượng xã hội, tổ chức xã hội. Quyền lực nhà nước ch ỉ có cơ quan nhà nước được thực hiện. Muốn cho quyền lực nhà nước đ ược th ực hi ện một cách hiệu quả, phải tìm được cho nó một hình th ức t ổ ch ức phù h ợp. Việc tìm kiếm ấy trở thành trung tâm chú ý của nhi ều nhà t ư t ưởng t ừ khi nhà nước ra đời cho đến nay. Do vậy, vấn đề hình th ức tổ ch ức quy ền l ực nhà nước bao giờ cũng là vấn đề trọng tâm, cơ bản nh ất đ ược đ ề c ập trong các học thuyết chính trị. Hình thức ấy được gọi bằng những cái tên khác nhau. Platon[427-374 tr.CN] gọi đó là hình thức chính trị, Aristote[384-322tr.CN] gọi đó là hình thức chính phủ, Bertrand- Russell gọi đó là hình thức chính quyền còn chúng ta gọi đó là hình th ức chính th ể. Hình thức chính thể có rất nhiều dạng khác nhau. Các dạng hình thức ấy khác nhau ở cách thức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của nhà Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  4. Khúc Thu Huyền KT33D020 4 nước, ở sự xác lập mối quan hệ giữa chúng với nhau và với nhân dân. Chúng còn khác nhau ở cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, ở nguyên tắc căn bản của việc tổ chức bộ máy nhà nước. Tư tưởng phân chia quyền lực còn được g ọi tắt b ằng t ư t ưởng phân quyền là tổng thể các quan điểm về việc chia tách quy ền lực nhà n ước thành các loại quyền lực khác nhau về cơ chế vận hành của từng loại quyền lực và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiềm chế kiểm soát hoặc đối trọng với nhau giữa các loại quyền ấy trong quá trình thực hiện quy ền lực nhà nước. Nói cụ thể hơn thì đó là tổng th ể các quan đi ểm đ ề c ập đ ến việc phân tách quyền lực nhà nước thành những loại quy ền lực có tên gọi, nội dung, vị trí khác nhau, được trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện và trong quá trình hoạt động các chủ thể ấy có thể kiềm chế, ngăn cản, kiểm soát lẫn nhau và đối trọng nhau song lại phối hợp với nhau để vừa đảm bảo sự kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự độc tài chuyên chế, bảo vệ tự do của công dân, vừa đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Tư tưởng phân quyền có mầm mống từ xa xưa trải qua th ời gian ngày càng được phát triển và hoàn thiện. 1.Tư tưởng phân quyền ở Hi Lạp, La Mã cổ đại Ở Hi Lạp, mầm mống tư tưởng phân quyền trước tiên được th ể hiện qua những cải cách bộ máy ở nhà nước Athens của Ephialtes [th ế k ỷ V trc.CN], Pericles [495-429 trc.CN]. Trong lịch sử hình thành Athens, ở đời các con của nhà độc tài Peiistratus chế độ độc tài bị lật đổ, nhân dân giành quyền tự trị thông qua các Hội nghị công nhân [dù quí tộc phong kiến vẫn là tầng lớp có thế lực về chính trị, kinh tế]. B ộ máy nhà n ước g ồm ba bộ phận chủ yếu: Hội đồng quí tộc, Quan chấp chính và Hội nghị công Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  5. Khúc Thu Huyền KT33D020 5 nhân. Nền dân chủ này được củng cố và mở rộng thêm nhờ vào cải cách của Solon [549trc.CN] và Clisthenes [508trc.CN]. Từ đó các cơ quan mới: Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Hội đồng mười tướng lĩnh ra đời song quyền lực nhà nước vẫn tập chung chủ yếu trong tay Hội đồng trưởng lão. Năm 462 trc.CN, được sự giúp đỡ của Pericles, Ephialtes ti ến hành cải cách dân chủ nhằm đánh đổ thế lực của Hội đồng trưởng lão, thông qua tại Hội nghị công nhân một đạo luật tước hết mọi quyền chính trị và tư pháp của Hội đồng trưởng lão [trừ quyền xét xử các vụ án tôn giáo] và trao lại quyền ấy cho các cơ quan dân cử. Quy ền lực nhà n ước đ ược tách thành ba quyền: quyền hành pháp trao cho Hội đồng nhân dân, quyền t ư pháp thuộc về Tòa án, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân. Khi