Bàn phím membrane là gì

Chào các bạn đã trở lại với bài viết thứ hai trong series “Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ” của APShop. Trong cơ hội lần này, chúng ta sẽ đến với định nghĩa switch cơ học là gì cùng với một số hình dáng keycap thông dụng của loại thiết bị gaming gear cực kỳ cần thiết này.

Phần 1 của series - "Những điều bạn cần biết về một chiếc bàn phím cơ [P1]: Các định nghĩa cơ bản" .

Định nghĩa switch cơ học

Switch cơ học màu xanh dương [Blue] cực kỳ thông dụng

Như các bạn đã biết, thị trường bàn phím văn phòng cũng như bàn phím chơi game đã dần dần loại bỏ loại bàn phím màng membrane thông thường bằng bàn phím sử dụng switch cơ học.

Vậy Switch cơ học là gì? Nói nôm na là bạn sử dụng lò xo cùng với các thiết kế riêng biệt nhằm tạo cảm giác bấm chuẩn hơn các loại bàn phím thông thường.

Cơ chế hoạt động của Blue Switch

Thông thường, lực nhấn sẽ được ghi trên thông số bằng đơn vị grams [g] nhưng thường thì chúng ta nên sử dụng đơn vị Newtons [N], ví dụ như sau:

1kg  ~ 9.81N ~ 10N

=> 1g ~ 0.01N ~ 1 cN [centinewton]

Vì thế các bàn phím màng membrane thông thường có lực nhấn từ 55 cN tới 60 cN nhưng với các switch cơ học thì khác một chút khi ngoài lực nhấn còn được phân biệt dưới dạng Linear [tuyến tính], Tactile Bump [cảm giác phản hồi cao], Tactile Click [tạo tiếng ồn khá lớn -click click]

[Phần dưới đấy được sắp xếp theo Loại Switch - Lực nhấn - Dạng - Hành trình bấm]

Switch ALPS [cơ bản nhất]

  • Black - 60 cN - Tactile Bump - 3.5 mm
  • White - 70 cN - Tactile Bump - 3.5 mm

Switch Cherry MX [cực kỳ thông dụng]

  • Red - 45 cN - Linear - 4 mm
  • Blue - 50 cN - Tactile Click - 4 mm
  • Brown - 45 cN - Tactile Bump - 4mm
  • Black - 60 cN - Linear - 4mm

Switch Kailh [sản xuất cho Razer sau này]

  • Red - 50 cN - Linear - 4 mm
  • Blue - 60 cN - Tactile Click - 4 mm
  • Brown - 60 cN - Tactile Bump - 4 mm
  • Black - 60 cN - Linear - 4 mm

Về phần các switch riêng biệt như Topre, Razer, Romer-G [Logitech], … sẽ được giải thích kỹ hơn ở một bài viết trong tương lai.

Bảng 1 - Độ phổ biến của các hãng sản xuất switch cơ trên thế giởi

Như các bạn đã thấy, Cherry MX chiếm hơn 80% thị phần switch bàn phím cơ trên thế giới với bốn loại chính là Blue, Black, Red, Brown nhưng công ty lại hầu như không sản xuất một bàn phím cơ, bàn phím chơi game riêng cho mình mà thường cung cấp cho các hãng như Logitech - Ducky - Leopold - Steelseries.

Thành phần tạo nên Keycap

Hầu như 90% các keycap - nút phím đều được làm từ 2 loại nhựa là ABS và PBT. Tất nhiên mỗi loại đều có giá thành cũng như ưu/khuyết điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung thì PBT tốt hơn nhiều so với ABS.

PBT

Ưu điểm:

  • Chịu được nhiệt độ lên tới 150 độ C.
  • Chống nước và mài mòn [do mồ hôi tay].
  • Không bị vàng theo thời gian cũng như keycap bị “bóng” rất chậm.

Khuyết điểm:

  • Giá thành cao hơn ABS rất nhiều.

ABS

Ưu điểm:

Khuyết điểm:

  • Xài lâu sẽ bị mòn keycap [do mồ hôi tay] cũng như bị vàng.
  • Keycap bị “bóng” khá nhanh.

Hình 1

Hình 2

Như hình trên, bạn có thể thấy keycap đã dùng lâu [hình 2] phản chiếu ánh sáng khá dễ so với keycap mới mua về [hình 1]. Hiện tượng này xảy ra do mồ hôi tay cũng như chất dầu từ các ngón tay khi bạn sử dụng bàn phím cơ sẽ khiến bề mặt chúng mài mòn dần và bị “bóng”.

