Bạn thường ăn thức ăn nhanh như thế nào

Những cửa hàng ăn nhanh hay còn gọi là cửa hàng “Fastfood” được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì sự đa dạng trong đồ ăn thức uống, không gian thoải mái, bắt mắt mà còn là các chương trình khuyến mãi đặc biệt. Bởi vậy khách hàng của những đồ ăn nhanh không chỉ là trẻ nhỏ, học sinh sinh viên mà còn là hộ gia đình.

Lạm dụng đồ ăn nhanh mang lại nhiều phiền toái  cho sức khỏe. Ảnh: NGUYÊN HÀ

Đồ ăn nhanh có mặt khắp mọi nơi từ các cửa hàng cho đến siêu thị như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, bánh hamburger, pizza,... cho đến các thức uống có ga. Ở nước ngoài, người ta chọn thức ăn nhanh vì sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian ít ỏi để sau đó tiếp tục làm việc, học tập. Còn ở Việt Nam thì những món ăn nhanh được coi là sở thích, thói quen, là món ăn vặt hàng ngày, thậm chí còn là món ăn "sang chảnh" của giới trẻ.

Trao đổi với bạn Hoàng Ánh, sinh viên năm 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết “Mình cũng hay ăn ăn gà rán, khoai tây chiên. Vì nó  nhanh, ngon, giá cả cũng vừa phải, nhất là mình đỡ phải nấu nướng mất thời gian, với lại đi ăn uống, tụ họp cùng nhau thì chọn fastfood là hợp lý nhất rồi”.

Có hàng loạt những lý do để người ta chọn đồ ăn nhanh thì cũng sẽ có hàng loạt những mối nguy hại kèm theo nếu sử dụng chúng một cách thường xuyên. Tổ chức Y tế thế giới [WHO] từng khuyến cáo thức ăn nhanh lẽ ra không nên được bán tại trường học.

Một công trình nghiên cứu của Anh năm 2011 trên hơn 14.000 trẻ em cho thấy chế độ ăn với toàn thức ăn nhanh có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến trí não của bé. Những bé ăn nhiều khoai tây chiên, bánh quy và pizza trước 3 tuổi thì 5 năm sau sẽ có chỉ số IQ thấp hơn.

Việc sử dụng thường xuyên đồ ăn nhanh thay cho các bữa ăn chính sẽ không đáp ứng được sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong khi đó các sản phẩm của đồ ăn nhanh không đáp ứng đầy đủ dưỡng chất và được chế biến công nghiệp nên thiếu đi thành phần vi lượng và khoáng chất.

Ngoài ra đồ ăn nhanh ở một số nơi không đảm bảo còn có thể bị chiên bằng dầu đã sử dụng nhiều lần. Việc sử dụng chúng sẽ là mầm mống gây ra các căn bệnh ung thư nguy hiểm. Chưa kể đến liệu đầu vào của các thực phẩm này có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không, và các phụ gia được tẩm ướp, dụng cụ chứa đựng có đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm hay không.

Sử dụng thường xuyên đồ ăn nhanh sẽ không đáp ứng được sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh: NGUYÊN HÀ

Ở một số nước phát triển, người dân quen ăn fastfood và những thức ăn nhiều chất béo, năng lượng dẫn đến tỷ lệ người thừa cân, béo phì rất cao [Hà Lan, Mỹ...] đã có những chương trình, chiến dịch tuyên truyền nên giảm ăn fastfood, ăn nhiều rau xanh và tăng cường hoạt động thể lực.       

Theo bác sĩ Trương Hoài Anh, thức ăn nhanh mang đến sự tiện lợi cho cuộc sống năng động ngày nay, tuy nhiên sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến mất cân bằng sinh dĩnh. Đa số các loại thức ăn nhanh chứa năng lượng cao, nhiều đạm, đường và chất béo, thiếu chất xơ và rau xanh. Do đó nếu phải sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên, chúng ta nên kết hợp các loại thực phẩm tươi sống khác như rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Thực ra các loại thức ăn nhanh [fastfood] rất phù hợp với cuộc sống khẩn trương. Nhưng để đảm bảo sức khỏe trong mỗi bữa ăn không chỉ nhanh là đủ mà cần phải ngon, phải đảm bảo. Do vậy lạm dụng đồ ăn nhanh sẽ gây ra những nguy cơ tiêm ẩn về sức khỏe, chúng ta không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều ngày. Với các bữa ăn truyền thống, đa dạng thực phẩm tươi, sạch, cân đối sẽ đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên quan đến ăn uống. 

NGUYÊN HÀ

Sử dụng đồ ăn nhanh nhiều chất béo, calo và carbs đã qua chế biến hơn mức cơ thể cần trong một bữa ăn khiến bạn nhanh chóng tăng cân và béo phì.

Thừa cân và béo phì do thức ăn nhanh sẽ gây thêm áp lực lên xương khớp, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này không chỉ làm vận động trở nên khó khăn hơn mà còn làm tăng các cơn đau khớp và khiến bạn dễ bị gãy xương hơn.

2. Làm tăng đường trong máu

Hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ.

Khi tiêu hóa những thực phẩm này, carbs được giải phóng dưới dạng glucose [đường] vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ tiết ra insulin để cân bằng. Theo thời gian, lượng đường tăng đột biến này có thể làm hao mòn tuyến tụy [cơ quan tạo ra insulin]. Điều này khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao, gây ra bệnh đái tháo đường.

Thức ăn nhanh là nguyên nhân gây tăng đường trong máu.

3. Tăng cholesterol xấu

Chất béo chuyển hóa là chất béo được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Nó thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh như: các loại bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy, bột bánh pizza…

Không có lượng chất béo chuyển hóa nào là tốt hoặc có lợi cho sức khỏe. Ăn thực phẩm có chứa chất này có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.

ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến

Các bạn trẻ chưa thấy mặt trái của thức ăn nhanh là “ăn nhanh, thấm bệnh từ từ”. Bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không cân đối về khẩu phần nếu kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Thức ăn nhanh có thể có một số chất độc hại được sinh ra trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

//suckhoedoisong.vn/thuc-an-nha...

4. Gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy

Thức ăn nhanh cũng thường chứa nhiều muối. Sự kết hợp của chất béo, đường và muối có thể làm cho thức ăn nhanh ngon hơn, khiến chúng ta ăn nhiều hơn. Nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta thường bị giữ nước, đầy hơi, chướng bụng, có cảm giác ậm ạch… sau khi ăn.

Vì được chế biến kỹ nên thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ ăn chiên rán hoặc nhiều kem có thể khó tiêu hóa. Nếu cơ thể không thể phân hủy, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Ăn thức ăn nhanh dễ bị đầy hơi, chướng bụng.

5. Tăng huyết áp và bệnh tim

Chế độ ăn có nhiều muối cũng nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh về huyết áp. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp và làm hư hại mạch máu. Nó cũng làm tăng nguy cơ suy tim, đau tim và đột quỵ.

6. Khiến da nhanh lão hóa

Thức ăn nhanh chứa rất nhiều những thành phần không tốt cho da. Cụ thể: 

  • Đường có thể làm giảm mức độ collagen và dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn. 
  • Muối khiến cơ thể giữ nước gây ra bọng dưới mắt. 
  • Lượng chất béo bão hòa cao kích hoạt các hormone gây ra mụn trứng cá.

Các chuyên gia cho rằng, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh khiến cơ thể tạo ra các mảng trong não. Những nguyên nhân này gây ra chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn so với những người không ăn thức ăn nhanh.

8. Dễ mắc bệnh răng miệng

Mức độ cao của carbs và đường trong thức ăn nhanh làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này làm mòn men răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.

Đồ ăn nhanh chứa nhiều đường dễ gây bệnh răng miệng.

Đồ ăn nhanh là xu hướng yêu thích của giới trẻ vì nó thực sự tiện lợi. Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường không cân đối về các chất dinh dưỡng, chứa nhiều calo, nhiều đường, muối, chất béo không lành mạnh, thiếu vitamin và khoáng chất. Nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn thức ăn nhanh.

Ngoài ra, trong một bữa ăn nhanh nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ để cân đối về dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn.

Ăn nhiều thức ăn nhanh: nhanh mắc bệnh

Xem thêm video đang được quan tâm

Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng


Video liên quan

Chủ Đề