Bảo dưỡng bộ chế hòa khí xe máy

Có thể bạn quan tâm:

  Vệ sinh kim phun, buồng đốt xe máy và 4 lưu ý KHÔNG THỂ BỎ QUA

  Bảo dưỡng xe máy - 8 bộ phận CẦN PHẢI bảo dưỡng định kỳ

 4 Lỗi THƯỜNG GẶP về cảm biến hệ thống phun xăng điện tử và CÁCH KHẮC PHỤC

Cách nhận biết xe ga bị hao xăng? Xe số bị hao xăng

Nguyên nhân khiến xe bị hao xăng là do xe có hệ số chuyển hóa nhiên liệu thấp, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết bên ngoài bằng mắt thường. Để biết xe máy có đang trong tình trang hao xăng hay không để có phướng án giải quyết sao cho phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết xe số và xe ga bị hao xăng

-    Số lần đổ xăng 

-    Dựa vào số Km/L xăng tiêu thụ

-    Phải nhấn nút đề ga lâu

-    Động cơ chạy ì, yếu khi lên dốc hoặc tăng ga, tải không nổi

-    Xe nhả khói đen trong quá trình vận hành

-    Xe dễ chết máy, khó khởi động lại

-    Kiểm tra bugi chân dấu có màu đen hoặc bị ướt.

Bạn có thể biết thêm một vài dấu hiệu hao xăng khác của xe số như: nếu xe máy nhả khói màu đen chứng tỏ bình xăng con đạng bị dư xăng, khói càng đen tỷ lệ thuận xe hao xăng càng nhiều. Trong trường hợp xe nhả khói trắng cũng có thể vẫn trong tình trạng hao xăng song lỗi do hở pistong bạc.

Nguyên nhân xe máy bị hao xăng

-     Xu-pap bị bẩn hoặc mòn

-    Bugi bẩn hoặc đã quá thời gian sử dụng

-    Kim ga đặt sai vị trí

-    Bộ phận lọc gió bị tắc do không được vệ sinh thường xuyên. 

-    Ốc chỉnh gió đặt sai vị trí. Ví dụ dòng xe Dream chỉ cần xiết hoặc nới thêm 1/4 vòng so với quy định, nếu trước 1L xăng có thể chạy được 56 km sau chỉ chạy được 45km.

-    Để lốp xe non hoặc quá căng cũng gây ra tình trang hao xăng cho máy.

-    Dây ga hoạt động không tốt, dễ dẫn tới tình trạng xe bị nhồi ga, xăng bơm lên nhanh trong một lúc điều này không chỉ gây ra tình trạng hao xăng mà còn làm giảm độ bền của động cơ.

Ngoài ra hao xăng còn do kim ga bị mòn, mức xăng trong bình cao hoặc thấp hơn so với quy định.

7 lỗi khiến xe bị hao xăng nghiêm trọng

+ Chạy xe quá chậm

+ Vê ga không đều tay, lúc nhanh lúc chậm, tăng giảm tốc độ đột ngột

+ Lười bơm hơi cho lốp xe

+ Không bảo dưỡng bình xăng thường xuyên

+ Xe số: không sử dụng số phù hợp với tốc độ xe, ví dụ: dừng xe đột ngột khi khởi động lại xe hay khi đi xe tại địa hình phẳng chuyển qua địa hình dốc vẫn giữ nguyên một số. Xe ga: đề-pa quá lớn.

Điều chỉnh chế hòa khí xe máy đúng cách

Chế hòa khí [Bình xăng con] giữ chức năng xé tơi xăng lỏng và cấp chúng cho buồng đốt theo tỷ lệ hợp lý, vì thế việc điều chỉnh bình xăng con làm việc sao cho hiệu quả giữ vai trò hết sức quan trọng.

Trước khi tiến hành điều chỉnh chế hòa khí xe máy bạn nên kiểm tra lại một lần nữa bộ phận này. Bình xăng con sử dụng lâu ngày cần được vệ sinh đây là lưu ý quan trọng dành cho bạn, thêm nữa cần kiểm tra khe hở gic-lơ.

Tham khảo cách điều chỉnh chế hòa khí từ một nickname hieubiet đã chia sẻ:

Chi tiết các bước điều chỉnh chế hòa khí:

Cấu tạo bộ chế hòa khí của mỗi xe thuộc các hãng lại có đặc trưng riêng, song chúng đều có ốc vít điều chỉnh [gió và ga-lăng-ti nằm dưới trụ ga]. 

