Bánh khoai mì nướng cốt dừa bao nhiêu calo?

Khoai mì là loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích vì vừa dễ trồng, dễ bảo quản lại dễ chế biến…Hãy cùng VinID tìm hiểu thêm về khoai mì để biết ăn khoai mì có mập không, khoai mì có bao nhiêu calo qua bài viết sau đây nhé.

Nội dung chính

1. Hàm lượng calo trong khoai mì

1.1. Khoai mì có bao nhiêu calo?

Khoai mì là loại lương thực phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn khi ăn khoai mì vì nghĩ rằng loại củ này dễ gây mập. 

Thực tế, trong 100gr khoai mì chứa khoảng 112 calo – lượng calo khá thấp. 

98% lượng calo trong khoai mì đến từ carbohydrate. Số còn lại chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B1, B2, B3, C, …

100gr khoai mì chứa khoảng 112 calo

1.2. Ăn khoai mì có mập không?

Khoai mì hầu như chỉ chứa tinh bột, chất đạm, các vitamin A, C…lượng calo lại rất ít. Do đó, đây là một loại thực phẩm khó có thể gây mập.

Lượng khoáng chất và chất xơ trong khoai mì làm tăng cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

Khoai mì chứa lượng Carbohydrates dồi dào giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy mỡ thừa.

Khoai mì không chứa chất béo và ít calo nên khó gây mập

2. Hướng dẫn cách ăn khoai mì giúp giảm cân bất ngờ

2.1. Một số mẹo nhỏ giúp ăn khoai mì giảm cân hiệu quả

  • Có thể ăn khoảng 200g khoai mì một lần cho bữa sáng hoặc bữa phụ.
  • Có thể ăn khoai mì thay cơm trắng để giảm lượng calo hấp thụ nhưng vẫn phải ăn các thức ăn khác trong bữa ăn. 
  • Nên ăn khoai mì luộc, hấp, nướng để hạn chế tối đa lượng calo nạp vào cơ thể. 
  • Không nên ăn khoai mì thay bữa ăn chính.
  • Không nên ăn xôi khoai mì, chè khoai mì hoặc các món chế biến từ khoai mì có nhiều đường, sữa.
  • Không nên ăn khoai mì vào bữa tối.
  • Không nên ăn khoai mì khi đói.
Nên ăn khoai mì hấp, luộc, nướng không đường thay cơm để giảm cân hiệu quả

2.2. Những điều cần lưu ý khi ăn khoai mì giảm cân

  • Nên ăn khoai mì với đường hoặc mật ong để trung hòa độc tố.
  • Khoai mì ngọt nên được chế biến ngay sau khi thu hoạch. 
  • Không nên ăn củ khoai mì có những đốm xanh vì nguy cơ nhiễm độc tố rất cao.
  • Bột khoai mì nên được pha với nước đun sôi kỹ và nên thay nước 2-3 lần để loại bỏ chất độc.

Hy vọng với những thông tin được giải đáp ở trên sẽ giúp bạn biết được khoai mì có bao nhiêu calo. Tải ngay app VinID để mua khoai mì đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm một cách nhanh nhất các bạn nhé!

Bánh khoai mì nướng mềm thơm là món ăn vặt tuổi thơ và được nhiều người yêu thích. Nếu bạn cũng muốn tái hiện lại món bánh tuổi thơ này, học ngay cách làm ở bài viết này nhé!

Chuẩn bị 60 phút Chế biến 30 phút Dành cho 3 - 4 người

Tuổi thơ luôn gắn liền với rất nhiều món ăn ngon và dân dã, trong đó không thể không kể đến món bánh khoai mì nướng thơm ngon mà bao thế hệ vẫn say mê thưởng thức.