Enphialtes qua đời năm 461trc.CN, Pericles - “người siêu việt nhất của Athens, người thứ nhất về mọi cái và về nói và hành động” – đã tiếp tục một cách xuất sắc cải cách của Ephialtes theo chiều hướng củng cố và mở rộng nền dân chủ Athens. Ông ban hành các qui định mới về việc lựa chọn các chức vụ mới nhà nước: dù là chức vụ lớn hay nhỏ đều bổ nhiệm bằng cách bốc thăm, những người có tên để được bốc thăm đều ph ải trải qua kiểm tra thử thách khả năng và lòng trung thành với mục đích nh ằm ngăn chặn sự lạm quyền và chọn nhầm người không xứng đáng. Nhân dân được khiển trách, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức quan nhà nước, viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước nhân dân. Bằng cách đó nhân dân có thể kiểm soát quyền lực nhà nước. Ericles còn ban hành chế độ trả lương cho nhân viên nhà nước, tuy nhiên đây vẫn chỉ là nền dân chủ hạn chế vì chỉ 20% dân cư là đàn ông t ự do được hưởng những quyền dân chủ ấy. Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  6. Khúc Thu Huyền KT33D020 6 Ở La Mã, sau năm 509 trc.CN, người La Mã xây d ựng n ền c ộng hòa và áp dụng phương pháp phân quyền và chia quyền, thiết lập hi ến pháp trong đó quyền lực được phân chia một cách khéo léo. Hội nghị công dân được thay bằng Hội nghị bào tộc, Hội nghị Xăng-tu-ri, Hội nghị nhân dân các bộ lạc theo khu vực. Cơ quan có quyền lực quyết định là Vi ện nguyên lão và bộ phận thứ ba là các quan chức cai trị có quy ền rất l ớn v ề quân s ự, dân chính, tổng chỉ huy quân đội, triệu tập Hội nghị Vi ện nguyên lão, H ội nghị nhân dân, chỉ đạo thực hiện những quyết định của Viện nguyên lão và Hội nghị nhân dân. Nói tóm lại, tư tưởng quyền lực nhà nước đã n ảy sinh t ừ th ực ti ễn tổ chức bộ máy nhà nước Athens và La Mã gắn liền với vi ệc thi ết l ập và củng cố nền dân chủ tư sản với mong muốn quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhằm chống lại một chế độ độc tài chuyên chế. 2.Tư tưởng phân quyền của Aristote [384-332 trc.CN] Aristote là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại”, “khối óc toàn diện nhất trong số những nhà triết học Hi Lạp”, “vị bá chủ về tư tưởng” người được mệnh danh là người khởi xướng ra tư tưởng phân quyền thì không đặt tên cho từng loại quyền lực nhà nước mà chỉ đặt tên cho các cơ nắm giữ. Ông là người đưa ra tư tưởng cho rằng để đảm bảo sự công bằng, đ ể có những đạo luật công bằng thì nhà nước phải được tổ chức quy c ủ h ơn. Từ đó, ông tập hợp, sắp xếp và phân tích các hiến pháp và đạo luật c ủa các nhà nước khác nhau. Qua khảo sát các cơ quan chính trị nhà n ước, ông phân chia chúng thành ba bộ phận: cơ quan làm luật hay còn gọi là c ơ quan nghị luận,cơ quan thực thi pháp luật hay cơ quan hành pháp, c ơ quan phán xử theo luật hoặc cơ quan xét xử. Ông đã đưa ra các phân tích cơ cấu và hoạt độnh của cơ quan hành chính và tư pháp. Và ở các giai đo ạn sau, ông Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  7. Khúc Thu Huyền KT33D020 7 cũng khẳng định công dân có thể tham gia vào cả ba bộ ph ận : Hội nghị nhân dân, hành pháp và xét xử. Ngoài ra, Aristote còn trình bày về cách thức hình thành chức năng, thẩm quyền, thành viên, cấu tạo của từng bộ phận và khái quát về mối quan hệ giữa chúng. 