+ Ốc gió: Ốc gió là ốc mà khi vặn vào tiếng máy kêu to, nhưng tiếp tục vặn vào cỡ 1,2 vòng thì tiếng máy kêu nhỏ lại muốn tắt. 

+ Ốc ga-lăng-ty  là ốc khi càng vặn vào tiếng máy càng kêu to. Khi vặn ga, dây ga cũng kéo kim xăng lên do đó vặn ốc ga cũng giống như vặn tay ga vậy . 

Bổ sung thêm của bro RCS: - Ốc dẹt là ốc xăng

- Ốc 4 cạnh là ốc ga-lăng-ti

Với ốc xăng:
xoay theo chiều kim đồng hồ là về phía dư xăng [xoay vào], xoay ngược chiều kim đồng hồ là về phía thiếu xăng [xoay ra].

Trước khi chỉnh ga-lăng-ty, cần kiểm tra lại các chi tiết sau : -    Lọc gió bẩn làm mất đi độ chạy cầm chừng, khiến xe chạy yếu nhanh nóng máy và đặc biệt nhanh hao xăng. Do đó, lọc gió cần được vệ sinh sạch sẽ.  -    Cách vệ sinh bộ phận lọc gió: B1:  Giặt bằng dầu lửa hoặc xăng một vài lần cho đến khi dung môi trong sạch.  B2:   Thấm vào khoảng một muỗng nhớt. Sau đó, lắp lọc gió lại như cũ

Cách điều chỉnh găng-lăng-ti:


Chú ý trên bình xăng con có 2 con ốc, ốc 4 cạnh [con vít nổi] để chỉnh găng-ti lớn nhỏ, con ốc còn lại [con vít chìm] chỉnh gió nhưng thực tế để điều tiết lượng xăng.  Nên dựng chân chống giữa của xe lên để xăng trong bình ngang với bình xăng con.

Bước 1:  Vặn ốc nổi cho ga lớn lên [ dễ nghe tua máy và dễ chỉnh] Bước 2:  Vặn chặt ốc chìm: ở giai đoạn này 1 số xe tắt máy hoặc nổ ì ạch

Bước 3:  Vặn ốc vít chìm từ từ bạn sẽ thấy tua máy lớn dần, lúc này vẫn cứ vặn xả ra tiếp. Để ý trong suốt quá trình vặn xả sẽ xuất hiện các điểm ga lớn rồi lại nhỏ.

Chú ý: - Ga-răng-ti không có nghĩa là động cơ chạy chậm nhất mà điều quan trọng là tiếng nổ phải đều và tròn.

- Chỉnh Ga-răng-ti khi máy còn nóng sẽ tăng độ chính xác hơn so với khi máy nguội, vì khi máy nguội, vòng tua sẽ cao hơn bình thường, nhằm làm nóng máy nhanh hơn.

Bước 4: Điều chỉnh giảm ốc vít 4 cạnh để garangti nhỏ lại. Lúc này chỉ nên vặn vít nổi để điều chỉnh ga-răng-ti lớn nhỏ thôi


Điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm cá nhân

Kiểm tra: - Kéo nhanh tay ga và thả tay tức thời, xe vẫn nổ mà không bị chết máy là được. - Kéo ga và quan sát khí thải nếu khói trắng là thiếu xăng. - Kiểm tra bugi: làm động cơ nóng bằng cách chạy 1 vòng hoặc cho động cơ nổ tại chỗ khoảng 5 phút, sau đó tháo bugi ra kiểm tra.  + Nếu màu xám hoặc trắng bị thiếu xăng, điều chỉnh lại vít chỉnh xăng.  + Nếu bugi có màu đen và có muội bám nên nới vít chỉnh xăng . Sau khi chỉnh xong, chỉ cần đề là xe nổ, hoặc tăng giảm tay ga đột ngột mà máy không chết là được.

+ Bugi có màu nâu đỏ hoặc hơi đen không có muội đen bám là được. 

Bắt bệnh cho xe máy thông qua tình trạng thực tế của bugi

Muốn bugi có màu nâu đỏ thì để ga lớn ở mức mà bạn hay chạy rồi điều chỉnh.

