Bài tập lý thuyết xác xuất và thống kê toán năm 2024

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về biến cố, xác suất của biến cố, các công thức tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, các quy luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên, các số đặc trưng chính của đại lượng ngẫu nhiên, lý thuyết ước lượng, lý thuyết kiểm định, và các bài toán ứng dụng các kiến thức này trong thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế-xã hội. Từ đó, giúp người học phát triển tư duy logic và sử dụng các công cụ toán học cơ bản để tiếp thu kiến thức trong các học phần tiếp theo như: Nguyên lý thống kê, Kinh tế lượng, Các phương pháp và mô hình dự báo kinh tế - xã hội, Quản trị rủi ro, ... Hơn nữa, học phần còn giúp người học bước đầu tiếp cận phương pháp định lượng đối với các vấn đề kinh tế - xã hội.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Học phần: Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Trình độ đào tạo: Đại học

1. Tên học phần [tiếng Việt]: Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Tên học phần [tiếng Anh]: Probability Theory and Mathematical Statistics

2. Mã học phần: AMAT0111

3. Số tín chỉ: 3[36,18]

4. Cấu trúc:

- Giờ lý thuyết: 36

- Giờ thảo luận: 18

- Giờ thực hành: 0

- Giờ báo cáo thực tế: 0

- Giờ tự học: 96

5. Điều kiện của học phần

- Học phần tiên quyết:

Mã HP:

- Học phần học trước:

Mã HP:

- Học phần song hành:

Mã HP:

- Điều kiện khác:

6. Mục tiêu của học phần

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về biến cố, xác suất của biến cố, các công thức tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, các quy luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên, các số đặc trưng chính của đại lượng ngẫu nhiên, lý thuyết ước lượng, lý thuyết kiểm định, và các bài toán ứng dụng các kiến thức này trong thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế-xã hội. Từ đó, giúp người học phát triển tư duy logic và sử dụng các công cụ toán học cơ bản để tiếp thu kiến thức trong các học phần tiếp theo như: Nguyên lý thống kê, Kinh tế lượng, Các phương pháp và mô hình dự báo kinh tế - xã hội, Quản trị rủi ro, ... Hơn nữa, học phần còn giúp người học bước đầu tiếp cận phương pháp định lượng đối với các vấn đề kinh tế - xã hội.

7. Chuẩn đầu ra của học phần

Chuẩn đầu ra của học phần

Mã hóa

  1. Nắm vững các kiến thức cơ bản của học phần về biến cố và xác suất của biến cố; một số quy luật phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên; các số đặc trưng chính của đại lượng ngẫu nhiên; ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết thống kê về tham số của đại lượng ngẫu nhiên.

CLO1

  1. Có phương pháp tư duy logic để giải các bài toán xác suất, ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết thống kê về tham số của đại lượng ngẫu nhiên.

CLO2

  1. Vận dụng các kiến thức của học phần trong giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến ứng dụng của xác suất trong kinh tế-tài chính như đo lường rủi ro, đánh giá danh mục đầu tư,… và liên quan đến ước lượng tham số và kiểm định các giả thuyết thống kê.

CLO3

  1. Có phương pháp và kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; có kĩ năng thuyết trình trước đám đông; có thái độ làm việc tích cực; có khả năng lập kế hoạch, làm việc chủ động và có trách nhiệm.

CLO4

8. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

- Tiếng Việt:

Học phần thuộc khối kiến thức cơ sở trong chương trình đào tạo của nhiều chuyên ngành. Học phần được kết cấu thành hai phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng liên quan chặt chẽ về nội dung:

+ Phần lý thuyết xác suất cung cấp các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến cố, các định lý xác suất; đại lượng ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế.

+ Phần thống kê toán bao gồm các nội dung: cơ sở lý thuyết mẫu, các bài toán ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê.

- Tiếng Anh:

The module belongs to the basic knowledge block in the program of many majors. The module is structured into two parts that are relatively independent in structure but closely related in content:

+ The probability theory section provides knowledge of random trials, event, probability of event, probability theorems; random variables and the rules of probability distribution, characteristics of random variables, some common distributions in practice.

+ The mathematical statistics section includes the following contents: theoretical basis for samples, estimation and statistical hypothesis testing problems.