Bạn đang xem: Bánh khoai mì nướng than

Hôm nay, hãy cùng cả nhà học ngay cách làm bánh khoai mì nướng thơm ngon béo ngậy dễ làm ngay tại nhà để cùng ôn lại chút chuyện về tuổi thơ bạn nhé. Cùng Bách hóa XANH vào bếp thôi nào!

1 Nguyên liệu làm bánh khoai mì nướng than


1kg khoai mì
50g dừa bào

Mẹo hay

:Để chọn được khoai mì ngon, bạn nên ưu tiên mua loại khoai mì đồi vì thường loại này khi nấu chín sẽ bùi và thơm.Bạn có thể kiểm tra khoai mì bằng cách dùng móng tay cào nhẹ lớp vỏ, nếu vỏ có màu hồng thì chứa ít độc tố, còn màu trắng thì hàm lượng chứa độc tố sẽ khá cao.

Nguyên liệu chính làm món bánh khoai mì nướng than

2 Cách làm bánh khoai mì nướng than

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, khoai mì mua về bạn tiến hành bóc vỏ và chẻ nhỏ. Tiếp theo, bạn ngâm khoai mì trong hỗn hợp nước muối khoảng 60 phút để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài và chất độc bên trong của khoai mì.

Sau đó, bạn cho khoai mì vào xửng hoặc nồi, hấp trong khoảng 30 phút đến khi khoai mì chín mềm. Bạn cũng hấp chín đậu xanh không vỏ trong khoảng 15 phút.

Ngâm khoai mì sau đó hấp đến khi chín mềm

Bước 2 Trộn nguyên liệu

Khoai mì đã chín, bạn tiến hành loại bỏ phần xơ khoai mì rồi tán mịn ra [bạn có thể dùng muỗng hoặc đeo bao tay để bóp nhuyễn].

Tiếp theo, bạn cho lần lượt các nguyên liệu sau: 50g đậu xanh không vỏ đã hấp chín, 50g dừa bào, 30g đường, 30ml sữa đặc, 30ml nước cốt dừa và 20g bột năng. Sau đó, bạn trộn đều lên, nhào nặn thành hình dạng tròn của bánh.

Trộn nguyên liệu và nặn bánh

Bước 3 Nướng bánh khoai mì

Sau khi nặn bánh thành nhiều chiếc bánh nhỏ, bạn tiến hành đốt nóng lửa than. Tiếp theo, bạn đặt bánh lên vỉ nướng, cách 5 phút bạn lật mặt bánh một lần. Vì bánh rất nhanh chín nên bạn cẩn thận đừng để bánh khét nhé!

Nướng bánh khoai mì trên vỉ nướng

3 Thành phẩm

Bánh khoai mì nướng than nóng hổi, bên ngoài vỏ cháy hơi dai, cắn vào một miếng lại bùi bùi, ngọt ngọt. Không chỉ thơm ngon mà bao nhiêu ký ức tuổi thơ còn ùa về nữa đấy!

Bánh khoai mì nướng than béo bùi

Tham khảo thêm:Cách làm bánh rế khoai mì, khoai lang giòn tan đơn giản tại nhà

Vậy là Bách hóa XANH đã hướng dẫn bạn cách làm món bánh khoai mì nướng than thơm ngon này rồi đấy, Nhanh tay làm ngay món ngon này để ôn lại kỷ niệm tuổi thơ cùng cả gia đình ngay thôi nào!

Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, khoai mì đậu xanh là món bánh nướng vô cùng hấp dẫn mà mọi đứa trẻ đều thích mê. Chỉ với củ khoai mì nhỏ, ẩm thực Việt đã cho ra đời một món ăn hấp dẫn mà vừa nhắc đến cũng đủ khiến vị giác được kích thích.

Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng chuẩn vị nhà hàng cập nhật mới nhất 01/2023.


Contents

Lợi ích củ khoai mìTổng hợp 4 Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng cập nhật 01/2023Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng than
Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng bằng lò nướng
Cách làm bánh khoai mì nướng từ nồi cơm điện
Cách làm bánh khoai mì đậu xanh bằng chảo chống dính

Khoai mì đậu xanh nướng là gì?