3.Tư tưởng phân quyền của Polybe [201-120 trc.CN] Sau Aristote, Polybe - “nhà Hi L ạp La tinh hóa” - đã nêu lên đ ược tính độc lập tương đối cần có trong quyền lực và hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước. Trong tác phẩm “Lịch sử trong 40 quyển” của mình, khi xem xét về tổ chức và hoạt động của nhà nước La Mã cổ đại, Polybe khẳng định hiến pháp La Mã tập hợp ba nguyên tắc hàng đầu, ba hình thức cơ sở: chế độ quân chủ, chế độ quí tộc, chế độ dân chủ. Nó pha trộn ba yếu tố một cách thỏa đáng nhất. Trong quá trình đề cập nội dung tư tưởng của mình, Polybe đã xem xét vấn đề và đi xa h ơn Aristote ở chỗ ông đòi hỏi các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước phải độc lập với nhau, không được vượt quyền nhau song lại phải hợp tác với nhau từ đó mang lại hiệu quả cao cho hoạt động nhà nước. Trong thời kỳ chế độ phong kiến tồn tại, các tư tưởng về tổ chức bộ máy nhà nước của Aristote và Polybe hầu như không được đề cập đ ến. Các nhà tư tưởng giai đoạn này chủ yếu ủng hộ th ể ch ế nhà nước t ập quyền, đề cao vai trò của một vị minh chủ đứng đầu nhà nước là vua. Đến cuối chế độ phong kiến và khi cách mạng tư sản bùng nổ, dưới ảnh hưởng về tư tưởng của “Chủ nghĩa nhân văn” và “Hệ tư tưởng Phục hưng”, nhiều nhà tư tưởng thể hiện rõ quan điểm phản đối ch ế đ ộ phong kiến tập quyền, nêu lên tư tưởng về các quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người như quyền tự do, tư hữu, bình đẳng và tư t ưởng b ảo Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  8. Khúc Thu Huyền KT33D020 8 vệ quyền con người, thể hiện niềm tin, sức mạnh vào lý trí kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người. Họ đòi hỏi phải đề cao vai trò của pháp luật và sự tuân thủ pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động c ủa nhà nước đồng thời thể hiện nhu cầu cấp thiết về việc phân chia quy ền l ực nhà nước. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng của Aristote và Polybe được “phục hưng”, được kế thừa và phát triển bởi phái “Bình quan”[leveller] ở Anh, John Locke, Montesquieu và một số tác giả khác. 4.Tư tưởng phân quyền của John Locke [1632-1704] John Locke - nhà tư tưởng Anh nổi tiếng của thế kỷ XVII, người mà tư tưởng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà lập quốc Hoa Kỳ - đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Aristote. Ông cho rằng sự phân chia hay phân biệt quyền lực nhà nước là điều kiện đầu tiên và quan trọng nh ất đ ể đảm bảo tự do. Tư tưởng phân quyền của ông được thể hiện ch ủ y ếu trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính phủ”, ở đó, ông phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và liên h ợp, t ương ứng với nó là ba lĩnh vực hoạt động đảm bảo ba quyền đó: luật pháp - sự quyết định chung, áp dụng luật pháp- hành chính, tư pháp và lĩnh v ực cu ối cùng là các quan hệ quốc tế. Về chủ thể thực thi ba quyền này, theo Locke, quy ền làm ra lu ật là thuộc quốc hội - cơ quan lập pháp có quyền lực tối cao - sự thành lập cơ quan lập pháp là đạo luật đầu tiên và cao nhất của xã hội, là tiền đề cho tất cả các đạo luật thực thi của nó. Quốc hội không cần luôn luôn hi ện diện song phải thường xuyên hiện diện một cơ quan khác phụ trách việc thực hiện các đạo luật đã được làm ra và vẫn còn hiệu lực. Vì vậy, một số thành viên khác của xã hội, với số lượng hạn chế sẽ được giao áp dụng pháp luật. Hai quyền lực sẽ khác nhau vì Quốc hội làm ra luật nh ưng Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  9. Khúc Thu Huyền KT33D020 9 không thi hành nó và những người thi hành nó sẽ không có m ặt trong Qu ốc hội. Dù do các chủ thể khác nhau nắm giữ nhưng hai thứ quy ền lực l ập pháp và hành pháp phải luôn chia tách với nhau và có m ối quan h ệ ch ặt chẽ. Quyền hành pháp thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành luật, bổ nhiệm các bộ trưởng và các chức vụ khác.Ngoài ra, nhà vua cũng nắm quyền liên hợp - là quyền lực để áp dụng những qui t ắc c ủa pháp quyền quốc tế công tư - tức là thực hiện việc giải quy ết các