9. Cán bộ giảng dạy học phần

9.1. CBGD cơ hữu:

1. TS. GVC. Trịnh Thị Hường

2. TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

3. TS. GVC. Vũ Thị Huyền Trang

4. ThS. GVC. Nguyễn Đức Minh

5. ThS. GVC. Lê Văn Tuấn

6. ThS. GVC. Lê Thị Thu Giang

7. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm

8. ThS. Đàm Thị Thu Trang

9. ThS. Trần Anh Tuấn

9.2. CBGD kiêm nhiệm:

9.3. CBGV thỉnh giảng:

9.4. Chuyên gia thực tế:

10. Đánh giá học phần

Thành phần

đánh giá

Trọng

số

Bài đánh giá

Trọng số con

Rubric

Liên quan đến CĐR của HP

Hướng dẫn

đánh giá

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

A1. Đánh giá chuyên cần [ ]

0,1

Chuyên cần

0,8

R1

CLO1

CLO2

CLO4

GV đánh giá mức độ đi học đầy đủ, chuyên cần của SV

Đóng góp trên lớp

0,2

CLO1

CLO2

CLO4

GV đánh giá mức độ phát biểu, trao đổi ý kiến của SV liên quan đến bài học và hiệu quả của các đóng góp;

Mức độ vi phạm kỷ luật của SV trên lớp [Vào lớp muộn, gây mất trật tự, không chú ý nghe giảng,không tuân thủ điều hành của GV]

A2. Đánh giá thực hành [ ]

0,3

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

2.1. Điểm kiểm tra [Đkt]

0,15

Bài kiểm tra viết

1

GV chấm bài kiểm tra theo thang điểm 10

2.2. Điểm đổi mới phương pháp học tập [Đđm]

0,15

Bài thảo luận nhóm

0,5

R2

GV đánh giá mức độ đạt yêu cầu về hình thức và nội dung bài thảo luận nhóm

Thuyết trình, phản biện, giải quyết tình huống của nhóm

0,3

R3

GV đánh giá phần trình bày slide, khả năng thuyết trình và bảo vệ bài báo cáo hoặc đánh giá bài nhận xét và tư duy phản biện của nhóm

Điểm thưởng

0,2

R4

Các nhóm thảo luận tổ chức họp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào kết quả chung và việc chấp hành sinh hoạt nhóm của từng thành viên trong nhóm

A3. Thi hết học phần [ ]

0,6

Bài thi cuối kỳ: Thi tự luận theo Ngân hàng đề thi

1

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Bộ môn phân công GV chấm bài thi theo quy định của khảo thí

- Thang điểm 10 được sử dụng để đánh giá học phần bao gồm các điểm thành phần, điểm thi cuối kỳ và điểm học phần theo quy định của khảo thí như sau:

[1] Điểm học phần được tính theo công thức sau: Đhp =

Trong đó: Đhp: Điểm học phần, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân

Đi: Điểm thành phần i [i = 1, 2, 3]

ki: Trọng số điểm thành phần i [i = 1,2,3]

[2] Điểm thực hành được tính theo công thức sau: Đth =

Trong đó: Đth: Điểm thực hành, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân

Đkt: Điểm kiểm tra trung bình các bài kiểm tra Đkt =

[ : Điểm kiểm tra thứ i; n: Số bài kiểm tra]

Đđm: Điểm đổi mới phương pháp học tập, lấy chính xác đến 1 chữ số thập phân.

Điểm đổi mới có thể có nhiều điểm thành phần sẽ được tính như sau: Đđm = å ki Đđmi

[Đđmi: Điểm đổi mới phương pháp học tập thành phần thứ i

ki: Trọng số điểm đổi mới phương pháp học tập thành phần thứ i]

- Điểm học phần sau đó quy đổi sang thang điểm chữ.