Khoai mì đậu xanh nướng là món bánh quen thuộc của tuổi thơ của rất nhiều người với mùi thơm của nước cốt dừa, vị dẻo ngọt, bùi bùi của tinh bột khoai mì “ăn hoài không chán”.

Lợi ích củ khoai mì

Giá trị dinh dưỡng

Khoai mì nổi tiếng là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng chất và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Trung bình, 100g khoai mì sống gồm có các chất dinh dưỡng như:

Năng lượng: 670kcal
Nước: 60g
Carbohydrate: 38.1g [trong đó 1.7g đường và 1.8g chất xơ]Chất đạm: 1.4g
Vitamin C: 20.6mg
Vitamin B1: 8% DV [giá trị dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày]Vitamin B2: 4% DVVitamin B3: 6% DVVitamin B6: 7% DVVitamin B9: 7% DVNhiều chất khoáng như: 16mg canxi, 21mg magie, 27mg phốt pho, 271 mg kali,…Cung cấp nhiều năng lượng

Khoai mì chứa rất nhiều calo, cứ 100gr khoai mì chứa đến 670kcal [khi còn sống] và 112 kcal [khi luộc chín], cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác.

Có lẽ vì thế, khoai mì trở thành cây trồng quan trọng ở các nước đang phát triển vì nó cung cấp nhiều calo cũng như năng lượng dồi dào cho người ăn. Từ đó, cải thiện chức năng của não bộ và đẩy lùi trạng thái mệt mỏi, ù lì.

Chứa tinh bột kháng

Khoai mì nguyên củ chứa nhiều tinh bột kháng và trở thành thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.

Tinh bột kháng có đặc tính như chất xơ hòa tan, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh việc tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột kháng sẽ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Chẳng hạn, một số vai trò của tinh bột kháng mà bạn quan tâm như:

Tinh bột kháng là thức ăn của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giảm viêm và làm cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.Tinh bột kháng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.Tinh bột kháng không được tiêu hóa [vì chúng là thức ăn của vi khuẩn đường ruột], tạo cảm giác no và tránh cảm giác thèm ăn cho những người giảm cân. Nhờ đó mà cơ thể giảm được nguy cơ bị béo phì và tiểu đường loại 2.

Lưu ý: Hàm lượng tinh bột kháng trong khoai mì nguyên củ nhiều hơn so với các sản phẩm làm từ khoai mì như bột mì. Đồng thời khoai mì sống chứa nhiều tinh bột kháng hơn so với khoai mì khi nấu chín.

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Theo nghiên cứu được đăng trên The International Journal of Food Sciences & Nutrition cho biết: hàm lượng chất xơ từ khoai mì có khả năng ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Chất xơ sẽ hấp thụ chất độc lắng đọng trong đường ruột, từ đó giảm bớt tình trạng viêm [nếu có].

Ngoài ra, khoai mì còn chứa chất chống oxy hóa, ức chế sự phát triển và tiêu diệt của các vi khuẩn gây ra bệnh dạ dày, góp phần làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Thậm chí khoai mì còn giảm bớt sự quấy phá của giun sán sống trong ruột và dạ dày.

Cải thiện thị lực

Khoai mì giúp tăng cường thị lực, phòng chống thị lực kém do tuổi tác cũng như bảo vệ sức khỏe đôi mắt vì thực phẩm này có chứa vitamin C, chất chống oxy hóa và khoáng chất kẽm cần thiết cho đôi mắt khỏe.

Giảm đau nửa đầu

Do khoai mì chứa vitamin B2, nên thực phẩm này có tác dụng giảm đau triệu chứng nửa đầu và đau nguyên đầu. Đây chính là kết quả đã từng được công bố trên Journal of Agricultural Economics.

