Bào quan nào chỉ có ở tế bào nhân sơ năm 2024

Bào quan là thành phần cấu trúc hợp thành tế bào. Trong sinh học tế bào, thì mỗi tế bào là một đơn vị xây dựng nên cơ thể, do đó mỗi bào quan được xem là tiểu đơn vị. Ví dụ ở một tế bào người, thì có nhiều loại bào quan: màng tế bào, nhân, nhiễm sắc thể, v.v [hình đầu trang].

Tên gọi "bào quan" xuất phát từ quan niệm so sánh rằng một cơ thể [như một con gia súc] có nhiều loại cơ quan [như tim, phổi,và các cơ quan khác trong cơ thể] hợp thành; thì một tế bào - tương tự vậy - cũng có nhiều "cơ quan" nhỏ hợp thành. Do đó, trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài, thì nội hàm này được gọi là "cơ quan nhỏ", như ở tiếng Anh là organelle [phát âm IPA: ], tiếng Đức là organell] dùng để chỉ một tiểu đơn vị chuyên ngành trong một tế bào có chức năng xác định. Mỗi bào quan thường được bao bọc bởi một lớp màng riêng.

Trước kia, người ta cho rằng sinh vật nhân sơ không có nội bào quan, nhưng do sự phát triển của các kĩ thuật nhiên cứu tế bào [đặc biệt là kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử], thì các sinh vật này cũng có nhiều loại bào quan bên trong như nhiễm sắc thể, ti thể, lục lạp,... tuy ít nhiều có tính chất nguyên thủy.

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính.

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông [hình 7.2].

Hình 7.2. Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.

Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Được cấu tạo bởi peptiđôglican. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào.

Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy [hình 7.2]. Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.

Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi [tiên mao] và lông nhung mao - hình 7.2].

2. Tế bào chất

Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ở tế bào nhân sơ gồm 2 thành phần chính là bào tương và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Không có hệ thống nội màng, các bào quan [trừ ribôxôm] và khung tế bào.

Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN, là nơi tổng hợp các loại prôtêin của tế bào. Trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.

3. Vùng nhân

Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ [chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực].

Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit.

  1. Trang chủ
  2. Lớp 10
  3. Bào quan nào có ở tế bào nhân sơ?

Cập nhật ngày: 04-07-2022

Chia sẻ bởi: Nguyễn Đăng An

Bào quan nào có ở tế bào nhân sơ?

A

Ti thể.

B

Ribôxôm.

C

Lục lạp.

D

Trung thể.

Chủ đề liên quan

Những thành phần nào sau đây không có ở tế bào động vật?

A

Không bào, ribôxôm.

B

Lizôxôm, không bào.

C

Thành xellulôzơ, lục lạp.

D

Bộ máy gôngi, không bào.

Trong tế bào, ribôxôm có chức năng nào sau đây?

A

Hấp thụ các chất dinh dưỡng cho tế bào.

B

Tổng hợp prôtêin cho tế bào.

C

Giúp trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sống.

D

Truyền thông tin di truyền.

Nhân tế bào có chức năng nào sau đây?

A

Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

B

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.

C

Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào.

D

Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là

A

vận chuyển chủ động.

B

vận chuyển tích cực.

C

vận chuyển qua kênh.

D

sự thẩm thấu.

Dạng năng lượng nào là chủ yếu nhất trong tế bào của cơ thể sống?

A

Hóa năng.

B

Điện năng.

C

Cơ năng.

D

Nhiệt.

Chủ Đề