Thành phần

đánh

giá

Tiêu chí

đánh giá

Mức độ đạt chuẩn quy định

Trọng số

Mức F

[0-3,9 điểm]

Mức D

[4,0-5,4 điểm]

Mức C

[5,5-6,9 điểm]

Mức B

[7,0-8,4 điểm]

Mức A

[8,5-10 điểm]

R1

Chuyên cần

Vắng mặt

trên 40%

Vắng mặt

từ trên 30-40%

Vắng mặt

từ trên 20-30%

Vắng mặt

từ trên 10-20%

Vắng mặt

từ 0-10%

0,8

Ý thức

học tập trên lớp

Không phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học; có rất nhiều vi phạm kỷ luật

Hiếm khi phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học; có nhiều vi phạm kỷ luật

Thỉnh thoảng phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học; thỉnh thoảng vi phạm kỷ luật

Thường xuyên phát biểu và trao đổi ý kiến cho bài học; hiếm khi vi phạm kỷ luật

Tích cực phát biểu, trao đổi ý kiến cho bài học, các đóng góp rất hiệu quả; không vi phạm kỷ luật

0,2

R2

Hình thức bài thảo luận nhóm

Sơ sài, không đủ dung lượng

Đủ dung lượng, trình bày rõ ràng

Rõ ràng, logic

Rõ ràng, logic, phong phú

Rõ ràng, logic, phong phú, đẹp, sáng tạo

0,1

Nội dung bài thảo luận nhóm

Không có nội dung hoặc nội dung không phù hợp yêu cầu

Nhiều nội dung không phù hợp yêu cầu, luận giải không rõ ràng

Một số nội dung chưa phù hợp yêu cầu, chưa luận giải rõ ràng

Nội dung phù hợp yêu cầu, luận giải rõ ràng và dễ hiểu

Nội dung rất phù hợp yêu cầu, luận giải rất rõ ràng và rất dễ hiểu

0,9

R3

Trình

bày slide

hoặc

Bài nhận xét phản biện

Slide trình bày quá sơ sài, nhiều lỗi, không có hình ảnh minh họa

Hoặc

Bài nhận xét phản biện quá sơ sài, không đúng yêu cầu

Slide trình bày với số lượng phù hợp, lỗi còn khá nhiều và ít hình ảnh minh họa

Hoặc

Bài nhận xét phản biện sơ sài, hầu hết các nội dung luận giải chưa chặt chẽ

Slide trình bày với bố cục logic, thỉnh thoảng còn lỗi, hình ảnh minh họa chưa rõ ràng

Hoặc

Bài nhận xét khá đầy đủ, một số nội dung luận giải chưa chặt chẽ

Slide trình bày với bố cục logic, rõ ràng, hầu như không có lỗi, hình ảnh minh họa tương đối đẹp, thể hiện tương đối thành thạo trong trình bày

Hoặc

Bài nhận xét đầy đủ, luận giải tương đối chặt chẽ

Slide trình bày với bố cục logic, rõ ràng, không có lỗi, hình ảnh minh họa đẹp, thể hiện sự thành thạo trong trình bày

Hoặc

Bài nhận xét rất đầy đủ, sắc sảo, luận giải chặt chẽ

0,5

Thuyết

Trình, bảo vệ

hoặc

Nêu câu hỏi phản biện

Trình bày không logic, vượt quá thời gian quy định; Phát âm không rõ, giọng

nói nhỏ; Người nghe không hiểu; Trả lời câu hỏi yếu

Hoặc

Tư duy phản biện yếu, câu hỏi không đúng trọng tâm

Bài trình bày đầy đủ; Giọng nói nhỏ, phát âm còn một số từ không rõ, sử dụng thuật ngữ phức tạp, chưa có tương tác với người nghe khi trình bày; Trả lời câu hỏi kém

Hoặc

Tư duy phản biện kém, hầu hết câu hỏi đặt ra không đúng trọng tâm

Phần trình bày có bố cục rõ ràng; Giọng nói vừa phải, rõ ràng, dễ nghe, thời gian trình bày đúng quy định, thỉnh thoảng có tương tác với người nghe; Người nghe có thể hiểu và kịp theo dõi nội dung trình bày; Trả lời câu hỏi trung bình

Hoặc

Tư duy phản biện trung bình; Một số câu hỏi đặt ra chưa đúng trọng tâm

Phần trình bày ngắn gọn, dễ hiểu. Sử dụng các thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Bố cục rõ ràng. Giọng nói rõ ràng, lưu loát. Thời gian trình bày đúng quy định. Tương tác tốt với người nghe. Người nghe có thể hiểu được nội dung trình bày; Trả lời câu hỏi chặt chẽ