Giúp giảm cân

Vì chứa nhiều chất xơ nên khoai mì nằm trong thực đơn của những người đang giảm cân. Nó tạo cảm giác cho cơ thể no lâu hơn, tránh được cảm giác thèm ăn cũng như tiêu thụ các loại thực phẩm khác.

Tổng hợp 4 Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng cập nhật 01/2023

Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng than

Nguyên liệu

Khoai mì 1 kg
Muối 1 muỗng canh
Đậu xanh không vỏ 50 gr
Dừa bào 50 gr
Đường 30 gr
Sữa đặc 30 ml
Nước cốt dừa 30 ml
Bột năng 20 gr

Cách chọn mua và sơ chế khoai mì – sắn

Nên chọn loại sắn đồi, bởi vì loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm.Ưu tiên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.Ngoài ra, không nên để khoai mì quá lâu vì sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa.Khoai mì có độc tố do đó tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh nhé!

Cách chế biến Bánh khoai mì đậu xanh nướng than


Sơ chế khoai mì

Khoai mì gọt vỏ, rửa sạch, sau đó ngâm nước cùng 1 muỗng canh muối trong 60 phút để loại bỏ chất độc.

Hấp khoai mì

Cho khoai mì vào xửng và hấp chín trong 30 phút.

Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước 1 tiếng sau đó cho vào xửng hấp chín trong khoảng 20 – 30 phút.

Trộn bột bánh

Dùng tay gỡ phần thịt khoai mì và bóp thành nhiều vụn nhỏ.

Sau đó, cho thêm 50gr đậu xanh, 50gr dừa bào, 30gr đường, 30ml sữa đặc, 30ml nước cốt dừa, 20gr bột năng.

Dùng tay trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện.

Tạo hình bánh

Lấy một ít bột bánh vo tròn, rồi dùng tay ép hơi dẹp.

Nướng than

Chuẩn bị lò than rồi làm nóng than đến khi chín hồng.

Đặt vỉ nướng và xếp bánh khoai mì lên, nướng đến khi 2 mặt bánh săn lại và tạo viền cháy xén.

Thành phẩm

Bạn có thể dùng bánh cùng nước cốt dừa để tăng thêm hương vị cho món ăn nhé!

Món bánh khoai mì thơm nức mũi, mềm dẻo, ngọt bùi thêm chút vị beo béo, cực kỳ ngon miệng.

Cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng bằng lò nướng

Chuẩn bị nguyên liệu

1kg khoai mì700ml nước cốt dừa150gr sữa đặc250gr đường125gr bột năng2 trái trứng gà50gr đậu xanh50gr bơ
Tinh chất vani

Mẹo hay:

– Nên chọn khoai mì Củ Chi vì loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm, ít bị sượng.

– Chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt. Nếu cẩn thận thì có thể dùng móng tay cạo nhẹ thử lớp vỏ mỏng phía bên ngoài để kiểm tra màu của lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.

– Khoai mì tươi mua về không nên để quá lâu, khoai sẽ mất ngon.

Hướng dẫn các bước làm bánh khoai mì nướng

Bước 1 Mài khoai mì

Gọt vỏ sạch sẽ và gọt hết những phần xơ của khoai mì, ngâm khoai mì với nước khoảng 1-2 tiếng. Nếu không có đồ mài có thể cắt khoai mì thành từng khúc nhỏ rồi sử dụng máy xay sinh tố để xay, tuy nhiên với cách làm này sẽ không ngon bằng khi mài khoai mì.

Khoai mì khi đã mài xong thì sẽ hơi ướt, các bạn nên dùng túi vắt sao cho thật ráo, cố gắng giữ cho khoai mì thật khô.

Xem thêm: Làm Sao Để Đến Trường Thcs Lam Sơn Quận 6, Trường Thcs Lam Sơn


Mài khoai mì


Lưu ý: Lắng lại nước đã vắt ra từ khoai mì để lấy tinh bột, điều này giúp giữ lại một lượng tinh bột giúp bánh dẻo hơn và ngon hơn.

