Báo cáo đánh giá thực hiện thông tư 23

Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu với các nội dung về áp dụng Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu; trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;… được ban hành ngày 21/12/2015.

1. Áp dụng Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu và các Phụ lục

- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn một túi hồ sơ, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo Mẫu 01 Thông tư số 23.

- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn hai túi hồ sơ, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo Mẫu 02 Thông tư số 23/2015/BKHĐT.

- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo Mẫu 03 Thông tư 23 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

- Đối với gói thầu thực hiện sơ tuyển, mời quan tâm; cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu có hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp; gói thầu có phương thức lựa chọn nhà thầu là hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được thực hiện trên cơ sở vận dụng, chỉnh sửa các Mẫu 01, 02 và 03 Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT.

- Đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ, nếu được nhà tài trợ chấp thuận thì việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất áp dụng theo các Mẫu 01, 02 và 03 Thông tư số 23/2015.

- Bên mời thầu căn cứ vào loại gói thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu để lựa chọn các Mẫu biên bản, tờ trình tại các Phụ lục kèm theo Thông tư 23/2015 của Bộ KHĐT cho phù hợp.

2. Đánh giá hồ sơ dự thầu

- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo Luật đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và hồ sơ mời thầu.

- Thông tư số 23 năm 2015 quy định trong quy chế làm việc hoặc trong cách thức làm việc của tổ chuyên gia ở báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu phải nêu rõ cách xử lý trong trường hợp một thành viên có ý kiến khác biệt so với đa số, quyền bảo lưu ý kiến.

- Trường hợp nhà thầu cùng lúc tham dự thầu nhiều gói thầu và được đánh giá xếp hạng thứ nhất đối với gói thầu này đồng thời trúng thầu ở một hoặc nhiều gói thầu khác thì chủ đầu tư, bên mời thầu phải làm rõ khả năng thực hiện gói thầu của nhà thầu này trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

Xem thêm tại văn bản.

Thông tư 23 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.

Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Ngày 30 tháng 11 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông đã ban hành Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi. Theo đó, Thông tư này hướng dẫn khoản 3 Điều 8, điểm a khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 54, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 65 Luật Chăn nuôi. Tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam.

Để đánh giá sát tình hình thực tế triển khai thực hiện Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT và thông tin về các động vật khác được phép chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [kinh tế] các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo với nội dung cụ thể sau:

1. Báo cáo đánh giá tình hình thực thi các quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất nội dung, căn cứ đề nghị sửa đổi, bổ sung.

2. Cung cấp thông tin hoạt động chăn nuôi các loại động vật khác được phép chăn nuôi gồm:

- Thống kê danh sách hộ/cơ sở chăn nuôi về hiện trạng nuôi dông, vịt trời, dế, bọ cạp, giun quế, ruồi lính đen, chó mèo trên địa bàn [theo phụ lục đính kèm].

- Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động nuôi ong mật, hươu sao và chó, mèo; động vật thuộc danh mục động vật khác được phép chăn nuôi [dông, vịt trời, dế, bọ cạp, tằm, giun quế, ruồi lính đen].

Báo cáo, đề xuất của các địa phương gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT [qua Phòng Chăn nuôi] trước ngày 10/7/2023.

Chủ Đề