Bài tập tình huống liên quan đến tài sản bảo đảm

Pháp luật không cấm một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự khác nhau.

Điều 324. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.

Như vậy việc A dùng tài sản X để đảm bảo cho 2 nghĩa vụ dân sự khác nhau cho B và C không có gì là bất hợp pháp. Tuy nhiên A phải có nghĩa vụ thông báo cho C biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho B và Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Như vậy nếu A mất khả năng thanh tóan thì theo Điều 325 Bộ Luật Dân Sự 2005.

Điều 325. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:

1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;

2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;

3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Như vậy, nếu trường hợp A mất khả năng thanh toán thì thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ là: Thanh toán cho C trước [Vì giao dịch đảm bảo của A với C có đăng ký], sau đó thanh toán cho B.

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Bài tập 1

Câu 1: Ông Lê Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình- Hà nội, có giá trị khoảng 7 tỷ đồng. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ đồng tại NHNNo&PTNT Việt Nam và 1,5 tỷ đồng tại Techcombank. Khoản vay 1,7 tỷ tại NHNNo&PTNT Việt Nam đến hạn vào ngày 30/11/2010. Đến ngày 30/11/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với NHNNo&PTNT Việt Nam, còn khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank sẽ đến hạn vào ngày 30/04/2011. Vậy khi NHNNo&PTNT Việt Nam xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank có được coi là đến hạn không và Techcombank có được tham gia xử lý tài sản thế chấp đó không?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 2

A thế chấp cho B tài sản X, sau đó A lại đem đi cầm cố cho C.hai giao dịch bảo đảm này lại không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.Sau khi nhận cầm cố, C đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hỏi Xử lý tài sản này ra sao nếu A mất khả năng thanh toán?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 3

Ngày 26/10/2011 Ngân hàng x có cho KH A vay 500trd thời hạn vay 12 tháng, Tài sản thế chấp là QSD đất hiện tại đang bị tranh chấp.

– Tài sản thế chấp do KH chưa thanh toán hết tiền cho Bên bán, hai bên có thỏa thuận trong phụ lục hợp đồng mua bán, có xác nhận của UBND xã. [Ngân hàng hoàn toàn không biết]

Hết thời hạn cho vay, A không có khả năng trả nợ. Ngân hàng khởi kiện yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm và bên bán có yêu cầu tòa  án tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán, trả lại toàn bộ số tiền cho bên mua nhà ước tính 300trđ.

Yêu cầu:
1. Việc nhận tài sản thế chấp trên có đúng quy định của pháp luật ko ?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Khả năng bị hủy hợp đồng mua bán có thể xảy ra không ?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Bài tập 4

A vay B 200 triệu đồng, dùng căn nhà của mình thế chấp cho B. Hạn trả nợ trong vòng 2 năm từ 2/1/2011 đến 2/1/2013. Ngày 30/12/2012 A thỏa thuận bán căn nhà nói trên cho C. Hai bên thỏa thuận miệng với nội dung: A bán nhà cho C với giá 450 triệu, C đưa tiền trước cho A trả nợ cho B chuộc lại giấy tờ nhà đất để làm thủ tục chuyển nhượng cho C.

Theo đúng thỏa thuận, ngày 1/1/2013 C giao cho A 200 triệu đồng. A đã dùng số tiền này để trả nợ cho B và lấy lại giấy tờ nhà đất. Ngày 3/1/2013 C giao tiếp cho A 100 triệu đồng và lập HĐ đặt cọc với nội dung: Số tiền đặt cọc là 300 triệu đồng, thời hạn chuyển nhượng trong vòng 3 tháng. Nếu 1 trong 2 bên thay đổi thì phạt cọc 2 lần. Cùng ngày [3/1/2013] A giao nhà đất nói trên cho K để vay 400 triệu trong vòng 3 tháng. Thỏa thuận, nếu hết thời hạn này không trả được nợ thì nhà đất nói trên thuộc về K. Biện pháp thế chấp dược đăng kí giao dịch bảo đảm. Ngày 4/1/2013, A thế chấp nhà đất nói trên cho ngân hàng vay 300 triệu đồng trong thời hạn 2 tháng, HĐ vay và thế chấp được thành lập thành văn bản [có công chứng]. Biện pháp thế chấp dược đăng kí giao dịch bảo đảm. Đến hạn trả nợ, A không trả được nợ cho ngân hàng. Ngân hàng xử lý tài sản thế chấp được 500 triệu đồng. Xảy ra tranh chấp giữa các bên với A về tài sản bảo đảm và tranh chấp tiền cọc. Anh/chị hãy giải quyết tình huống trên.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: ; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: . Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Một số tình huống dân sự về giao dịch bảo đảm và hợp đồng mua bán tài sản. Các câu hỏi và tình huống thực tế liên quan.

Tóm tắt câu hỏi:

Em có một số vướng mắc rất mong được Luật sư giải giúp:

1.Trong hợp đồng mua trả chậm trả dần thì hoa lợi, lợi tức thuộc về ai ?

2.Trong hợp đồng mua sau khi dùng thử thì luật quy định bên mua sau khi dùng thử khồng phải hoàn trả lại hoa lợi vậy vấn đề đặt ra là bên mua có phải trả lại lợi tức từ việc khai thác tài sản đó không ?

3.Trong trường hợp bên nhận cầm cố có hành vi bất hợp pháp như bán tài sản cầm cố [động sản không phải đăng ký quyền sở hữu] khi chưa hết hạn thực hiện nghĩa vụ thì vấn đề đặt ra là: liệu bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản từ người thứ 3 chiếm hữu hợp pháp ngay tình không?

4. B, C, D chịu trách nhiệm liên đới với A với số tiền là 900tr . A miễn cho B vậy thì C, D phải chịu trách nhiệm với A là 600 triệu hay 900 triệu.

5. A bảo lãnh một phần cho C, B miễn cho A vậy thì đặt ra C phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trước A hay chỉ chịu nghĩa vụ còn lại sau khi trừ đi nghĩa vụ A bảo lãnh

6.Trong trường hợp ngân hàng thu một khoản phí dịch vụ mà khi đó số tiền còn lại không đủ thanh toán cho người có quyền khi người có nghĩa vụ vi phạm thì giải quyết như thế nào?  

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Xem thêm: Câu hỏi tình huống về công ty hợp danh và thành viên hợp danh

1. Trong hợp đồng mua trả chậm trả dần thì hoa lợi, lợi tức thuộc về ai?

Theo Điều 461 “Bộ luật dân sự 2015”  về mua trả chậm, trả dần quy định:

“1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

 Do đó, trong trường hợp mua trả chậm, trả dần nếu phát sinh hoa lợi, lợi tức  sẽ thuộc về bên mua trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trong hợp đồng mua sau khi dùng thử thì luật quy định bên mua sau khi dùng thử không phải hoàn trả lại hoa lợi vậy vấn đề đặt ra là bên mua có phải trả lại lợi tức từ việc khai thác tài sản đó không?

Theo quy định tại Điều 460 “Bộ luật dân sự 2015”:

“1.Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.

2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, nếu không có thoả thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

3. Trong trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất mát, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.”

     Nếu sau khi dùng thử bên mua chấp nhận mua hàng thì bên mua sẽ là chủ sở hữu của hàng đó.  Khi đó việc khai thác tài sản đó mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì bên mua không phải trả cho bên bán. Còn nếu hết thời hạn dùng thử, bên mua vẫn khai thác tài sản thì hoa lợi, lợi tức phát sinh trong trường hợp này sẽ do hai bên thỏa thuận.

3. Trong trường hợp bên nhận cầm cố có hành vi bất hợp pháp như bán tài sản cầm cố[ động sản không phải đăng ký quyền sở hữu] khi chưa hết hạn thực hiện nghĩa vụ thì vấn đề đặt ra là: liệu bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản từ người thứ 3 chiếm hữu hợp pháp ngay tình không?

Theo Điều 336 “Bộ luật dân sự 2015” về xử lý tài sản cầm cố quy định:

Xem thêm: Xử lý tình huống khi giá dự thầu vượt giá gói thầu phê duyệt

“Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.”

Theo đó, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận… còn nếu trường hợp chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên nhận cầm cố đã bán tài sản cầm cố cho người thứ ba chiếm hữu hợp pháp ngay tình. Bên nhận cầm cố đã vi phạm pháp luật.

Điều 257 “Bộ luật dân sự 2015” về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình quy định :

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

Do đó, bên cầm cố có thể đòi lại tài sản[động sản không phải đăng ký quyền sở hữu] từ người thứ ba chiếm hữu hợp pháp ngay tình nếu người chiếm hữu ngay tình có được động sản từ hợp đồng không có đền bù với bên nhận cầm cố. Còn nếu có được động sản từ hợp đồng có đền bù thì trong trường hợp này không đòi lại được tài sản.

4.  B, C, D chịu trách nhiệm liên đới với A với số tiền là 900 triệu . A miễn cho B vậy thì C, D phải chịu trách nhiệm với A là 600 triệu hay 900 triệu?

 Tại Khoản 4 Điều 298 “Bộ luật dân sự 2015”  về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới quy định:

“4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.”

Do đó, trong trường hợp này, nếu A chỉ miễn thực hiện nghĩa vụ cho B nên B không phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn C, D vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ theo Khoản 4 Điều 298 “Bộ luật dân sự 2015”. Theo đó B, C,D chịu trách nhiệm liên đới với A là 900tr, nhưng B được miễn nên C, D phải thực hiện nghĩa vụ tướng ứng với họ là 600tr.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Bài tập tình huống về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự

5. A bảo lãnh một phần cho C, B miễn cho A vậy thì  C phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trước A hay chỉ chịu nghĩa vụ còn lại sau khi trừ đi nghĩa vụ A bảo lãnh?

Theo quy định tại Điều 367 “Bộ luật dân sự 2015” về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh như sau :

“Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.”

Trong trường hợp này, do B đã miễn cho A nên theo quy định tại Điều 367 “Bộ luật dân sự 2015” khi A đã hoàn thành nghĩa vụ thì A có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ đối với A trong phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận khác. Do đó, nếu không có thỏa thuận khác thì C chỉ chịu nghĩa vụ trong phạm vi bảo lãnh mà A đã được miễn.

6. Trong trường hợp ngân hàng thu một khoản phí dịch vụ mà khi đó số tiền còn lại không đủ thanh toán cho người có quyền khi người có nghĩa vụ vi phạm thì giải quyết như thế nào? 

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 8019/ VBHN- BTP về giao dịch bảo đảm

 “Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ:

1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.”

    Theo đó, ngân hàng sẽ thanh toán cho người có quyền khi người có nghĩa vụ vi phạm trong phạm vi tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ của ngân hàng nên việc ngân hàng thu khoản phí dịch vụ là hoàn toàn phù hợp. Số tiền còn lại trong ngân hàng không đủ để thanh toán cho người có quyền thì người có nghĩa vụ vi phạm sẽ phải trả thêm.

Video liên quan

Chủ Đề