Bước 2 Trộn các nguyên liệu

Trộn khoai mì sau khi đã vắt xong với tinh bột đã lắng lại. Cho thêm vào 50g đậu xanh nấu chín, 250g đường cát, 125g bột năng và 2 lòng đỏ trứng gà, dùng tay trộn đều tất cả lại với nhau.

Cho 150g sữa đặc và 50g bơ đã nấu chảy vào hỗn hợp khoai mì. Dùng tay bóp đều để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Cuối cùng cho 700ml nước cốt dừa vào. Cho thêm 1 ống vani nhỏ, trộn đều hỗn hợp.


Trộn các nguyên liệu lại với nhau


Bước 3 Nướng bánh

Bạn cho hỗn hợp đã trộn vào khuôn và đưa vào lò nướng. Sau đó, lấy một ít bơ hoặc dầu ăn phết vào phần khuôn để khi lót giấy vào, phần giấy được dính vào khuôn thì khi lấy bánh ra sẽ dễ dàng hơn.

Bạn nướng ở nhiệt độ từ 170 – 175 độ C, và nướng trong khoảng thời gian từ 60-70 phút.


Nướng bánh


Khi bánh đã nướng chín, bạn lấy bánh ra để nguội và cắt thành từng miếng vừa ăn.

Bước 4 Thành phẩm

Bánh khoai mì nướng mềm dẻo, có vị thơm, vị ngọt của khoai mì, đậu xanh và của nước cốt dừa tạo nên hương vị đặc trưng, đậm chất hương quê quen thuộc.


Bánh khoai mì nướng thơm ngon


Bạn nên dùng nhiệt kế lò nướng để chọn mức nhiệt chính xác, để bánh sau khi nướng chín sẽ cho ra thành phẩm thơm ngon hơn.

Để hạn chế tình trạng bánh bị cháy, bạn nên theo dõi bánh thường xuyên, và trở mặt bánh để mặt bánh chín đều, hoặc có thể hạ nhiệt và kéo dài thời gian nướng.

Bánh nếu không dùng hết, bạn nên cho vào túi hoặc hộp kín để bảo quản trong 1 – 2 ngày.

Cách làm bánh khoai mì nướng từ nồi cơm điện

Nguyên liệu làm bánh
Khoai mì: 1kg
Bơ: 200g
Đậu xanh: 150g
Muối: ½ muỗng
Trứng gà: 2 quả
Đường: 1 chén
Nước cốt dừa: 1.5 chén
Dừa nạo: 1 chén
Sữa đặc: 1/2 chén
Cách làm bánh khoai mì nướng

Sơ chế nguyên liệu

Khoai mì cắt khúc dài khoảng 5 – 7cm, gọt sạch vỏ rồi cho vào ngâm với nước muối pha loãng trong ít nhất 6 tiếng hoặc để qua đêm để khoai mì thải bớt độc tố. Rửa sạch khoai nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo. Cắt thành những miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố.

Đậu xanh ngâm trong khoảng 3 – 4 tiếng, đãi sạch rồi cho vào nồi hấp khoảng 15 – 20 phút cho chín mềm. Cho tiếp đậu xanh vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Cho thêm 1/4 chén sữa đặc vào hỗn hợp, xay tiếp cho đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.

Công đoạn chế biến

Trộn khoai mì, đậu xanh, trứng gà, đường, nước cốt dừa, vani, muối, thêm bơ tan chảy, dừa nạo vào trộn đều lên. Đổ hỗn hợp vào nồi cơm điện, bật nút ở chế độ Cook và nướng bánh [Lưu ý: Trước khi cho hỗn hợp vào nồi, bạn cần phải phết một lớp dầu ăn lên nồi để chống dính nhé].