vấn đ ề chi ến tranh, hòa bình và đối ngoại. Sắp xếp vị trí ba quyền, Locke đặt quy ền lập pháp là tối cao, ông cho rằng dù có tính độc lập với các ngành chính quy ền khác thì nó vẫn phải được duy trì mãi mãi. Theo ông, ai có th ể đ ặt ra lu ật cho người khác thì phải được đặt cao hơn, chính quyền lập pháp- những người có quyền đề ra pháp luật cho tất cả mọi bộ phận, thành viên trong xã hội, qui định các qui tắc hành vi và đủ sức trừng trị khi pháp lu ật b ị xâm phạm - phải là tối cao và các ngành chính quy ền khác với t ư cách là thành viên hoặc bộ phận đều bắt nguồn từ đó và phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên, theo Locke, ngay cả quyền lập pháp dù tối cao vẫn chịu nh ững hạn chế nhất định. Ông khẳng định quyền lực tối cao không phải là có thể làm m ọi cái mà nó muốn, quyết định một cách độc tài, tự do tước đoạt một ph ần lợi ích của thần dân theo ý muốn của mình. Hiến pháp qui đ ịnh v ề gi ới hạn, phạm vi của quyền lập pháp, cơ quan lập pháp chỉ được hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp qui định. Quyền làm luật thuộc về duy nhất cơ quan lập pháp và mọi đạo luật được thông qua đều ph ải phù h ợp với hiến pháp. Trong học thuyết của mình, Locke đưa ra b ốn đi ều ki ện hạn chế quyền lập pháp: luật pháp áp dụng cho mọi người bất luận giàu nghèo sang hèn; luật pháp đem lại hanh phúc cho nhân dân, luật pháp không được tăng thuế khi nhân dân hay người đại diện của nhân dân chưa đồng ý; cơ quan lập pháp là độc lập không chuyển vào cơ quan khác. Đề cập về Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  10. Khúc Thu Huyền KT33D020 10 quyền hành pháp và cơ quan hành pháp, Locke đưa ra quan điểm quyền lập pháp là quyền thi hành các đạo luật, cơ quan hành pháp là c ơ quan th ực hành sự ủy quyền từ phía cơ quan lập pháp.Hoạt động của cơ quan hành pháp luôn có tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nếu công dân “có th ể làm t ất cả những gì mà luật không cấm” thì cơ quan hành pháp “chỉ được làm những gì mà luật cho phép”, sự cho phép là có giới h ạn, đề phòng s ự lạm quyền. Cơ quan tư pháp - nắm giữ quyền xét xử tội phạm hình sự và các tranh chấp dân sự để bảo vệ luật pháp- đảm bảo thực hiện sự kiềm ch ế đối trọng giữa ba quyền bằng việc kiểm tra giám sát đối với hoạt đ ộng của cơ quan lập pháp và hành pháp. Trong trường hợp cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì cơ quan tư pháp sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích, sự tự do của người đã bị xâm hại. Như vậy, trong hệ thống phân quyền, cơ quan tư pháp có một vị trí đặc biệt. Locke cũng cho rằng các cơ quan quy ền lực nhà nước dù có mối quan hệ chặt chẽ và luôn phối h ợp với nhau song c ần xác đ ịnh rõ nhiệm vụ của mình để thực hiện đúng chức năng không lấn sang hoạt động của cơ quan khác. Như vậy có thể nói, Locke đã lý giải khá cặn kẽ về các loại quyền lực nhà nước, nội dung, phạm vi giới h ạn của từng quyền, về vị trí và mối quan hệ giữa các loại quyền lực nhà nước. 5. Tư tưởng phân quyền của Montesquieu [1689 - 1775] Quan điểm của Locke về sau được kế thừa và phát triển bởi Montesquieu- nhà khai sáng vĩ đại của Pháp thế kỉ XVIII. Trong tác phẩm “ Tinh thần pháp luật”, điểm đầu tiên, Montesquieu cũng phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quy ền t ư pháp. Quyền lập pháp là quyền làm luật, sửa đổi hoặc hủy bỏ luật, giám Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  11. Khúc Thu Huyền KT33D020 11 sát việc thi hành luật. Quyền hành pháp là quyền nghị hòa hay khai chi ến, đón tiếp các sứ thần, thiết lập an ninh, đề phòng sự xâm lược. Quyền tư pháp là quyền trừng phạt các tội phạm, phân