Chỉnh như bình thường sau đó xiết ốc nổi vào đến khi máy nổ lớn, xiết vào hoặc mở ra ốc chìm khoảng 1/4 đến khi máy chạy ngọt, xốc ga không hụp thì chuẩn rồi. Tiếp chỉnh ốc nổi cho máy nổ nhỏ lại như lúc đầu, lưu ý phải chỉnh khi máy còn đang nóng.

Các bác cứ chỉnh cho đến khi tới điểm nổ cao nhất rồi siết ốc gió [ốc chìm] vào khoảng 1/8 sẽ hạn chế tối đa việc thiếu xăng khi chạy nhanh và khó nổ vào buổi sáng. Không nên mở bugi nhiều lần, đặc biệt khi xe còn nóng việc này sẽ khiến tuôn ren đầu quy-lat lại mất công phải taro ren lại, vừa tốn thời gian lại khiến xe có vấn vì không còn kín hơi.

1/ Nổ máy rồi xiết ốc vào hơi cao để xe không tắt máy. Sau đó mở đèn xe lên

2/ Vặn ốc xăng vào cho đến khi nghe máy giảm xuống, xoay ra tới khi tiếng máy đều

3/ Giảm ốc ga-lăng-ty lại, mà không tắt máy coi như đã chuẩn. Giờ tìm điểm chuẩn bằng cách nhìn đèn, nếu đèn sáng đều với ga-lăng-ty êm, nhỏ thì đây là căn bản.

Cần làm gì sau khi điều chỉnh chế hòa khí cho xe

- Kiểm tra thấy xe chạy ngọt, không xốc ga,...ngay cả khi để ga-lăng-ty nhỏ bật đèn máy vẫn nổ đều thì khá chuẩn rồi.

- Ngoài ra kiểm tra lại bugi, nếu thấy không được màu đỏ gạch mà đầu bị bám muội đen, phần sứ bên trong có màu trắng, cái vòng tròn phía trên cùng có màu vàng nguyên nhân do xe bị yếu dàn lửa để khắc phục lỗi này cần thay môbin sườn khác.

Có thể bạn quan tâm:

 Đồ nghề, dụng cụ sửa chữa xe máy

 Giá máy hút dầu nhớt xe máy

 Giá máy đọc lỗi xe máy

 Tủ chứa, xe đẩy, giá kệ treo dụng cụ và đồ nghề

14:46 02/01/2020

Bộ chế hòa khí [bình xăng con] có chức năng xé tơi xăng lỏng và cấp chúng vào buồng đốt theo tỷ lệ hợp lý,do đó việc điều chỉnh chế hòa khí làm việc hiệu quả có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của động cơ cũng như mức độ tiêu thụ nhiên liệu. Hôm nay trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn các bạn tự điều chỉnh chế hòa khí xe đúng cách và chính xác nhất.
 

Trong thời kỳ sơ khai, chế hòa khí chỉ gồm một mạch xăng chính đáp ứng xăng cho buồng cháy theo vận tốc dòng khí. Để đáp ứng tốt hơn các chế độ làm việc khác nhau [khởi động, có tải tốc độ thấp, có tải ở tốc độ cao, ...] đặc biệt để tiết kiệm nhiên liệu và khí thải sạch hơn người ta bổ sung thêm một số mạch cấp nhiên liệu khác như: mạch khởi động, mạch xăng phụ, mạch tăng tốc.
 


Điều chỉnh chế hòa khí [bình xăng con] để xe vận hành tốt hơn


Dấu hiệu nhận biết khi nào nên điều chỉnh chế hòa khí: Anh Đỗ Xuân Hưng, thợ sửa xe nhiều năm cho biết, nếu xe không bốc hoặc chạy hao xăng, thì đó là lúc chế hòa khí cần được kiểm tra và điều chỉnh. Sau thời gian dài sử dụng các gic-lơ có thể bị mòn. Xăng phẩm chất kém, để lâu ngày đóng cặn cũng có thể làm tắc gic-lơ. Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề đào tạo sửa xe ông Phạm Tuệ phân tích không chỉ làm giảm công suất, tiêu tốn nhiên liệu, trạng thái vận hành của chế hòa khí còn in dấu ấn trên bu-gi. Nếu bu-gi khô, màu trắng có nghĩa rằng hỗn hợp cháy đang nghèo xăng. Nhiên liệu ít, hỗn hợp khó cháy, thời gian cháy kéo dài. Động cơ không đạt hiệu suất tốt, máy nóng, có thể kèm theo hiện tượng cháy rớt [xuất hiện tiếng nổ bụp! Bụp!.. Trên đường xả]. Bu-gi có nhiều muội đen khô bám lại, có thể lau sạch, thì đó là dấu hiệu khi hỗn hợp thừa nhiên liệu, hoặc sử dụng bu-gi không đúng loại.