Các hình dáng keycap thông dụng

Hình trụ [Cylindrical]: Hầu hết các bàn phím cơ hiện tại, nhất là bàn phím Leopold, Ducky và Razer rất thích sử dụng loại form keycap này. Bởi vì chúng giúp các ngón tay bấm vào vừa vặn hơn.

Mặt phẳng [Flat]: Thường thấy ở các bàn phím trên laptop hoặc bàn phím văn phòng “phong cách laptop]. Bởi vì chúng không gần cấn khi bạn đóng laptop. Nhưng cá nhận mình thấy loại bàn phím này đánh máy không đã bằng các bàn phím thông thường.

Hình cầu [Spherical]: Hầu như không còn ai sử dụng loại keycap này trừ các loại bàn phím cũ, cổ hoặc máy đánh chữ thời xưa.

Để biết thêm thông tin cũng như được tư vấn thêm về bàn phím cơ, bạn có thể tới APShop tại 109 Ngô Quyền, Q.10. Tp Hồ Chí Minh hoặc liên hệ trực tiếp qua trang web apshop.vn

Bàn phím cơ có gì hấp dẫn mà sao dân chơi lại say mê đến thế? Sẵn sàng chi vài triệu, thậm chí vài chục triệu cho cái khung nút bấm đó?

Đó là thắc mắc hiển nhiên của những người ngoại đạo nhìn vào thế giới của những người chơi bàn phím cơ. Mình đã từng là một trong những kẻ ngoại đạo đó và cũng đã từng cảm thấy RẤT VÔ LÝ khi phải người ta có thể chi vài triệu cho 1 cái bàn phím gõ máy.

Chỉ đến khi tự dấn thân vào thế giới phím cơ, được trải nghiệm sự khác biệt trên đầu ngón tay qua từng nút gõ phím, mình mới bắt đầu hiểu rõ sự hấp dẫn của thú chơi công nghệ này.

Bàn phím cơ là cả một thế giới rộng lớn dành cho những người thích mày mò, khám phá và trải nghiệm. Đó không chỉ đơn giản là trải nghiệm gõ phím đánh máy, mà còn là một thú đam mê, và thậm chí trở thành cả một lối sống. Nó cũng giống như cách người ta chơi dàn nhạc hi-end audiophile, chơi đồng hồ, chơi sneaker,…

Vậy bàn phím cơ là gì? Nó có gì đặc biệt mà càng lúc lại có nhiều người đam mê nó đến thế?

Bàn phím cơ là gì?

Bàn phím cơ [Mechanical Keyboard] giải thích đơn giản dễ hiểu nhất là bàn phím sử dụng các thành phần cơ học – các chiếc nút bấm công tắc cơ học [switch] nằm ở dưới mỗi phím bấm.

Cơ chế hoạt động củaa switch dựa trên sự tiếp xúc giữa hai lá kim loại có tính chất dẫn điện để tạo nên tín hiệu mỗi khi hai lá kim loại này tiếp xúc với nhau. Mỗi lần bạn gõ phím, lò xe sẽ được ép lại, ép 2 chân kim loại tiếp xúc với nhau, gửi tín hiệu thông báo phím đã được nhận.

Trên bàn phím cơ, mỗi nút bấm được trang bị một switch riêng biệt, hoạt động độc lập với nhau. Tùy vào số phím bấm được trang bị mà mỗi bàn phím sẽ có số switch tương ứng. Chi phí cho bàn phím cơ cao hơn hẳn loại thường nhưng sẽ đem lại cảm giác nhấn tốt hơn hẳn, độ chính xác cao và độ bền vượt trội [hơn 50 triệu lần nhấn]

Còn trên bàn phím thường, bên dưới các nút bấm là một tấm đệm cao su [membrane keyboard], có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ nút bấm đến bo mạch điều khiển nằm bên dưới. Ưu điểm của bàn phím đệm cao su là giá thành rẻ nhưng lại có những nhược điểm lớn: cảm giác nhấn không êm tay, tốc độ gõ phím chậm, độ chính xác không cao và tuổi thọ sản phẩm ngắn [1 triệu lần nhấn].

Khái niệm bàn phím cơ ngày nay được chia thành hai loại:

  • Bàn phím cơ sử dụng switch hệ cơ học [Cherry MX, Kailh, Gateron,…] với tiếp điểm cơ học. Các hãng phổ biến: Filco, Leopold, Varmilo, Ducky, iKBC, Votex,…
  • Bàn phím cảm ứng điện dung sử dụng switch Topre – một loại switch không điểm tiếp xúc [contactless], nhận lệnh mà không cần đi hết hành trình phím như bàn phím cao su. Các hãng phổ biến: HHKB, Realforce, Leopold,…

Lịch sử của bàn phím cơ

Bàn phím cơ không phải là công nghệ đột phá gì mới. Trên thực tế, bàn phím cơ đã ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước, xuất hiện trên các máy tính của IBM / Apple. Gần như mọi máy tính thời đó đều được xuất xưởng cùng với chiếc bàn phím cơ đi kèm.