Để bánh nướng trong nồi cơm, sau khi nồi bật sang chế độ Warm thì bạn kiểm tra xem bánh đã chín chưa bằng cách dùng tăm cắm vào bánh, nếu tăm khô là bánh đã chín. Nếu bánh chưa chín thì bật lại nồi ở chế độ Cook thêm một lần nữa. Sau khi bánh chín, ngắt điện và để bánh trong nồi thêm khoảng 3 – 5 phút nữa rồi lấy ra, lật mặt bánh rồi nướng đến khi bánh chín vàng là được.

Hoàn thành và thưởng thức

Dùng dao khoanh một đường cạnh thành nồi để dễ dàng lấy bánh ra. Cắt bánh thành những miếng nhỏ vừa ăn để chiêu đãi cả nhà. Ăn bánh khi nóng sẽ cảm nhận được vị bùi bùi, béo ngậy, chút dẻo mịn và thơm nức của khoai mì hòa quyện cùng đậu xanh. Hoặc bạn cũng có thể để bánh nguội hẳn rồi thưởng thức, bánh khi nguội sẽ có độ dẻo dai hơn.

Cách làm bánh khoai mì đậu xanh bằng chảo chống dính

Nguyên liệu

Khoai mì 300 gr
Đậu xanh 20 gr [bóc vỏ]Lá dứa 50 gr
Bơ lạt 5 gr
Dừa nạo 50 gr
Hành phi 30 gr
Mè rang 30 gr
Đường 1 muỗng canh
Muối 2 muỗng canh

Cách chế biến Bánh khoai mì đậu xanh nướng bằng chảo chống dính

Sơ chế khoai mì

Lột sạch lớp vỏ hồng của khoai mì, ngâm khoai mì với nước muối loãng khoảng 6 tiếng trước khi chế biến hoặc để qua đêm để loại bỏ độc tố.

Tại sao cần ngâm khoai mì?

Trong củ khoai mì chứa độc tố Acid Cyanhydric [HCN], một chất có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì trong khoai mì chứa chất độc này, do đó cần ngâm trong nhiều giờ hoặc qua đêm để cho chất độc này ra hết.

Sên đậu xanh

Đậu xanh vo sạch rồi ngâm nước trong khoảng 3 đến 4 tiếng cho nở, sau đó bắc lên bếp nấu chín với nước rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

Khi đậu đã chín mềm, dùng muỗng đảo đều phần đậu cho đến khi đậu dẻo và khô là đạt. Sau đó lấy phần đậu xanh ra để nguội.

Hấp và giã nhuyễn khoai mì

Bắc nồi nước lên bếp rồi cắt nhỏ phần lá dứa vào nồi sau đó bỏ khoai mì vào đun sôi với lửa vừa cho đến khi khoai chín mềm. Sau khi khoai mì chín thì vớt ra để nguội.

Mách nhỏ: Nên cho nước cao hơn phần khoai mì để khoai chín đều.

Trộn khoai mì

Sau khi luộc khoai mì xong thì dùng muỗng ấn nhuyễn rồi cho phần đậu xanh đã để nguội vào trộn đều.

Khi đã trộn đều thì cho 50gr dừa nạo, 30gr hành phi, 30gr mè rang, 1 muỗng canh đường, nửa muỗng cà phê muối sau đó tiếp tục trộn đều.

Mách nhỏ:

Nên dùng bao tay khi trộn khoai mì cùng với các nguyên liệu để tránh bị dính.Khi trộn dùng lòng bàn tay ấn phần hỗn hợp xuống và đẩy về phía trước, tiếp tục làm như vậy đến khi phần hỗn hợp được trộn đều.

Tạo hình bánh

Sau khi hỗn hợp đã được trộn đều thì chia thành 6 phần bằng nhau rồi vo tròn, sau đó dùng thớt ấn dẹt xuống.