Cần chuẩn bị gì trước khi điều chỉnh chế hòa khí [bình xăng con]?

Để việc điều chỉnh chế hòa khí mang lại chế độ tốt nhất, người thực hiện cần kiểm tra lại chế hóa khí. Chế hòa khí bẩn, lâu ngày không bảo dưỡng thì cần vệ sinh, kiểm tra khe hở gic-lơ.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới lọc gió. Nếu lọc gió không được thông thoáng, động cơ luôn làm việc trong tình trạng thiếu khí, nên rất yếu và tốn xăng. Lọc gió màng giấy khô cho phép vệ sinh nhiều lần, nhưng tuổi thọ không kéo dài quá 12.000 km. Loại màng giấy tẩm dầu bám bụi tốt nhưng cấm chỉ định vệ sinh, chu kỳ thay từ 8.000 - 16.000 km tùy loại xe và điều kiện sử dụng.


 


Chỉnh vít gió về giữa vị trí A [lúc động cơ bắt đầu chạy ổn định] và vị trị B [động cơ rồ ga lớn nhất].

Các bước thực hiện việc điều chỉnh: - Tùy vào hãng sản xuất mà kết cấu chế hòa khí có thể khác nhau, nhưng tóm lại chúng đều có 2 vít điều chỉnh [ga-lăng-ti và gió]. Vít ga-lăng-ti nằm ngay dưới trụ ga, còn lại là vít gió. - Dựng chân trống giữa để xăng trong bình xăng con ngang bằng. Dùng tua-vít vặn cả vít ga-lăng-ti, vít gió theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cứng tay. Nới lỏng vít ga-lăng-ti khoảng 1,5 - 2 vòng. Nổ máy khoảng 5 - 10 phút để làm nóng. Nếu cần có thể thêm ga để duy trì hoạt động. - Về kịch ga, động cơ có thể nổ "Bụp! Bụp!" và lịm dần, lúc này nhanh chóng nới dần vít gió. Xác định vị trí vặn vít khi động cơ bắt đầu nổ đều, ổn đinh [vị trí A]. Tiếp tục nới vít gió, động cơ sẽ nổ mạnh hơn, đạt tiếng nổ to nhất khi ví gió ở vị trí B. Đưa vít gió về chính giữa điểm A và B vừa xác định. - Điều chỉnh lại vít ga-lăng-ti cho đến khi động cơ nổ đều, ổn định. Với các dòng xe số của Honda, chế độ này đạt được khi tốc độ vòng tua máy trong khoảng 1.200 - 1.400 vòng/phút, còn với xe tay ga là 1.600 - 1.800 vòng/phút. - Vòng tua máy thấp thường khiến động cơ không ổn định, khó khởi động. Bơm dầu yếu, các điểm xa nhất trong hệ thống bôi trơn có thể không nhận được dầu đầy đủ, dẫn đến hiện tượng cháy máy. - Vòng tua máy cao có thể khiến xe tiêu tôn nhiều xăng ở chế độ ga-lăng-ti, hoặc chế độ có tải tốc độ thấp.

Ở trên là cách điều chỉnh chế hòa khí đúng cách và chuẩn nhất, suaxechuyennghiep.vn hy vọng các bạn có thể tự khắc phục được vấn đề này tại nhà. Nếu trong trường hợp không có đủ thời gian hoặc dụng cụ để điều chỉnh chế hòa khí thì hãy liên hệ với trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp của chúng tôi để được tư vấn và điều chỉnh cho bạn nhanh chóng, uy tín với chi phí hợp lý nhất. Ngoài ra trung tâm chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như sửa xe tay gasửa xe máyvệ sinh kim phun xăng điện tửlàm nồi xe tay ga, 

sửa chữa xe máy.
 

Video liên quan

Chủ Đề