Bàn phím cơ IBM sử dụng công tắc lò xo oàn [buckling spring]

Chi phí sản xuất bàn phím cơ thời đó rất đắt đỏ nên dần bị thay thế bởi công nghệ bàn phím đệm cao su [membrane] với ưu điểm chi phí sản xuất rẻ hơn rất nhiều. Các bộ máy tính từ những năm 90 đến nay đều được xuất xưởng với loại bàn phím mới này – chính là loại bàn phím thông thường mà chúng ta đã quen thuộc từ khi mới sử dụng máy tính.

Trong khi đa số mọi người cảm thấy thích thú với các thiết kế siêu mỏng, nhỏ gọn của bàn phím membrane, nhiều người vẫn khao khát tìm về trải nghiệm gõ lọc cọc và cảm giác cơ học bên dưới ngón tay của ngày xưa. Nắm bắt thị hiếu, nhiều công ty bắt đầu quay lại nghiên cứu sản xuất bàn phím cơ – sử dụng công tắc cơ học thế hệ mới [mechanical switch] để giảm chi phí so với loại bàn phím dùng công tắc lò xo oằn [buckling spring] thời xưa của IBM. Bạn có thể tham khao chi tiết trên Wikipedia để hiểu rõ hơn về lịch sử bàn phím máy tính.

Ban đầu chỉ hướng đến những người đam mê cảm giác gõ phím, bàn phím cơ nhanh chóng trở nên phổ biến trong cộng đồng gamer [những người cần sự chính xác trong từng cú gõ phím] và cộng đồng lập trình viên / developer [những người cần sự phản hồi của tứng nút nhấn để giảm tỉ lệ gõ sai].

Tại sao bạn nên dùng bàn phím cơ?

Bàn phím cơ mạng lại rất nhiều lợi ích so với bàn phím cao su thông thường. Mình đã thử và đã mê tít. Dưới đây là một số lợi ích bạn có thể tham khảo để hiểu tại sao càng lúc càng có nhiều người sắm cho mình 1 bàn phím cơ cho công việc / giải trí

Tăng độ chính xác

Bàn phím cơ mang lại phản hồi xúc giác tốt hơn trên mỗi lần gõ phím. Nhờ đó bạn sẽ luôn biết rõ mình đã gõ phím hay chưa. Một khi đã quen, bạn sẽ luôn tự tin với từng nút bấm, hạn chế tối đa lỗi sai.

Độ bền tuyệt vời

Một trong những ưu điểm lớn nhất của bàn phím cơ là sự bền bỉ theo thời gian. Mỗi switch có tuổi thọ ít nhất 50 triệu lần nhấn, vượt xa thông số của các loại bàn phím đệm cao su thông thường. Ngoài ra, do mỗi switch hoàn toàn độc lập với nhau, bạn có thể dễ dàng sửa chữa thay thế nếu bất kỳ switch nào bị hư. Không như bàn phím đệm cao su, hư 1 nút là vứt luôn cả bộ.

Tiết kiệm chi phí

Nghe có vẻ vô lý khi giá bàn phím cơ mắc gấp 5-10 lần bàn phím thường, nhưng nếu tính toán kỹ bạn sẽ thấy rõ sự hợp lý khi chọn mua bàn phím cơ. Bàn phím đệm cao su thường chỉ sử dụng được khoảng 1 năm sẽ bắt đầu có dấu hiệu bấm không ăn, bị hỏng vặt. Còn bàn phím cơ có thể trụ được 5-10 năm là chuyện bình thường.

Đầu tư cho 1 bàn phím cơ chất lượng để sử dụng lâu dài sẽ tiết kiệm hơn hẳn việc mỗi năm lại phải mất thời gian tìm mua bàn phím dỏm mới vì cái cũ bị hư.

Gõ phím sướng tay hơn

Đa số mọi người đều nhận xét rằng gõ phím trên bàn phím cơ sướng tay hơn nhiều so với bàn phím thường. Bạn cần phải tự mình trải nghiệm cảm giác lò xo phản hồi khi nhấn phím hay tiếng lóc cóc của clicky switch [Cherry MX Blue] thì mới hiểu rõ sướng thế nào.

