Bao lâu thì bỏ tã ngày

Có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ? Sử dụng bỉm liên tục mỗi ngày cho em bé là điều không nên. Da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và cần được chăm sóc thật nhẹ nhàng. Việc sử dụng bỉm cho bé cả ngày có thể khiến da bé bị phát ban và kích ứng da. Vì vậy, không nên mặc bỉm cho bé cả ngày. Nếu bạn phải sử dụng nó thường xuyên vì một số lý do như đi du lịch, thì hãy lựa chọn bỉm một cách thận trọng. Ngày nay, nhiều công ty đang sản xuất bỉm lót thân thiện với da, mềm mại trên da. Một số thậm chí còn có các khe hở không khí để giữ cho da của trẻ luôn khô ráo và thoải mái.

Trong thời gian đầu đóng bỉm, em bé của bạn có thể sẽ bị hạn chế các hoạt động trong vài tháng đầu tiên, trong đó, bao gồm cả việc đi tiểu và đại tiện. Trẻ sẽ thường xuyên làm ướt giường và bạn sẽ phải sắp xếp mọi thứ để đảm bảo rằng chúng luôn cảm thấy thoải mái và khô ráo. Ngày nay, bỉm dùng một lần là phương án được lựa chọn phổ biến nhất tuy nhiên chúng có thực sự an toàn cho trẻ hay và có nên đóng bỉm 24/24 cho trẻ hay không?

Đây là một câu hỏi mà bà mẹ nào cũng muốn biết. Bỉm được cho là an toàn với trẻ, thậm chí với những đứa trẻ sơ sinh chưa đầy một ngày tuổi. Trên thực tế, một số loại bỉm được sản xuất đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Việc đóng bỉm cho trẻ cả ngày không được khuyến nghị. Mang bỉm 24/24, bao gồm cả ban đêm làm tăng nguy cơ kích ứng da, nổi ban đỏ, hăm da. Môi trường ẩm ướt bên trong bỉm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển. Nhiều trường hợp đóng bỉm cho trẻ cả ngày nhưng vệ sinh không tốt khiến trẻ đứng trước nguy cơ viêm da, tái phát nhiều lần hoặc không đáp ứng với điều trị.

Khi đóng bỉm cho trẻ, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ:

  • Quan sát làn da của con bạn khi thay bỉm để kiểm tra xem có phát ban hay không. Một số em nhỏ có làn da nhạy cảm hơn những em khác.
  • Loại bỉm dùng một lần có khả năng thấm nhiều chất lỏng hơn, tốt nhất nên được sử dụng vào ban đêm, hoặc trong các hoàn cảnh không tiện thay chúng thường xuyên. Vào các thời điểm khác trong ngày, bạn có thể cân nhắc các lựa chọn khác.
  • Điều quan trọng là cần thay bỉm sau mỗi hai đến ba giờ. Đóng bỉm cho trẻ lâu hơn khoảng thời gian này có thể làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc phát ban trên da.
  • Khi bé đi ngoài phân sống, lúc đó cần phải thay bỉm ngay để giữ vệ sinh.
  • Ghi nhớ mang theo bỉm cho những chuyến du lịch hoặc đi chơi sẽ giúp việc chăm sóc trẻ dễ dàng hơn.

Có nên đóng bỉm cho bé cả ngày hay không cha mẹ cần lưu ý quan sát khi thay bỉm cho bé

Có nhiều người thích sử dụng tã vải hơn các loại bỉm dùng một lần. Có nhiều lý do để giải thích cho việc này:

  • Tã vải đã được các bà mẹ sử dụng từ nhiều trong khoảng thời gian trước, trong khi bỉm giấy dùng một lần là một phát kiến ​​mới gần đây.
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã vải rất dễ sử dụng.
  • Bỉm lót bằng vải có thể được giặt và tái sử dụng lại. Do đó, chúng kinh tế hơn nhiều so với những loại dùng một lần.
  • Sử dụng tã vải thân thiện với môi trường hơn với bỉm dùng một lần.
  • Một số cha mẹ nghi ngờ về các hóa chất được sử dụng để làm bỉm và sợ rằng chúng có thể gây ra vấn đề.
  • Tã vải phải được thay thường xuyên. Điều này đảm bảo rằng luôn giữ vệ sinh cho em bé, đặc biệt ngay sau khi trẻ tiểu tiện và đại tiện.