Hoặc

Tư duy phản biện tương đối chặt chẽ; Câu hỏi phản biện hay

Phần trình bày ngắn gọn. Bố cục rõ ràng. Giọng nói rõ ràng, lưu loát. Thu hút sự chú ý của người nghe, tương tác tốt với người nghe. Người nghe có thể hiểu và theo kịp tất cả nội dung trình bày. Thời gian trình bày đúng quy định; Trả lời câu hỏi sắc sảo, rất chặt chẽ

Hoặc

Tư duy phản biện sắc sảo, chặt chẽ; Câu hỏi phản biện rất hay

0,3

R4

Điểm thưởng

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm rất thấp; Không hoàn thành nhiệm vụ được giao

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm thấp; Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức thấp

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm trung bình; Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức trung bình

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm tích cực; có đóng góp tương đối hiệu quả; Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Mức độ tham gia sinh hoạt nhóm, tham gia vào việc thảo luận của nhóm, hợp tác với nhóm rất tích cực; có đóng góp hiệu quả; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

0,2

11. Danh mục tài liệu tham khảo của học phần

TT

Tên tác giả

Năm XB

Tên sách, giáo trình,

tên bài báo, văn bản

NXB, tên tạp chí/nơi ban hành VB

Giáo trình chính

1

Mai Chi, Trần Doãn Phú

2008

Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán

NXB Thống kê

Sách giáo trình, sách tham khảo

2

Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh

2012

Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán

NXB ĐH KTQD

3

Trần Doãn Phú, Nguyễn Thọ Liễn

2010

Hướng dẫn giải bài tập Xác suất và Thống kê toán

NXB Thống kê

4

Nguyễn Cao Văn

2009

Bài tập Xác suất và thống kê toán

NXB ĐH KTQD

5

Nguyễn Bá Minh, Mai Hải An, Hoàng Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Đức Minh, Vũ Thị Huyền Trang, Trần Anh Tuấn.

2020

Xác suất và Thống kê toán dành cho sinh viên khối ngành kinh tế

NXB Khoa học và Kỹ thuật

6

F.M. Dekking, C. Kraaikamp, H.P. Lopuhaa¨, L.E. Meester]

2005

A Modern Introduction to Probability and Statistics

Springer-Verlag London Limited

Các website, phần mềm, ...

7. //www.statista.com/

//www.rstudio.com, …

8. Excel, R, Eviews, …

12. Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần

STT

Các nội dung cơ bản theo chương, mục

[đến 3 chữ số]

Phân bổ

thời gian

CĐR của chương

Phương pháp

giảng dạy

Hoạt động học của SV

Tài liệu tham khảo

LT

TL/TH

KT

1

Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên

1.1. Bổ túc về giải tích kết hợp

1.1.1. Chỉnh hợp

1.1.2. Hoán vị

1.1.3. Tổ hợp

1.1.4. Chỉnh hợp lặp

1.2. Biến cố ngẫu nhiên. Mối liên hệ giữa các biến cố ngẫu nhiên

1.2.1. Định nghĩa phép thử, biến cố

1.2.2. Các phép tính về biến cố

1.2.3. Mối quan hệ giữa các biến cố

1.3. Xác suất của biến cố

1.3.1. Khái niệm về xác suất của biến cố ngẫu nhiên

1.3.2. Định nghĩa cổ điển về xác suất

1.3.3. Định nghĩa thống kê về xác suất 1.4. Các định lý cơ bản về xác suất

1.4.1. Định lý nhân xác suất

1.4.2. Định lý cộng xác suất

1.4.3. Công thức xác suất đầy đủ, công thức Bayes

9

CLO1

CLO2

CLO3 CLO4

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học

1. Chuẩn bị ở nhà

-Nghiên cứu tài liệu.