Khả năng tùy biến cao

Bàn phím cơ có rất nhiều kích thước khác nhau [full-size, TKL, 65%, 60%] để bạn chọn lựa. Thiết kế đủ dạng từ hầm hố, dễ thương, hoài cổ. Bạn có thể tùy biến bàn phím cơ bằng cách thay keycap [nút phím] theo phong cách riêng.

Photo by Paul Esch-Laurent on Unsplash

Cầu kỳ hơn, bạn còn có thể tự mình lắp ráp cả bộ bàn phím kết hợp các thành phần linh kiện [Vỏ, mạch PCB, Plate, switch, keycap] theo nhu cầu sử dụng. Sự sáng tạo trên bàn phím cơ là vô hạn.

Thú chơi bàn phím cơ

Bàn phím cơ ngày nay không chỉ là công cụ phục vụ công việc – giải trí, nó đã trở thành một thú chơi với cả một cộng đồng rất lớn trên toàn thế giới. Trang Reddit Mechanical Keyboards hiện có đến hơn 500.000 thành viên là một trong những minh chứng cho sự nở rộ của bàn phím cơ trên toàn thế giới.

Keycap GMK + MITO Pulse có giá $155. Ảnh: Drop

Nhiều bộ bàn phím cơ có giá lên đến vài chục triệu đồng và có thể còn cao hơn nữa. Hay nhiều bộ keycaps [vỏ phím] có giá vài triệu đồng trở lên là chuyện bình thường. Đôi khi muốn mua cũng chẳng được vì hàng hiếm lâu lâu mới mở bán một lần, và phải đợi vài tháng mới có hàng. Chơi bàn phím cơ cũng công phu giống hệt chơi sneaker, đồng hồ hay tai nghe vậy đó.

Nhờ sự tùy biến tuyệt vời, bất kỳ ai cũng có thể sáng tạo ra một bộ bàn phím cơ dành riêng cho bản thân mình. Vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng, vừa thể hiện cá tính. Đôi khi sắm bàn phím mới về chỉ để ngắm, hiếm khi sử dụng, chỉ vì ở nhà đã có quá nhiều bàn phím rồi!

Anne Pro 2

Bàn phím cơ còn có sức hút ghê gớm bởi sự đa dạng của các loại switch, keycap, và hãng sản xuất. Cùng một loại switch nhưng trải nghiệm sẽ hoàn toàn khác biệt trên 1 bàn phím giá 1 triệu và bàn phím giá 3 triệu.

Bản thân mình cách đây 3 tuần còn chưa biết bàn phím cơ là gì. Vậy mà bây giờ đã sử dụng qua 3 em: iKBC CD87 – Cherry Brown, Keychron K2 – Gateron Switch [đã tiễn], Anne Pro 2 – Gateron Red. Hiện tại đang chờ Leopold FC660M – Cherry Black bay từ Hàn Quốc về. Mua vì thấy nó đẹp, vì muốn trải nghiệm thử Cherry Black, chứ thật ra ở nhà đã đủ 2 phím dùng cho 2 máy tính rồi.

Leopold FC660M Sweden White đẹp khó cưỡng!

Ai dính vô món bàn phím cơ này lúc nào cũng khao khát có được trải nghiệm gõ phím sướng hơn. Lúc nào cũng tìm kiếm sự thay đổi, trải nghiệm bàn phím mới, switch mới. Cuộc chơi bàn phím cơ là một hố sâu vô tận khó thoát ra…

Lời kết

Bàn phím cơ không phải dành cho mọi người. Sẽ có những người chê nó dày cộp xấu xí, số khác thì cực ghét âm thanh ồn ào của các phím bấm. Đã vậy giá lại còn đắt gấp 5-10 lần các loại bàn phím siêu mỏng, siêu êm đang bán ngoài thị trường.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên sử dụng máy tính, gõ văn bản, viết blog hay lập trình, hãy cân nhắc đầu tư cho mình bàn phím cơ. Nó sẽ là một người bạn hỗ trợ bạn đắc lực, không chỉ trong công việc mà còn trong giải trí – chơi game.

Nếu bạn còn phân vân, hãy ra cửa hàng và trải nghiệm thử. Chắc chắn bạn sẽ không thể cưỡng lại sức hút từ bàn phím cơ đâu. Mình đã thử và đã nghiện!

Nguồn: Phong Cách Xanh, Lifehacker

Nếu bài viết của mình mang đến thông tin, kiến thức hữu ích cho bạn, đừng ngại mời mình ly bia để có thêm động lực chia sẻ nhiều hơn nữa. Cám ơn bạn!

Video liên quan

Chủ Đề