Việc chuyển tiếp từ đóng bỉm sang sử dụng nhà vệ sinh là một cột mốc lớn của trẻ. Nhiều người cũng có quan điểm rằng bỉm đóng vai trò làm chậm việc tập ngồi bô, vì trẻ em đã có thói quen mặc bỉm. Hầu hết trẻ em sẽ hoàn thành khóa huấn luyện đi vệ sinh và sẵn sàng ngừng sử dụng tã từ 18 đến 30 tháng tuổi, nhưng đây chắc chắn không phải là mốc thời gian áp dụng cho toàn bộ trẻ. Một số trẻ vẫn chưa hết mang bỉm cho đến khi được 4 tuổi.

Sự sẵn sàng trong các giai đoạn phát triển của một đứa trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm mà chúng có thể ngừng sử dụng bỉm. Mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ riêng của chúng, độ tuổi mà một đứa trẻ ngừng sử dụng tã thực sự có thể khác nhau khá nhiều. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập ngồi bô quá sớm hoặc quá muộn trong cuộc đời của một đứa trẻ có thể dẫn đến sự chậm phát triển.

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn trẻ em đã sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần để bắt đầu tập đi vệ sinh vào khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất cần xem xét khi quyết định thời điểm thích hợp để bỏ bỉm hay không.

Để biết đã đến lúc ngừng sử dụng tã và cho trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh hay chưa, hãy tìm các dấu hiệu gợi ý trẻ đã sẵn sàng bao gồm:

  • Khả năng hiểu và làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.
  • Giữ mọi thứ khô ráo trong ít nhất hai giờ một lần.
  • Thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng bô
  • Khả năng ngồi trên ghế
  • Biết yêu cầu thay tã bẩn
  • Thể hiện sở thích quan tâm mặc đồ lót.

Thời điểm bé muốn bỏ bỉm thì việc có nên đóng bỉm cho bé cả ngày là không nên

Đôi khi những thất bại trong việc huấn luyện ngồi bô ít liên quan đến kỹ năng hoặc sự sẵn sàng của trẻ mà liên quan nhiều hơn đến hành động của cha mẹ. Việc trẻ có tiếp cận với tã hay không có thể ảnh hưởng đến thời gian trẻ thực sự ngừng sử dụng tã và bắt đầu đi vệ sinh. Cho dù ở độ tuổi nào, việc cha mẹ tiếp tục để tã xung quanh có thể báo hiệu cho trẻ rằng bạn đang không nghiêm túc với việc tập ngồi bô và bạn không thực sự mong đợi trẻ sử dụng bô. Sau một thời gian sử dụng, trẻ thường cảm thấy thoải mái với việc sử dụng tã và không quen với nhà vệ sinh. Vấn đề thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu con bạn tiếp tục yêu cầu sử dụng tã. Với tư cách là cha mẹ, bạn không nên nhượng bộ trẻ. Nên cất tã ngoài tầm nhìn của trẻ. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đã thực sự sẵn sàng để không cần đóng bỉm, hãy cất chúng ở nơi nào đó mà con bạn không thể nhìn thấy hoặc tiếp cận được.

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

Trẻ trong độ tuổi đi học cần được bổ sung kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Bao lâu thì nên thay bỉm cho bé một lần? Câu hỏi tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng rất nhiều ba mẹ vẫn không có câu trả lời chính xác. Việc sử dụng bỉm không đúng cách, bé sẽ dễ bị viêm nhiễm vùng kín và mắc các bệnh như hăm tã. Sau 3 tháng đầu, thông thường thời gian trung bình để ba mẹ thay bỉm/tã cho bé trung bình 3-4 tiếng/lần. Tuyệt đối không nên đóng bỉm cho bé cả ngày và khi quá thời gian này, cho dù bé chưa đi vệ sinh ba mẹ vẫn cần thay bỉm luôn và ngay cho bé. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ đi vệ sinh khác nhau. Dưới đây là một vài mốc thời gian ba mẹ nên chú ý khi thay bỉm cho bé.

Thời gian thay bỉm trung bình cho bé từ 0-5 tháng tuổi

Số lượng bỉm mà trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần dùng là 10-12 chiếc một ngày. Thời gian này, hầu như mẹ sẽ thấy cả ngày chỉ dành thời gian thay bỉm cho bé . Bé đi tiêu liên tục từ 3-2 lần và cứ sau mỗi lần bú sẽ đi tiểu. Đặc biệt đối các bé vừa sinh xong, bé thường đi phân xu liên tục. Để đảm bảo vệ sinh cho con, mẹ nên canh chừng bé thường xuyên, thay ngay bỉm/tã khi bé đi vệ sinh.