-Luyện tập.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

[1] Chương 1. [9– 40]

[2] Chương 1. [7– 73]

[3] Chương 1. [1-20]

[4] Chương 1. [9-20]

[5] Chương 1. [1-36]

[6] Chương 2-3 [13-46]

2

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên

2.1. Đại lượng ngẫu nhiên [ĐLNN] và luật phân phối xác suất của ĐLNN

2.1.1. Định nghĩa và phân loại ĐLNN

2.1.2. Quy luật phân phối xác suất của ĐLNN

2.2. ĐLNN nhiều chiều

2.2.1. Khái niệm về ĐLNN nhiều chiều

2.2.2. Quy luật phân phối xác suất của ĐLNN hai chiều

2.2.3. Quy luật phân phối xác suất của ĐLNN thành phần

2.2.4. Quy luật phân phối xác suất có điều kiện của các ĐLNN thành phần

2.2.5. Tính độc lập của các ĐLNN

2.2.6. Hàm của các ĐLNN

2.3. Các số đặc trưng chính của ĐLNN

2.3.1. Kỳ vọng toán

2.3.2. Trung vị

2.3.3. Mode

2.3.4. Phương sai, độ lệch chuẩn

2.3.5. Mô men, hệ số bất đối xứng và độ nhọn

2.4. Các số đặc trưng chính của ĐLNN hai chiều

2.4.1. Các số đặc trưng chính của các ĐLNN thành phần

2.4.2. Kỳ vọng toán và phương sai của hàm các ĐLNN

2.4.3. Covarian và hệ số tương quan

2.4.4. Kỳ vọng toán có điều kiện

5

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học

1. Chuẩn bị ở nhà

-Nghiên cứu tài liệu.

-Luyện tập.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

[1] Chương 2. [41-68]

Chương 3. [69-86]

[2] Chương 2. [74-132]

Chương 4. [198-254]

[3] Chương 2. [21-33]

[4] Chương 2. [34-64]

[5] Chương 2. [37-50]

Chương 3. [73-81]

[6]

Chương 4 [41-56]

Chương 5 [57-70]

Chương 7 [89-102]

Chương 9 [115-134]

Chương 10 [135-150]

3

Chương 3. Một số quy luật phân phối xác suất quan trọng

3.1. Quy luật phân phối nhị thức

3.1.1. Dãy phép thử Bernoulli

3.1.2. Định nghĩa

3.1.3. Các số đặc trưng của phân phối nhị thức

3.2. Quy luật phân phối Poisson

3.2.1. Định nghĩa

3.2.2. Các số đặc trưng của phân phối Poisson

3.3. Quy luật phân phối siêu bội

3.3.1. Định nghĩa

3.3.2. Các số đặc trưng của phân phối siêu bội

3.4. Quy luật phân phối đều

3.4.1. Định nghĩa

3.4.2. Các số đặc trưng của phân phối đều

3.5. Quy luật phân phối mũ

3.5.1. Định nghĩa

3.5.2. Các số đặc trưng của phân phối mũ

3.6. Quy luật phân phối chuẩn

3.6.1. Định nghĩa

3.6.2. Các số đặc trưng của phân phối chuẩn

3.6.3. Công thức tìm xác suất để ĐLNN phân phối chuẩn nhận giá trị trong khoảng [a,b]

3.6.4. Các định lý mở rộng

3.6.5. Phân vị

3.7. Quy luật phân phối Khi bình phương

3.7.1. Định nghĩa

3.7.2. Các số đặc trưng của phân phối Khi bình phương

3.7.3. Phân vị

3.8. Quy luật phân phối Student

3.8.1. Định nghĩa

3.8.2. Các số đặc trưng của phân phối Student

3.8.3. Phân vị

3.9. Quy luật phân phối Fisher – Snedecor

3.9.1. Định nghĩa

3.9.2. Các số đặc trưng của phân phối Fisher – Snedecor

3.9.3. Phân vị

6

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học

1. Chuẩn bị ở nhà

-Nghiên cứu tài liệu.

-Luyện tập.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi.

- Thảo luận.

[1] Chương 4. [87-116]

[2] Chương 3. [133-197]

[3] Chương 3. [34-53]

[4] Chương 3. [65-81]

[5] Chương 2. [50-72]

Chương 3. [82-108]

[6]

Chương 4 [41-56]

Chương 5 [57-70]

4

Bài kiểm tra số 1

1

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Chuẩn bị đề

Sinh viên làm bài kiểm tra

5

Hướng dẫn thảo luận, bài tập nhóm buổi 1 [hình thức trực tuyến]

3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình, hướng dẫn các nhóm lập đề cương thảo luận, bài tập của các nhóm.

