Bài tập về dòng điện - nguồn điện

LÝ THUYẾT  VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI, NGUỒN ĐIỆN

A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN 

1. Dòng  điện không đổi

a. Dòng điện: Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

-  Quy ước chiều dòng điện: Là chiều chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích dương.

 Lưu ý: 

+ Trong điện trường, các hạt mang điện chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp, nghĩa là chiều của dòng điện là chiều giảm của điện thế trong vật dẫn.

+ Trong kim loại, hạt tham gia tải điện là electron mang điện tích âm nên chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao, nghĩa là chuyển động ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

b.Cường  độ dòng điện:

  • Định nghĩa\[I=\frac{\Delta q}{\Delta t}=\frac{N.\begin{vmatrix} e \end{vmatrix}}{\Delta t}\] ,  cường độ dòng điện I có đơn vị là ampe [A]

Trong đó: \[\Delta q\] là điện lượng, \[\Delta t\] là thời gian.

          + nếu \[\Delta t\] là hữu hạn, thì I là cường độ dòng điện trung bình;

          + nếu \[\Delta t\] là vô cùng bé, thì i là cường độ dòng điện tức thời.

          + N số electron chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian t[s]

Dòng điện không đổi: \[I=\frac{q}{t}\]

Lưu ý:  số electron chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn: \[N=\frac{I.t}{e}\] 

2. Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ có điện trở 

a. Định luật Ôm : \[I=\frac{U}{R}\]

b. Điện trở của vật dẫn: \[R=\rho \frac{l}{S}\]

Trong đó, \[\rho\] là điện trở suất của vật dẫn. Điện trở suất phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức: 

\[\rho =\rho _{0}\left [ 1+\alpha [t-t_{0}] \right ]\]

\[\rho _{0}\] là điện trở suất của vật dẫn ở to [oC]  thường lấy ở giá trị 20oC.

\[\alpha\] được gọi là hệ số nhiệt điện trở.

c. Ghép điện trở

Đại lượng

Đoạn mạch nối tiếp

Đoạn mạch song song

Hiệu điện thế

U = U1 + U2 + …+ Un

U = U1 = U2 = ….= Un

Cường độ dòng điện

I = I1 = I2= …= In

I = I1 + I2 +….+ In

Điện trở tương đương

Rtđ = R1 + R2 +…+ Rn`

 

3. Nguồn điện – suất điện động nguồn điện

a. Nguồn điện

+ Cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện gọi là nguồn điện.

+ Hai cực nhiễm điện khác nhau là nhờ lực lạ tách electron ra khỏi nguyên tử trung hòa rồi chuyển  electron hay Ion dương ra khỏi mỗi cực.

b. Suất điện động nguồn điện

- Là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Công thức: \[e=\frac{A}{q}\]

- Điện trở của nguồn điện được gọi là điện trở trong cảu nó.

- Mỗi nguồn điện được đặc trưng: [E , r]

 B.  PHƯƠNG PHÁP-BÀI TẬP:

Tính cường độ dòng điện, số electron đi qua một đoạn mạch.

  • Dùng các công thức I = \[\frac{q}{t}\]  [q là điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch]

                                           N = \[\frac{q}{\begin{vmatrix} e \end{vmatrix}}\]   [\[\begin{vmatrix} e \end{vmatrix}\] = 1,6. 10-19 C]

Tính suất điện động hoặc điện năng tích lũy của nguồn điện.

  • Dùng công thức \[e=\frac{A}{q}\] [ e là suất điện động của nguồn điện, đơn vị là Vôn [V] ]

Bài 1: Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A.

a] Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút ?

b] Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian trên ?

Giải: ……………………………………………………………………………………………………………...

Bài 2: Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó ?

Giải: ……………………………………………………………………………………………………………...

Bài 3: Tính suất điện động của nguồn điện. Biết rằng khi dịch chuyển một lượng điện tích 3.10-3 C giữa hai cực bên trong nguồn điện thì lực lạ thực hiện một công là 9 mJ.

Giải: ……………………………………………………………………………………………………………...

Bài 4: Suất điện động của một acquy là 6 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,16 C bên trong acquy từ cực âm đến cực dương của nó ?

 Giải: ……………………………………………………………………………………………………………...

Bài 5: Tính điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của một dây dẫn trong một phút. Biết dòng điện có cường độ là 0,2 A.

Giải: ……………………………………………………………………………………………………………...

Bài 6: Một bộ pin của một thiết bị điện có thể cung cấp một dòng điện 2 A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại.

a]     Nếu bộ pin trên được sử dụng liên tục trong 4 giờ ở chế độ tiết kiệm năng lượng thì phải nạp lại. Tính cường độ dòng điện mà bộ pin này có thể cung cấp?

b]    Tính suất điện động của bộ pin này nếu trong thời gian 1 giờ nó sinh ra một công là 72 KJ.

Giải: ……………………………………………………………………………………………………………...

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Chào các bạn học của Kiến Guru, hôm nay mình quay trở lại và tiếp tục đem đến cho các bạn các bài tập về mạch điện lớp 11 – phần định luật ôm. Các bài tập dưới đây đều thuộc dạng cơ bản, thường gặp nhất trong các kì thi và các bài kiểm tra của các bạn.

Để giải được các dạng bài tập về mạch điện lớp 11 vận dụng định luật Ôm các bạn cần nắm chắc nội dung Định luật Ôm, công thức, cách tính Cường độ dòng điện [I], Hiệu điện thế [U] và Điện trở tương đương [R] trong các đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song. 

Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu vào bài viết.

I. Bài tập về mạch điện lớp 11 [Cơ bản]

1. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 [Ω] được mắc với điện trở 4,8 [Ω] thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 [V]. Cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu?

2. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 [Ω] được mắc với điện trở 4,8 [Ω] thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 [V]. Suất điện động của nguồn điện là bao nhiêu?

3. Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 [V]. Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 [A] thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 [V]. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là bao nhiêu?

4. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 [V], điện trở trong r = 2 [Ω], mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 [W] thì điện trở R phải có giá trị là bao nhiêu ?

5. Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 [Ω] và R2 = 8 [Ω], khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là bao nhiêu?

6. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 [V], điện trở trong r = 2 [Ω], mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 [W] thì điện trở R phải có giá trị là bao nhiêu?

7. Một nguồn điện có suất điện động E = 6 [V], điện trở trong r = 2 [Ω], mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị là bao nhiêu?

8. Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 [Ω] đến R2 = 10,5 [Ω] thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là bao nhiêu?

9. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 [V], điện trở trong r = 2,5 [Ω], mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 [Ω] mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị là bao nhiêu

II. Hướng dẫn giải giải bài tập vật lý 11 cơ bản

1. Hướng dẫn: Cường độ dòng điện trong mạch là

2. Cường độ dòng điện trong mạch sẽ là 

Suất điện động của nguồn điện sẽ là E = IR + Ir = U + Ir = 12 + 2,5.0,1 = 12,25 [V].

3. Hướng dẫn:

Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 [V]. Suy ra suất điện động của nguồn điện là E = 4,5 [V].

Áp dụng công thức E = U + Ir với I = 2 [A] và U = 4 [V] ta tính được điện trở trong của nguồn điện là r = 0,25 [Ω].

4. Hướng dẫn: Công suất tiêu thụ mạch ngoài là P = R.I2  , cường độ dòng điện trong mạch là

P = 4 [W] ta tính được là R = 1 [Ω].

5. Hướng dẫn: Áp dụng công thức 

[ xem câu 4], khi R = R1 ta có 

, theo bài ra P1 = P2 ta tính được r = 4 [Ω].

6. Hướng dẫn: Áp dụng công thức

[Xem câu 4] với E = 6 [V], r = 2 [Ω]

và P = 4 [W] ta tính được R = 4 [Ω].

7. Hướng dẫn: Áp dụng công thức

[Xem câu 4] ta được 

8. Hướng dẫn:

Khi R = R1 = 3 [Ω] thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là U1, khi R = R2 = 10,5 [Ω] thì cường độ dòng điện trong mạch là I2 và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là U2. Theo bài ra ta có U2 = 2U1 suy ra I1 = 1,75.I2.

Áp dụng công thức E = I[R + r], khi R = R1 = 3 [Ω] ta có E = I1[R1 + r], khi R = R2 = 10,5 [Ω] ta có E = I2[R2 + r] suy ra I1[R1 + r] = I2[R2 + r].

Giải hệ phương trình:

  I1=1,75.I2 I1[3+r]=I2.[10,5+r]

ta được r = 7 [Ω].

9. Hướng dẫn:

Điện trở mạch ngoài là RTM = R1 + R

Xem hướng dẫn câu 7 Khi công suất tiêu thụ mạch ngoài lớn nhất thì RTM = r = 2,5 [Ω].

Vậy là chúng ta đã cùng nhau bước những bài tập về mạch điện lớp 11 trong phần định luật ôm. 

Nếu như các bạn chưa biết thì các dạng bài tập vận dụng định luật ôm là một trong những nội dung khá là quan trọng để các bạn hiểu rõ hơn phần lý thuyết trong các bài học trước và cũng là nền tảng giúp các bạn dễ dàng tiếp thu tốt các nội dung nâng cao về dòng điện sau này.

Hãy học thật chăm chỉ lý thuyết và thực hành thật nhuần nhuyễn các bài tập về mạch điện lớp 11 nhé. 

Hẹn gặp các bạn vào các bài tập tiếp theo của Kiến Guru.

Video liên quan

Chủ Đề