Qua tháng đầu tiên, tần suất bé đi vệ sinh đã giảm so với ban đầu một chút, tuy nhiên phần lớn các bé sẽ cần 8-10 chiếc bỉm mỗi ngày. Điều này phụ thuộc vào lượng thức ăn và hệ bài tiết của từng bé. Cơ bản trong những tháng đầu đời, bé chủ yếu bú mẹ nên phân thường ở dạng lỏng.

Việc thay tã thường xuyên cho bé còn chứng tỏ bé đã hấp thu đủ chất dinh dưỡng chưa. Khi số lần bé đi vệ sinh quá ít, bé quấy khóc, khó chịu có thể mẹ chưa cho bé bú thường xuyên. Việc quan sát chất thải của bé những tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Mẹ sẽ đánh giá được sức khỏe của bé qua lượng chất thải để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé phù hợp. Một số bé dùng sữa công thức do không tương thích có thể gây táo bón. Một số bé do không hợp với thành phần sữa mẹ [ do chế độ ăn uống của mẹ hàng ngày] nên có thể tiêu chảy. Mẹ cần giữ vệ sinh cho bé bằng cách theo dõi lượng chất thải của con, thay tã/bỉm kịp thời để tránh các bệnh hăm tã.

Thời gian thay bỉm trung bình cho bé từ 5-12 tháng tuổi

Khi bé đạt từ 5-12 tháng tuổi, bé sẽ không đi vệ sinh thường xuyên như những ngày đầu đời. Cơ bản trung bình mỗi ngày mẹ cần thay bỉm/tã cho bé từ 6-8 lần. Thời gian trung bình bé đi tiểu sẽ rơi vào tầm 3-4 tiếng/lần. Mẹ nên chú ý kiểm tra thời giant hay tã cho bé kịp thời. Tuyệt đối không nên để bỉm quá nặng mới thay. Bé sẽ dễ bị lạnh hoặc nóng bức hoặc khó chịu. Mặt khác, nếu qua 4 tiếng, dù bé chưa đi vệ sinh, vi khuẩn đã bắt đầu tấn công da bé gây nên tình trạng viêm da, hăm tã…

Khi bé đi nhẹ, mẹ có thể để bỉm chứa chất thải từ 1-3 lần và thay cho con. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện bé đi nặng thì lập tức phải thay bỉm cho bé ngay.

Trẻ em trên 12 tháng tuổi

Khi bé hơn 1 tuổi cơ bản hệ bài tiết của bé đã phát triển ổn định hơn. Nhiều bé tới 18 tháng đã không còn nhu cầu mặc bỉm/tã và biết ra tín hiệu cho người lớn khi đi vệ sinh. Hầu hết các trẻ, khi 18 tháng tuổi bàng quang đã phát triển toàn diện. Tuy vậy, trên 2 tuổi nhiều bé mới sẵn sàng ngồi bô, tập đi vệ sinh độc lập.

Các bước thay bỉm cho bé:
Bước 1: Chuẩn bị bỉm, khăn khô, khăn ướt, kem hăm

Bước 2: Xé 2 bên bỉm, cuộn tròn, đặt khăn mềm dưới mông bé

Bước 3: Lau khăn ướt, khăn khô, bôi kem hăm

Bước 4: Mặc bỉm mới cho con và nhớ 3-4 tiếng thay 1 lần dù bé có tè hay không mẹ nhé. Đừng tiếc 1 chiếc bỉm, nếu con lạnh có thể bị ốm, con khó chịu có thể bị ngứa và hăm… Thay đúng giờ và lau rửa thường xuyên, mẹ chẳng bao giờ lo con hăm đâu ạ. Mẹ mà tiếc bỉm với con là tiền mua bỉm sẽ được chuyển giao thành tiền mua thuốc trị hăm hoặc nằm viện đấy.

Smee chúc mẹ nuôi con khỏe, dùng bỉm nhàn tênh. Có bất cứ câu hỏi gì về việc dùng bỉm cho con thì mẹ inbox cho Smee nhé!

Video liên quan

Chủ Đề