1. Chuẩn bị ở nhà

- Chuẩn bị các bài tập, câu hỏi và các tình huống

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Làm bài tập.

- Đặt và nêu câu hỏi tình huống .

6

Chương 4. Mẫu ngẫu nhiên

4.1. Khái niệm về đám đông và mẫu, các phương pháp chọn mẫu, mẫu ngẫu nhiên

4.1.1. Đám đông

4.1.2. Mẫu

4.1.3. Các phương pháp chọn mẫu

4.1.4. Mẫu ngẫu nhiên

4.2. Các phương pháp mô tả mẫu

4.2.1. Dãy số liệu thống kê

4.2.2. Bảng phân phối thực nghiệm

4.2.3. Biểu đồ

4.2.4. Hàm phân phối thực nghiệm

4.3. Các đặc trưng mẫu quan trọng

4.3.1. Trung bình mẫu

4.3.2. Trung vị

4.3.3. Mode

4.3.4. Khoảng biến thiên

4.3.5. Phương sai mẫu

4.4. Mẫu ngẫu nhiên hai chiều

4.4.1. Khái niệm

4.4.2. Bảng phân phối thực nghiệm hai chiều

4.5. Quy luật phân phối xác suất của một số thống kê quan trọng

4.5.1. Trường hợp ĐLNN gốc X phân phối theo quy luật chuẩn

4.5.2. Trường hợp chưa biết quy luật phân phối xác suất của X nhưng kích thước mẫu lớn

4.5.3. Trường hợp hai ĐLNN gốc cùng phân phối theo quy luật chuẩn

4.5.4. Quy luật phân phối xác suất của tần suất mẫu

4

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học

1. Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Làm bài tập chương trước.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng

- Đặt câu hỏi liên quan.

- Luyện tập

[1] Chương 6[129-160]

[2] Chương 6[279-373]

[3] Chương 4[54-65

[5] Chương 4 [109-140]

[6] Chương 17[245-268]

7

Hướng dẫn thảo luận, bài tập nhóm buổi 2 [hình thức trực tuyến]

3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình và hướng dẫn các nhóm chỉnh sửa bản đề cương thảo luận, bài tập của các nhóm.

1. Chuẩn bị ở nhà

- Tổ chức

họp nhóm, phân công công việc cho thành viên

- Chuẩn bị đề cươmg bài thảo luận

- Chuẩn bị các câu hỏi và các tình huống

2. Hoạt động ở lớp

- Thuyết trình bản đề cương chi tiết.

- Đặt và nêu câu hỏi tình huống .

8

Chương 5. Ước lượng tham số của ĐLNN

5.1. Ước lượng điểm

5.1.1. Các phương pháp chọn thống kê ước lượng

5.1.2. Các tiêu chuẩn phản ánh bản chất tốt của ước lượng

5.2. Ước lượng bằng khoảng tin cậy

5.2.1. Khái niệm

5.2.2. Ước lượng kỳ vọng toán của ĐLNN

5.2.3. Ước lượng tỷ lệ

5.2.4. Ước lượng phương sai của ĐLNN phân phối theo quy luật chuẩn

5

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học

1. Chuẩn bị ở nhà

-Nghiên cứu tài liệu.

-Làm bài tập chương trước.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng.

- Đặt câu hỏi liên quan.

- Luyện tập.

[1] Chương 7[161-196]

[2] Chương 7[375-441]

[3] Chương 5[86-96]

[5] Chương 5[141-159]

[6] Chương 23[341-356]

9

Chương 6. Kiểm định giả thuyết thống kê

6.1. Khái niệm về kiểm định giả thuyết thống kê

6.1.1. Giả thuyết thống kê

6.1.2. Tiêu chuẩn kiểm định, miền bác bỏ, các loại sai lầm, quy tắc kiểm định

6.2. Kiểm định giả thuyết về các tham số

6.2.1. Kiểm định giả thuyết về kỳ vọng toán của ĐLNN

6.2.2. So sánh kỳ vọng toán của hai ĐLNN

6.2.3. So sánh kỳ vọng toán của nhiều ĐLNN phân phối chuẩn

6.2.4. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ của đám đông

6.2.5. So sánh hai tỷ lệ của hai đám đông

6.2.6. Kiểm định giả thuyết về phương sai của ĐLNN phân phối chuẩn

6.2.7. So sánh hai phương sai của hai ĐLNN phân phối chuẩn

6.3. Kiểm định phi tham số

6.3.1. Kiểm định giả thuyết về quy luật phân phối xác suất của ĐLNN

6.3.2. Kiểm định giả thuyết về tính độc lập giữa các ĐLNN

6.3.3. So sánh kỳ vọng toán của hai ĐLNN

5

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và hướng dẫn tự học

1. Chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu tài liệu.

- Làm bài tập chương trước.