xử các vụ tranh ch ấp gi ữa các tư nhân. Như vậy, Montesquieu phân chia các quyền và xác định n ội dung từng quyền đầy đủ và hoàn chỉnh hơn Locke. Montesquieu cho rằng quyền lập pháp thể hiện ý chí chung của quốc gia nên phải trao vào tay nhiều người, tức là một cơ quan, thì luật pháp mới được quy đ ịnh m ột cách hoàn hảo. Cơ quan này bao gồm đại diện của quần chúng và g ồm hai bộ phận: đại biểu của quý tộc và đại biểu của dân chúng. Quy ền phán xét do những người là đại biểu dân chúng nắm giữ lập thành tòa án. Điểm thứ hai mà Montesquieu đề cập trong tư tưởng phân quy ền của mình là sự chuyên môn hóa của các công quyền, tức là mỗi cơ quan công quyền chỉ chuyên chú và thu hẹp hoạt động của mình vào việc thực hiện chức nămg riêng, không xâm lấn sang lĩnh vực hoạt động của các c ơ quan khác. Chẳng hạn, Quốc hội chỉ nắm giữ toàn bộ quyền lập pháp không tham dự vào việc thực hiện pháp luật, Chính phủ nắm giữ toàn bộ quyền hành pháp, còn toàn bộ quyền tư pháp thuộc về tòa án n ắm gi ữ. S ự phân chia và tách biệt như vậy là để đảm bảo tự do, công b ằng, đ ồng th ời tránh được sự chuyên quyền độc đoán, lạm quyền trong việc th ực hiện quyền lực nhà nước. Theo ông, mọi tự do sẽ biến mất nếu m ột ng ười hay một tập đoàn người nắm giữ cả ba quyền: làm luật, thi hành luật và xét xử vi phạm luật. Bởi lẽ, khi mà quyền lập pháp và quy ền hành pháp nh ập l ại trong tay một người hay một viện thì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. N ếu quy ền t ư pháp không tách khỏi quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân vì quan tòa sẽ là người đ ặt ra lu ật. N ếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa s ẽ có c ả s ức Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  12. Khúc Thu Huyền KT33D020 12 mạnh của kẻ đàn áp. Sự phân chia và tách biệt ấy không nh ững ngăn ch ặn sự độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo tự do cho công dân mà còn đảm bảo tính độc lập và vị trí ngang hàng về quyền lực giữa ba loại cơ quan công quyền. Song sự phân quyền chỉ là triệt để về mặt lí luận, còn thực tế sự độc lập của các cơ quan công quyền chỉ mang tính chất tương đối, vì chúng là ba nhánh của một cây quyền l ực th ống nh ất là quyền lực nhà nước nên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Điểm thứ ba được Montesquieu đề cập trong nội dung h ọc thuy ết phân quyền là: giữa các cơ quan nhà nước cấp cao th ực hiện ch ức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp tồn tại thế cân bằng quyền lực dưới sự tác động của một hệ thống kiềm chế và đối trọng. Cả ba loại quy ền ấy cùng hoạt động trên cơ sở luật pháp, các đạo luật có hiệu lực th ường xuyên ổn dịnh và cần liên tục thực hiện, giám sát thực hiện nên luôn luôn c ần có chính quyền theo dõi thực hiện chúng. Sự phân bố quyền l ực nhà n ước cần đảm bảo không có cơ quan nào nắm trọn vẹn quy ền lực trong tay, l ấn át chi phối hoàn toàn hoạt động của các cơ quan khác, đồng th ời không có cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm tra giám sát tự phía các cơ quan khác. Quyền lực nhà nước và quyền lực của từng cơ quan đều b ị h ạn ch ế trong một phạm vi nhất định và chịu sự kiềm chế từ phía các cơ quan khác. Như vậy, mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền thể hiện theo hai hướng: chủ yếu là kiềm chế và đối trọng song cũng có sự phối h ợp trong một số hoạt động nhất định. Chẳng hạn: khi tham gia vào nhà nước, nhân dân không chuyển giao toàn bộ quyền của mình cho nhà nước mà chỉ chuyển giao một phần quyền ấy nhằm đảm bảo một số lợi ích nào đó. Do đó, quyền lực nhà nước được thực hiện nhân danh nhân dân, vì quy ền l ợi c ủa nhân dân chỉ trong lĩnh vực mà nó được ủy quy ền. Trong m ối quan h ệ với Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  13. Khúc Thu Huyền KT33D020 13 công dân, nhà nước không chỉ có quyền mà có nghĩa vụ phải hoàn thành s ự mệnh của mình trước nhân dân. Cơ quan lập pháp có thể can thiệp vào việc tổ ch ức của bộ máy hành pháp thông qua việc lựa chọn các thành viên c ủa chính ph ủ ho ặc phê chuẩn sự lựa chọn ấy. Quốc hội có thể kiềm chế hoạt động của chính phủ thông qua bày tỏ ý kiến và thỉnh nguyện của mình, kiểm tra giám sát thông qua hoạt động của các ủy ban điều tra của quốc hội, qua chất vấn các thành viên chính phủ… Ngược lại chính phủ cũng thực hiện sự kiềm chế đối trọng đối với quốc hội bằng các hoạt động như: triệu tập hoặc bế mạc các khóa họp của quốc hội, có thể thiết lập nghị trình của quốc h ội, đề nghị các vấn đề mà quốc hội sẽ thảo luận hoặc quy ết định, có th ể ph ủ quyết tuyệt đối hoặc hạn chế đối với các đạo luật mà quốc hội thông qua, có thể ban hành hoặc không ban hành các đạo luật của qu ốc h ội, th ậm chí có thể giải tán quốc hội trước thời hạn. Sự kiềm chế của tòa án đối với quốc hội thể hiện ở chỗ tòa án có thể kiểm soát tính hợp lý của các đạo luật của quốc hội, nếu tòa án thấy nó là vô lý thì đ ạo lu ật đó s ẽ vô hi ệu vì tòa án sẽ không áp dụng nó.Quốc hội kiềm chế tòa án bởi quốc hội là cơ quan tòa án tối cao, xét xử tất cả các bản án bị kháng án trong cả nước. Thẩm phán trong quá trình xét xử phải tuân theo qui định c ủa quốc h ội.V ề mối quan hệ giữa cơ quan hành pháp và lập pháp, ông chỉ ra rằng: thẩm phán có thể do cơ quan hành pháp bổ nhiệm nhưng sau đó không phụ thuộc vào cơ quan hành pháp nữa hoặc có thể trực tiếp do dân bầu. Tòa án thì có quyền xét xử các cơ quan hành chính trong các v ụ án hành chính. Như vậy, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước luôn luôn tồn tại mối quan hệ qua lại, phân chia, hạn chế nhau trong ph ạm vi hoạt đ ộng và ki ềm ch ế đối trọng nhau. Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  14. Khúc Thu Huyền KT33D020 14 Tìm hiểu tư tưởng phân quyền của Locke và Montesquieu ta th ấy, nếu như thuyết phân quyền của Locke hình thành trên cơ sở sự suy diễn pháp lý diễn dịch từ thực tiễn sinh động của lịch s ử kết h ợp v ới s ự k ế thừa tư tưởng của các bậc tiền bối thì thuyết phân quyền của Montesquieu “không phải là kết quả của một sự suy luận pháp lý diễn dịch mà trái l ại, là một qui tắc của nghệ thuật chính trị, một thủ đoạn chính trị, hơn nữa, một “bí quyết” chính trị và đồng thời, nguồn cảm hứng của sự suy luận của Montesquieu chính là sự quan sát Hiến pháp nước Anh, chính thể nước đó thời bấy giờ”, tất nhiên là kết h ợp với s ự k ế th ừa t ư t ưởng c ủa nh ững người đi trước mà chủ yếu là Aristote và Locke. Sau Montesquieu cũng có một số tác giả đề cập đ ến tư t ưởng phân quyền song không ai đề cập một cách chi tiết, cụ th ể và toàn di ện nh ư ông.Ví dụ như Rouseau[1712-1778] đã từng nhận xét:tuy về nguyên tắc thì quyền lực nhà nước gồm hai phần, phần này ràng buộc phần kia do năng quyền ngăn cản hỗ tương. Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập pháp ràng buộc.Quyền xét xử thì sẽ trở nên “vô hình và vô hiệu”. Ba quyền này cấu thành một trạng thái ngh ỉ ngơi hay một trạng thái bất động. Nhưng mà vì sự chuyển vận cần thiết của các sự vật, ba quyền ấy buộc phải tiến tới, cả ba đều cùng ph ải ti ến tới. Tóm lại tư tưởng phân chia quyền lực không th ể hi ểu theo m ột nghĩa cứng nhắc tức là quyền lực nhà nước được chia thành ba lo ại quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, ba quyền đó được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện, các