Bao nhiêu ngày thì có bảo hiểm y tế năm 2024

Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa [tỉnh Bắc Kạn] đề nghị giải đáp về việc xác định giá trị sử dụng của thẻ BHYT đối với trường hợp gia đình ông Bình, thuộc hộ gia đình cận nghèo của xã.

Do thay đổi chính sách theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/7/2021 gia đình ông Bình không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ 100% khi tham gia BHYT theo đối tượng người dân tộc thiểu số.

Do hoàn cảnh gia đình nên sau khi thẻ BHYT hết hạn, ông Bình chưa tham gia BHYT. Tháng 8/2022, ông Bình có nguyện vọng được tham gia BHYT cho cả nhà.

Qua nghiên cứu các quy định hiện hành thì: Theo quy định tại tiết c, khoản 3, điều 16 Luật BHYT [Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-VPQH ngày 7/12/2020 của Văn phòng Quốc hội], có ghi: "Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia BHYT từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT".

Theo quy định tại Luật BHYT, do tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính nên thẻ BHYT của ông Bình sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 8, Điều 13, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ thì: "Đối với đối tượng khác, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ BHYT có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật BHYT".

Như vậy, theo quy định của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, do đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo không được nêu trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này nên thẻ BHYT của ông Bình có giá trị sử dụng từ ngày nộp tiền đóng BHYT. Bà Hoa hỏi, để xác định đúng giá trị sử dụng của thẻ BHYT theo đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo như ông Bình phải dựa vào quy định nào trong 2 văn bản nêu trên?

Về vấn đề này, Vụ Bảo hiểm y tế - Bộ Y tế trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016: "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn".

Với quy định như vậy, việc xác định đúng giá trị sử dụng của thẻ BHYT của các đối tượng nói chung, đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo như ông Bình nói riêng phải dựa vào quy định của Luật BHYT, cụ thể: Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia BHYT từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

Thẻ BHYT là căn cứ quan trọng để xác định việc chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT khi người lao động đi khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, trường hợp nào thẻ BHYT không có giá trị sử dụng? người lao động cần nắm được 03 trường hợp được chia sẻ sau đây.

Những trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

1. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và không có giá trị sử dụng khi nào?

Mỗi người dân khi tham gia bảo hiểm y tế [BHYT] sẽ được cấp 01 thẻ bảo hiểm y tế dùng làm căn cứ để xác định các quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia khi đi khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

Hiện nay thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới áp dụng trên toàn quốc và có dấu xác nhận của Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ.

1.1 Trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng

Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được xác định theo các đối tượng tham gia BHYT như sau:

[1] Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 tham gia bảo hiểm y tế lần đầu thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT, Cụ thể là nhóm đối tượng:

  1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
  2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
  3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

[2] Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

[3] Đối tượng quy định tại Khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 [được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014] tham gia BHYT từ ngày 01/7/2009 hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT;

[4] Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.

1.2 Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Thẻ BHYT là căn cứ để người tham gia được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thẻ BHYT sẽ không có giá trị sử dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4, Điều 16, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 gồm 3 trường hợp sau đây:

[1] Thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia và thời điểm đóng BHYT

[2] Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm mất tính xác thực của thẻ BHYT.

[3] Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT. Đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác.

Nếu thẻ BHYT của bạn rơi vào một trong những trường hợp trên, bạn cần đổi thẻ BHYT mới để được giải quyết các quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định. Bạn có thể đổi thẻ BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

Đổi thẻ BHYT mới trong trường hợp thẻ bị rách, hỏng, thẻ bị nát không rõ thông tin ghi trên thẻ

2. Đổi thẻ bảo hiểm y tế hợp lệ để đi khám chữa bệnh

Căn cứ theo quy định tại Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế, các trường hợp đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:

  • Rách, nát hoặc hỏng;
  • Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
  • Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Như vậy, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng vì bị rách, nát, hỏng không thấy rõ thông tin ghi trên thẻ nhưng còn thời hạn sử dụng có thể thực hiện đổi thẻ BHYT. Sau khi đổi thẻ BHYT mới người tham gia có thể dễ dàng đi khám chữa bệnh BHYT và hưởng các chính sách BHYT theo quy định.

Lưu ý khi đi đổi thẻ BHYT người tham gia BHYT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm có:

  • Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
  • Thẻ bảo hiểm y tế cần đổi.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

3. Hồ sơ cấp thẻ BHYT gồm những gì?

Các trường hợp mất thẻ BHYT, tham gia BHYT lần đầu, không có thẻ BHYT phải làm hồ sơ để được cấp thẻ BHYT. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Luật Bảo hiểm y tế 2008 [Sửa đổi bổ sung bởi Khoản 11, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014] quy định hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:

- Tờ khai tham gia BHYT của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia BHYT lần đầu;

- Danh sách tham gia BHYT của đối tượng quy định do người sử dụng lao động lập.

- Danh sách tham gia BHYT của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.

- Danh sách tham gia BHYT của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập.

- Danh sách tham gia BHYT của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Trên đây là những chia sẻ về trường hợp nào thẻ BHYT không có giá trị sử dụng. Phần mềm bảo hiểm xã hội eBH hy

Báo lâu mới có thẻ bảo hiểm y tế?

Như vậy, khi bạn tham gia BHYT lần đầu thì sau 10 ngày làm việc bạn nhận được thẻ BHYT nhưng thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày nộp tiền và hồ sơ hợp lệ cho hệ thống đại lý thu.

Đóng bảo hiểm xã hội báo lâu thì được hưởng bảo hiểm y tế?

Thứ nhất: Có thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục trở lên tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm đi KCB; Thứ hai: Có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến.

Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn 5 năm phải làm sao?

Như vậy, để thẻ BHYT được tính 5 năm liên tục trước khi thẻ BHYT thất nghiệp hết hạn, nếu chưa tiếp tục đi làm đóng BHYT bắt buộc thì bạn liên hệ với các đại lý thu, ubnd xã phường hoặc cơ quan bHXH địa phương nơi cư trú làm thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình sao cho thời gian gián đoạn không quá 3 tháng.

Làm thế nào để biết thẻ bảo hiểm y tế hết hạn?

Người tham gia có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về giá trị sử dụng của thẻ BHYT bằng nhiều hình thức: kiểm tra qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị; kiểm tra trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam [//www.baohiemxahoi.gov.vn]; soạn tin nhắn với cú pháp BH BHYT {Mã thẻ BHYT} gửi đến 8079; gọi Trung tâm Hỗ trợ khách ...

Chủ Đề