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng

- Đặt câu hỏi liên quan.

- Luyện tập

[1] Chương 8[197-248]

[2] Chương 8[447-526]

[3] Chương 6[97-144]

[5]

Chương 5[160-173]

[6]

Chương 25,26,27,28[373-428]

10

Bài kiểm tra cuối kỳ

1

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

Chuẩn bị đề

Sinh viên làm bài kiểm tra

11

Hướng dẫn thảo luận nhóm buổi 3 [hình thức trực tuyến]

3

CLO3

CLO4

Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình và hướng dẫn các nhóm chỉnh sửa bản đề cương thảo luận, bài tập của các nhóm.

1. Chuẩn bị ở nhà

- Tổ chức

họp nhóm, phân công công việc cho thành viên

- Hoàn thiện bài thảo luận, bài tập nhóm.

- Chuẩn bị các câu hỏi và các tình huống

2. Hoạt động ở lớp

- Nghe giảng viên góp ý sửa chữa bài thảo luận, bài tập nhóm

- Đặt và nêu câu hỏi tình huống .

12

Thảo luận nhóm

9

CLO1

CLO2

CLO3

CLO4

- Tổ chức thảo luận nhóm

1. Chuẩn bị ở nhà

- Tổ chức họp nhóm, chuẩn bị báo cáo

- Chuẩn bị các câu hỏi và các tình huống

2. Hoạt động ở lớp

- Thuyết trình

- Đặt câu hỏi

- Trả lời và phản biện

- Đánh giá các thành viên trong nhóm

2. Hướng dẫn thực hiện giờ thảo luận:

- Trong 18 giờ thảo luận có 09 giờ dự giảng thảo luận trên lớp và 09 giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến. Giảng viên có thể lựa chọn phương tiện hướng dẫn phù hợp điều kiện thực tế.

- Giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến nhằm giúp các nhóm thảo luận có bài thảo luận hoàn chỉnh trước khi thực hiện giờ thảo luận trên lớp. Giờ hướng dẫn làm bài thảo luận trực tuyến bao gồm các công việc: Hướng dẫn đề cương bài thảo luận, hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo, góp ý bản thảo bài thảo luận, giải đáp thắc mắc,… [có minh chứng bản sửa đề cương và bản sửa bài thảo luận].

Lý thuyết xác suất và thống kê toàn là món gì?

Lý thuyết xác suất và thống kê toán là môn học nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên và xử lý số liệu kinh tế – xã hội trong điều kiện bất định, tức là thông tin không đầy đủ. Môn học có 2 phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng gắn rất chặt về nội dung.

Xác suất và thống kê khác nhau như thế nào?

“Xác suất và Thống kê là 2 bộ môn riêng biệt, bản thân từ thống kê có thể hiểu là tổng hợp, ghi chép số liệu về một vấn đề nào đó với những con số đã có sẵn, chính xác. Còn Xác suất là một môn học để tính toán xem tỷ số, tỷ lệ xảy ra với một hiện tượng, một biến cố trong một khoảng thời gian cố định như thế nào.

Lý thuyết xác suất và thống kê toàn tiếng Anh là gì?

TOA201 - Lý thuyết xác suất và thống kê toán [The Theory of Probability and Mathematical Statistics]

Xác suất là như thế nào?

Xác suất là một nhánh của toán học liên quan đến các mô tả bằng số về khả năng xảy ra một sự kiện, hoặc khả năng một mệnh đề là đúng. Xác suất của một sự kiện là một số trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó, nói một cách đại khái, 0 biểu thị sự bất khả thi của sự kiện và 1 biểu thị sự chắc chắn.

Chủ Đề