Rán bánh

Bắc chảo lên bếp, cho 5gr bơ vào chảo, đợi đến khi bơ tan thì dùng giấy ăn thấm khô phần bơ. Cho phần bánh đã được ấn dẹp vào chảo, để lửa vừa và nướng cho đến khi vàng đều cả hai mặt.

Thành phẩm

Và thế là món bánh khoai mì nướng mang hương vị truyền thống đã hoàn thành. Lớp vỏ bên ngoài giòn nhẹ đi kèm bên trong là vị ngọt của khoai mì, đậu xanh và dừa cùng vị thơm nhẹ của hành phi. Ăn một miếng là nhớ ngay, cách làm lại còn vô cùng đơn giản nữa, còn ngại gì mà không bắt tay vào bếp nào.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng

Tải ngay

Video hướng dẫn cách làm bánh khoai mì đậu xanh nướng


Mua nguyên liệu làm bánh khoai mì đậu xanh nướng ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh khoai mì đậu xanh nướng, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bầu có nên ăn bánh khoai mì đậu xanh không?

Bà bầu có nên ăn khoai mì không? Trong thành phần của khoai mì có chứa lượng axit cyanhydric viết tắt là HCN. Có thể gây ngộ độc và mức độ ngộ độc như thế nào phụ thuộc vào hàm lượng HCN cao hay thấp. Mẹ bầu ăn khoai mì có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Lượng HCN cao hay thấp còn tùy thuộc vào giống khoai. Giống khoai mì cao sản thì có hàm lượng HCN cao hơn nhiều so với HCN của khoai mì ngọt. Hàm lượng HCN dưới 20 mg có thể gây ngộ độc, nhưng HCN từ 50 mg trở lên có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy khi ăn khoai mì chúng ta cần hết sức lưu ý, nhất là quan tâm đến giống khoai mì nào.

Ăn khoai mì có béo/mập không?

Trong phần trình bày ở trên, bạn đã nắm rõ lượng calo có trong khoai mì. Nhưng ăn khoai mì có giảm cân không? Hay ăn khoai mì có tăng cân không? Để có thể đi đến kết luận này, cần tính toán và hiểu rõ mối tương quan giữa hàm lượng calo khoai mì cung cấp cho cơ thể và lượng calo cơ thể cần nạp mỗi ngày.

+ 1 người trưởng thành cần 1800-2000 calo cho các hoạt động hàng ngày, tức là mỗi bữa [3 bữa/ngày], người ta cần lượng calo khoảng 667 calo. Nếu nạp nhiều hơn 667 calo, lượng calo dư thừa sẽ tích tụ và chuyển hóa thành mỡ thừa.

+ 100g khoai mì cung cấp cho cơ thể khoảng 120 calo. Nếu muốn ăn no với khoai mì, bạn chỉ cần ăn khoảng 500g khoai mì là đủ no. Tức là sẽ nạp vào cơ thể khoảng 600.

+ So sánh 2 chỉ số trên, có thể thấy lượng calo khi ăn no với khoai mì bạn chỉ nạp khoảng 600 calo, ít hơn với với mức calo cần thiết nạp cho cơ thể. Như vậy, có thể khẳng định ăn khoai mì KHÔNG BÉO. Đặc biệt, trong khoai mì chứa nhiều axit béo không bão hòa đơn giúp giảm cholesterol xấu, chất xơ dồi dào của khoai mì còn giúp tạo cảm giác no lâu, giúp bạn giảm khẩu phần ăn trong bữa chính từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

Tổng kết

Bánh khoai mì là món ăn vặt từ trẻ con đến người lớn ai cũng thích. Món bánh tuy dân dã, giản dị nhưng luôn để lại trong lòng người thưởng thức những dư vị khó quên. Với 4 cong thức làm bánh khoai mì đậu xanh nướng cực kì độc đáo và lạ miệng được cập nhật mới nhất tháng 01/2023, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Chủ Đề