cơ quan đó ngang hàng nhau kiềm chế đối trọng nhau kiểm soát nhau theo nguyên t ắc quyền lực “ngăn cản quyền lực”. Mà phải hiểu theo một nghĩa “linh hoạt” Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  15. Khúc Thu Huyền KT33D020 15 hơn: đó là mặc dù chia ra ba quyền do ba cơ quan khác nhau n ắm gi ữ song giữa ba quyền ấy không phải độc lập một cách tuyệt đối với nhau mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau bởi chúng là ba nhánh của một cây quyền lực- đó là quyền lực nhà nước. Mối quan h ệ ấy có thể là đặc biệt khăng khít và chặt chẽ hơn giữa cơ quan hành pháp và lập pháp. Nhưng cũng không có nghĩa là “Tam quyền phân lập” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.Tư tưởng phân quyền vẫn còn tồn tại và thể hiện ở các mức độ khác nhau ở nhiều nước. Với nhiều chính thể khác nhau: từ cộng hòa Đại nghị đến cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa h ỗn h ợp đ ến C ộng hòa xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Riêng ở Việt Nam mức độ vận dụng những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc này đã trải qua những bước thăng trầm nhất định có những lúc khá rõ có những lúc lại rất mờ nhạt. Hiện nay những hạt nhân hợp lý của nó đã được vận dụng rộng rãi h ơn, rõ rệt h ơn trước nhiều. Điều đó được thể hiện ở chỗ mặc dù quyền lực nhà nước vẫn là tập trung thống nhất song đã có sự phân công rành mạch gi ữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, tương ứng với ba cơ quan quyền lực là quốc hội, chính phủ, tòa án tối cao và viện ki ểm sát nhân dân t ối cao. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và ph ối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền:lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Quyền lực nhà nước bao gồm ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không ngừng hoàn thi ện h ệ th ống tổ chức bộ máy nhà nước, xác định rõ chức năng, quyền hạn, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong vi ệc th ực thi ba quyền đó”. Đó phải chăng chính là sự thừa nhận, khẳng đ ịnh một ph ần trong nội dung của học thuyết phân quyền. Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật
  16. Khúc Thu Huyền KT33D020 16 Thay lời kết luận: Tư tưởng phân quy ền là k ết qu ả t ất y ếu c ủa s ự phát triển tư tưởng chính trị pháp lý của nhân loại trong quá trình trăn trở đề tìm kiếm cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Xu ất phát điểm và là mục đích của tư tưởng phân quyền do các nhà tư tưởng tiến bộ đề ra là để đảm bảo cho sự hoạt động của nhà nước đ ều dựa trên cơ sở và bị ràng buộc bởi pháp luật, không một tổ chức, cá nhan nào có thể đứng trên hoặc hoàn toàn có thể thoát khỏi sự ràng buộc đó.Vì thế, phân quyền là một trong những thành tựu to lớn của tư duy chính trị pháp lý tiến bộ, trở thành tài sản tinh thần đáng trân trọng và có giá trị phổ biến.Nó nảy sinh từ thực tiễn tổ chức nhà nước Athens, La Mã cổ đ ại rồi đ ược các nhà tư tưởng như Aristote, Locke, Montesquieu khái quát thành nội dung tư tưởng đơn giản cho đến tương đối hòan thiện. Trong đó, Montesquieu là người trình bày một cách đày đủ, toàn diện và có h ệ th ống nh ất vì th ế Montesquieu được coi là tác giả xuất sắc nhất về tư tưởng phân quyền. Bài tập học kỳ Môn Lí luận nhà nước và pháp luật

Page 2

YOMEDIA

Có thể nói rằng nếu các tư tưởng về nhà nước luôn luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại thì những tư tưởng về vấn đề quyền lực nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực ấy lại giữ vị trí cơ bản và trọng yếu trong các tư tưởng đó.

18-05-2011 408 54

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề