Bài thơ Việt Bắc được tổ chức giống như cách tổ chức

Chị xin gợi ý dàn ý như sau nhé

Mở bài:

-Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là cờ đầu của nền thơ ca cỏch mạng Việt Nam. _ Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua, Tố Hữu đều để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị:Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa…

_TÁc phẩm: Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp núi chung. Bài thơ là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ bài thơ là một hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa  người ra đi và người ở lại.

_Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thể hiện rõ ân tình thủy chung đó

Thân bài

-Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được làm vào thỏng 10.1954, khi TW Đảng và Chính phủ cùng cỏn bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Lấy cảm hứng từ không khí của buổi chia tay lịch sử ấy, Tố Hữu đó xúc động viết nên bài thơ này.

-Phân tích:

Bài thơ được cấu tạo theo lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca: Đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng nay phải chia tay nhau kẻ đi người ở. Cả bài thơ tràn ngập nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong kẻ ở và người đi trong câu hỏi và trong cả lời đáp. Nỗi nhớ cứ trở đi trở lại cồn cào da diết.

[a/ Bón câu đầu]      Mình về mình có nhớ ta

                            Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

                                 Mình về mình có nhớ không

                             …Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

-Giọng thơ như tuôn chảy từ trong nguồn mạch của ca dao dân ca. Lối xưng hô Mình _ ta  ngọt ngào tha thiết như tình yêu đôi lứa. Nhưng mình ở đây không ai khác chính là người ra đi, là cán bộ kháng chiến chuẩn bị về xuôi. Còn ta là người ở lại, là những người dân Việt Bắc ân tình chung thủy. “Mình về mình có nhớ ta”. Liệu mình – những người cán bộ chiến sĩ sau khi chiến thắng về chốn phồn hoa đô hội có còn nhớ đến đồng bào và mảnh đất Việt Bắc với những tháng năm gian khổ đã từng đùm bọc và che chở cho họ trước đây không

->  Cách xưng hô “mình- ta” cứ như lời bày tỏ tình yêu đôi lứa trong dân gian Và Tố Hữu đã mượn cách nói thân mật ấy để lý giải cho mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân. Vì thế lời thơ không bị khô cứng mà ngọt ngào êm ái.

- “Mười lăm năm ấy”, Con số vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa hư ảo : đó là mười lăm năm các mạng. mười lăm năm chiến khu Việt Bắc nhưng đồng thời cũng là mười lăm năm gắn bó thuỷ chung giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc. Câu thơ mang dáng dấp một câu Kiều  – Những là rày ước mai ao – Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình.

->Cách dùng những từ ngữ gợi ý niệm về thời gian “mười lăm năm…” làm cho nỗi nhớ càng thêm da diết : Không biết mình còn nhớ hay đã quên, chứ ta thì ta không thể quên được những tháng năm ấy

-  Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

 Nghĩa tình giữa ta và mình bắt nguồn từ những lý lẽ hiển nhiên giống như đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc vậy. Liệu mình có giữ được tấm lòng chung thuỷ trước những cám dỗ mới của cuộc đời không? Đó cũng chính là tâm trạng, là nỗi lòng băn khoăn  của “người ở lại”, của “ta”.  

->  Cách liên tưởng so sánh trên không chỉ mở rộng  không gian của nỗi nhớ, mà còn làm cho kỷ niệm cứ như tuôn trào tầng tầng lớp lớp.      

→Các cặp hình ảnh “ cây-núi”; “sông-nguồn” cũng vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ảo.Nó không chỉ gợi ra không gian núi rừng Việt Bắc với những nét riêng, đặc thù. Mà nó còn nói lên tình cảm chung thuỷ trong mối quan hệ cội nguồn : Cán bộ từ dân mà ra. Nhớ về nhân dân, như nhớ về cội nguồn

→Các từ “mình” “ta”, câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ …” được láy lại 2 lần làm cho nỗi nhơ niềm thương cứ dâng lên mãi trong lòng của người đi và kẻ ở.

b/ Đáp lại sự băn khoăn của người ở lại là tiếng lòng của người ra đi.

       Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.

áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

-Đại từ “ai” phiếm chỉ tạo nên một cõi mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ [ như cách bày tỏ trong ca dao : Ai về ai có nhớ ai…] Hoá ra người đi cũng cùng một tâm trạng, cùng một tình nghĩa chung thuỷ như bạn mình : Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.

.-“Bâng khuâng, bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm buồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong… lẫn lộn cùng một lúc. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm năm đầy những kỉ niệm chiến đấu, giờ phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quản tại thủ đô Hà Nội [10/1954], biết mang theo điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào ? Tác giả đã sử dụng một loạt những từ láy, những từ chỉ trạng thái tình cảm của người đang yêu để giãi bày tình cảm không nói lên lời của người ra đi cũng thuỷ chung tình nghĩa như tấm lòng người ở lại vậy.

 -Một thời gắn bó, một thời thủy chung, nay ta và mình chia xa :“Áo chàm đưa buổi phân li”.Áo chàm” không đơn thuần là chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi mà nó đã được hoán dụtrở thành biểu tượng cho nhân dân Việt Bắc thuỷ chung sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Nay kẻ đi người ở, hỏi sao không bồi hồi xúc động : “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

– Câu thơ …”đầy tính chất biểu cảm. Nó gợi ra cảnh bịn rịn luyến lưu tay trong tay mà không nói lên lời của đôi trai gái yêu nhau để từ đó tác giả như khắc sâu thêm tình cảm gắn bó thắm thiết, thuỷ chung của người miền xuôi đối với người miền ngược.“Biết nói gì” không phải không có điều để giãi bày mà chính  vì có quá nhiều điều muốn nói  không biết phải bắt đầu từ đâu, nên nói điều gì. Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng…Trong buổi chia ly, mặc dù chưa biết nói gì với kẻ ở lại nhưng thực ra người ra đi đã nói được rất nhiều điều. Bởi im lặng cũng là một thứ ngôn ngữ của tình cảm

- Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 ở hai câu thơ cuối đoạn diễn tả mộc cách thân tình cái ngập ngừng , bịn rịn trong tâm trạng, trong cử chỉ của người đi kẻ ở.Kỷ vật trao rồi mà mà lòng vẫn quyến luyến không thể rời xa.

  III/ KẾT BÀI:

    –  Tóm lại, đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc.

    – Đoạn thơ trên tiêu biểu sắc thái phong cách Tố Hữu, giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm, mang đậm phong vị ca dao dân gian, đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến.

     –Thông qua hình tượng Việt Bắc, tác giả ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của người cán bộ, chiến sĩ đối với “Việt Bắc”.

Những hướng dẫn phân tích bài Việt Bắc dưới đây sẽ giúp các bạn cảm nhận đúng nhất về tư tưởng, tình cảm mà tác giả Tố Hữu gửi gắm trong từng vần thơ, từng câu chữ. Phân tích từng dòng thơ để thấy hình ảnh Việt Bắc không chỉ đẹp lãng mạn, đẹp nên thơ mà còn kiên cường, giàu tình nghĩa; sự keo sơn, gắn bó giữa quân với dân chính là sức mạnh đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng.

I. Mở bài phân tích bài Việt Bắc

1. Giới thiệu tác giả


- Tố Hữu [1920-2002] sinh ra ở Huế, là nhà thơ tiêu biểu và tiên phong cho nền thơ cách mạng Việt Nam.

Phân tích bài Việt Bắc - Tác giả Tố Hữu

- Thơ ông luôn gắn với những chặng đường kháng chiến của dân tộc, những giai đoạn cách mạng hào hùng đều được tác giả khắc họa lại qua lời thơ của mình.

- Phong cách thơ Tố Hữu mang tiếng nói của dân tộc và sự nghiệp cách mạng với hình ảnh quê hương, con người và đất nước được ông đưa vào thơ ca vừa trữ tình, cũng vừa sâu sắc.

2. Giới thiệu tác phẩm Việt Bắc


a, Hoàn cảnh sáng tác

- Tháng 10/1945, Hồ Chủ tịch ra quyết định dời căn cứ quân sự, các cơ quan đầu não trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.  

b, Nội dung bài thơ

- Chính thời điểm quan trọng đó, bài thơ được viết nên để thể hiện nỗi lòng của những người chiến sĩ cách mạng phải chia xa núi rừng Tây Bắc thân thuộc để về một nơi căn cứ mới. Những hình ảnh và kỷ niệm đẹp về thiên nhiên và con người ở đây được tác giả thể hiện một cách sống động và đầy chân thực.

c, Ý nghĩa tên bài thơ “Việt Bắc”

- Việt Bắc là một địa danh nổi tiếng được mệnh danh là cái nôi của cách mạng Việt Nam, là nơi được lựa chọn làm cơ quan đầu não trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Hai từ Việt Bắc còn gợi lên hàng loạt những kỷ niệm ghi dấu ấn cách mạng Việt Nam trong các cuộc chiến đấu oanh liệt của dân tộc và gắn liền với những chiến thắng vẻ vang đi vào lịch sử.

- Phân tích bài thơ Việt Bắc để thấy địa danh này còn là cả một bầu trời kỷ niệm của tác giả, là lời nhắn nhủ nhớ thương và trân trọng cùng niềm tự hào, sự thủy chung son sắc với quê hương, xứ sở.

II. Thân bài phân tích bài Việt Bắc

1. Lời nhắn nhủ của người ở lại


a, Tâm trạng chia tay đầy lưu luyến [thể hiện trong 8 câu đầu]

“Mình về mình có nhớ ta

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”

- Cách xưng hô “mình - ta” ở đây không phải là sự xưng hô thông thường của những đôi lứa yêu nhau hay của những cặp vợ chồng mà là sự tâm tình, thủ thỉ xưng hô của những người cách mạng với những người dân Việt Bắc. => Cách xưng hô thân thiết, gần gũi mà đầy luyến lưu trong giây phút chia tay giống như đôi lứa yêu nhau phải cách xa mà lòng thì không nỡ.

- Nghệ thuật điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” -> đây như một lời ướm hỏi để gợi lại những ký ức về “mười lăm năm ấy” với thiên nhiên và con người Việt Bắc nghĩa tình.

- “Mười lăm năm”: khoảng thời gian từ 1940 các chiến sĩ bắt đầu tham gia cách mạng, chiến đấu hết mình vì nước vì dân trên núi rừng Việt Bắc đến cuối năm 1954 - là thời điểm những người cách mạng quay lại thủ đô, rời xa Việt Bắc.

- Nghệ thuật điệp từ “nhớ”: Thể hiện nỗi nhớ dâng trào da diết, mãnh liệt luôn thường trực trong tác giả.

- “Cây, núi, sông, nguồn” là những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của Việt Bắc và cũng là hình ảnh gắn liền với người lính trên chặng đường hành quân => Sự thủy chung, son sắc.

- Từ láy “tha thiết”, “bồn chồn”: thể hiện tâm trạng day dứt, bối rối khó tả.

- Hình ảnh “áo chàm”: Nghệ thuật hoán dụ gợi hình ảnh thân thương của con người Việt Bắc.

- “Cầm tay”, “biết nói gì”: Trong giây phút chia xa, mọi người đều xúc động, cảm xúc nghẹn lại nơi cổ họng để rồi không nói nên lời, không biết phải trao nhau những câu nói gì hơn nữa ngoài cái cầm tay đầy yêu thương, luyến tiếc.

=> Phân tích bài Việt Bắc trong đoạn này thể hiện rõ người ở lại mang tâm trạng thiết tha, lưu luyến khiến người ra đi không nguôi nhớ lại quá khứ một thời với những kỷ niệm đẹp bên Việt Bắc.

b, Những kỷ niệm với Việt Bắc trong kháng chiến

- “Suối lũ”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối” => Qua hình ảnh tả thực về hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, vất vả của những người chiến sĩ lại càng thêm căm phẫn sự xâm chiếm của bọn thực dân Pháp.

- “Trám… để già” => Gợi lên cảm giác đầy trống vắng, thêm nhớ quá khứ một thời sâu đậm.

- “Hắt hiu… lòng son” => Phép đảo ngữ được sử dụng để thể hiện tình cảm của người dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng, dù nghèo vật chất nhưng giàu tinh thần, luôn son sắt, thủy chung.

- “Mái đình Hồng Thái”, “cây đa Tân Trào”: đây đều là những địa danh nổi tiếng trong lịch sử, nhắc nhớ một Việt Bắc hào hùng, oanh liệt.

Cây đa Tân Trào - địa điểm gắn liền với lịch sử dân tộc

- Đại từ xưng hô “mình” được nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần thể hiện sự thân thiết, gần gũi, gắn bó giữa kẻ ở và người đi. Mình ở đây như là một mà có lúc như là hai.

Xem thêm:

Soạn Bài Thơ Việt Bắc Đầy Đủ Nhất

Soạn Bài thơ Đất Nước ngắn gọn nhất

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

2. Lời của người ra đi

a, Nghĩa tình son sắt, một lòng thủy chung

- Đại từ “mình-ta” được sử dụng linh hoạt: mối quan hệ gắn bó máu thịt, sự thấu hiểu đặc biệt giữa kẻ ở - người đi.

- “Bao nhiêu”, “bấy nhiêu”: từ ngữ so sánh thể hiện rõ tình cảm bao la, vô ngàn giữa người đi - kẻ ở, giữa người lính - Việt Bắc.

b, Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc

- “Trăng lên… nắng chiều”: nỗi nhớ như không còn phân biệt được thời gian và không gian nữa khi nó đã bao trùm, nhen nhóm mọi lúc, mọi nơi.

- “Nhớ gì như nhớ người yêu”: Nếu đại từ nhân xưng mình - ta được tác giả sử dụng rất nhiều ở những câu thơ trên thì đến đây tác giả đã ví von ngay cảm xúc nhớ nhung của mình ở mức độ cao nhất như nỗi nhớ người yêu vậy.

- “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”: Khi gian khó, khi cực khổ thì quân và dân luôn có nhau, luôn đồng hành cùng nhau và hỗ trợ nhau hết mình để cùng nhau đẩy lùi kẻ thù chung của dân tộc.

- “Lớp học i tờ”, “giờ liên hoan”: chính những kỷ niệm gắn bó ấy đã khiến người đi thêm nhớ, thêm thương, thêm quyến luyến.

- Người mẹ” hay “cô em gái” đều là hình ảnh quá đỗi thân thuộc và bình dị nơi mảnh đất Việt Bắc anh hùng, họ vẫn đang lao động và đồng kháng chiến với những người chiến sĩ.

c, Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của Việt Bắc

- Mùa đông: hoa chuối đỏ tươi + người lao động trên đèo cao => màu sắc ấm áp, hình ảnh lao động khỏe khoắn.

- Mùa xuân: mơ nở trắng rừng + người đan nón => màu của sự tinh khôi, thuần khiết và nên thơ.

- Mùa hạ: rừng phách đổ vàng + em gái hái măng +

tiếng ve => gam màu vàng nóng hòa vào âm thanh tiếng ve đặc trưng không khí mùa hè và người em gái vẫn siêng năng lao động.

-  Mùa thu: ánh trăng + tiếng hát ân tình thuỷ chung => Vẻ đẹp êm dịu, hiền hòa, yên ả.

=> Sự hòa quyện kết hợp giữa màu sắc và âm thanh với con người và cảnh vật đã vẻ nên bức tranh tứ bình tuyệt duyệt dưới ngòi bút của Tố Hữu.

d, Phân tích bài thơ Việt Bắc qua cuộc kháng chiến

- “Rừng che bộ đội… vây quân thù” : phép nhân hóa thiên nhiên như lực lượng tham gia kháng chiến.

 Hình ảnh bộ đội chiến đấu trong rừng núi

- "Phủ Thông, đèo Giàng" : những địa danh thân thuộc, gắn liền với Việt Bắc

=> Thiên nhiên không vô tri, vô giác mà thực sự đang chiến đấu chống giặc cùng quan và dân ta.

- “Ta cùng đánh Tây”, “cả chiến khu một lòng”, “rầm rập như là đất rung”, “quân đi điệp điệp trùng trùng” -> khí thế vô cùng oanh liệt, mạnh mẽ, sẵn sàng xông pha và chiến thắng.

- "Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay", “dân công đỏ đuốc từng đoàn” => sức mạnh kỳ diệu của tinh thần đoàn kết, một lòng một dạ vì nước, vì dân, vì mục tiêu lý tưởng chung vĩ đại tạo nên một tinh thần và ý chí thép không tưởng..

- “Tin vui thắng trận trăm miền”: Sự chiến thắng là chiến tích vĩ đại nhất mà mọi người cùng chờ đón, niềm vui chiến thắng, sự phấn khởi lan tỏa khắp mọi nơi.

=> Bức tranh sử thi hoành tráng ca ngợi sức mạnh của nhân dân anh hùng.

e, Niềm tự hào và tin tưởng nhắn gửi Việt Bắc

- Câu hỏi tu từ => gợi tình cảm thiêng liêng về núi rừng Việt Bắc.

- "Ngọn cờ đỏ thắm, sao vàng rực rỡ, Trung ương, Chính phủ,…" => Những hình ảnh thân thuộc hiện lên đẹp đẽ, như soi bước chỉ đường cho một tương lai tươi đẹp của dân tộc và đó cũng là điều tác giả gửi gắm trong câu từ bài thơ.

-”U ám” - ”sáng soi” => Khẳng định vai trò to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh trên con đường tìm thấy tự do cho dân tộc.

III. Kết bài phân tích bài Việt Bắc

1. Giá trị nghệ thuật

- Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ hiệu quả như nhân hóa, so sánh, từ láy, điệp từ, đại từ nhân xưng độc đáo.

- Thể thơ lục bát quen thuộc trong thơ ca Việt Nam và pha nét chấm phá đối đáp ca dao độc đáo, sáng tạo.

2. Giá trị nội dung

Phân tích bài thơ Việt Bắc để cảm nhận đây như một bản trường ca về cuộc kháng chiến chống Pháp chông gai, gian khổ nhưng đầy tự hào, anh dũng. Ở đó còn là nỗi nhớ thương da diết khôn nguôi giữa những người cách mạng và Việt Bắc, tình cảm tha thiết, đậm sâu giữa quân và dân ta. Từng lời thơ còn thấm đượm tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào non sông gấm vóc.

Xem Thêm: 

Phân tích tác phẩm Đàn Ghi ta của Lorca

Soạn Rừng Xà Nu

Với những phân tích bài Việt Bắc chi tiết và dễ hiểu như trên hy vọng sẽ là sự tham khảo và hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong quá trình học bài và làm đề. Bài thơ trên chỉ là một trong số hàng loạt các bài thơ được Kiến Guru thực hiện phân tích nên các bạn có thể tải ứng dụng học tập Kiến Guru để xem được nhiều hơn các bài phân tích khác trong chương trình học nhé.

Video liên quan

Chủ Đề