Bé 2 tháng tuổi có nên tiêm phòng lao nữa ko

TRẺ HƠN 1 THÁNG TUỔI CÓ TIÊM PHÒNG LAO ĐƯỢC HAY KHÔNG?
Hiện nay tỷ lệ người bị nhiễm lao tại Việt Nam khoảng 40% [ở thể không hoạt động, chưa thành bệnh]. Vì vậy theo khuyến cáo thì việc tiêm phòng lao cho trẻ càng sớm càng tốt. Tốt nhất là từ thời điểm sinh đến dưới 1 tháng tuổi.

Vắc xin tiêm phòng lao BCG nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm miễn phí cho tất cả trẻ nhỏ khi tiêm tại trạm y tế.

Tuy nhiên có rất nhiều bậc phụ huynh vì lý do nào đó không tiêm cho bé trước 1 tháng tuổi. Khi biết về vắc xin phòng lao thì con mình đã lớn hơn 1 tháng tuổi. Do đó các bậc phụ huynh thường có một số lo lắng như:

” Không biết có được tiêm vắc xin phòng lao nữa hay không? “

” Hiệu quả khi tiêm lao muộn có cao hay không ? “

Với các trường hợp đó nếu trẻ chưa bị nhiễm vi khuẩn lao thì vắc xin vẫn còn có tác dụng và hiệu quả cao. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì vắc xin tiêm phòng lao BCG có thể tiêm cho trẻ trên 1 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ đã nhiễm vi khuẩn lao thì không cần thiết phải tiêm vắc xin nữa.

Có thể phát hiện trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn lao hay chưa bằng cách làm phản ứng da tuberculin. Nếu kết quả âm tính thì có thể tiêm cho trẻ. Còn nếu kết quả dương tính thì chứng tỏ trẻ đã tiếp xúc với vi khuẩn lao và không cần thiết phải tiêm vắc xin nữa. Với các trường hợp dương tính cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì phần lớn mặc dù có vi khuẩn lao nhưng ở dạng không thành bệnh.

Tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh không có điều kiện hoặc không muốn làm kiểm tra phản ứng da tuberculin, và hiện tại bé không có các triệu chứng của bệnh lao thì vẫn có thể đưa trẻ đi tiêm phòng lao khi trẻ đã hơn 1 tháng tuổi . Bởi vì bản thân vaccine phòng lao BCG là vắc xin sống giảm độc lực, không có khả năng gây bệnh cho bé.

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

  • hỏi bác sĩ nhi
  • TIÊM PHÒNG LAO CHO BÉ HƠN 1 THÁNG TUỔI

Có nhiều bà mẹ sinh con lần đầu nên không rõ lịch tiêm chủng cho con và thường cho con đi tiêm phòng Lao muộn và điều lo lắng nhất của họ là tiêm phòng Lao muộn như vậy có được hay không? có tác dụng phụ gì không?

Theo khuyến cáo thì trẻ nên được tiêm phòng Lao trong tháng đầu tiên, tuy nhiên vì lý do nào đó  trẻ không được tiêm đúng theo lịch tiêm chủng thì vẫn có thể tiêm cho trẻ tiêm phòng Lao và không tiêm khi trẻ trên 3 tháng tuổi vì tiêm phòng Lao muộn trẻ có thể gặp phải nhứng phản ứng phụ nặng hơn, một số trẻ sau tiêm bị nổi hạch nách.

Sự phát hiện này do tình cờ bà mẹ tắm cho con. Lúc đầu hạch nhỏ, sau đó to dần. Hạch biểu hiện hai hình thức:

+ Một, hai hoặc ba hạch dính lại với nhau, không đỏ, không đau và không sốt. Sờ vào có cảm giác cứng và chắc.

+ Hạch viêm tấy đỏ, nếu để lâu ngày hạch có thể vỡ và rò mủ.

Khi phát hiện hạch ở nách, hầu hết các bà mẹ rất lo lắng nên đưa con đi khám, điều trị tại bệnh viện vì được các bác sĩ chẩn đoán hạch lao sau tiêm chủng BCG. Các trường hợp này thường được điều trị bằng các thuốc kháng lao kéo dài từ 6-9 tháng. Nhưng để điều trị dứt điểm phải nhờ đến bác sĩ ngoại khoa bóc tách hạch.

Bản chất của hạch này không phải hạch lao mà là hạch phản ứng sau tiêm chủng nên không cần điều trị bằng các loại thuốc kháng lao.

Nguồn: tiemchung.gov.vn

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Tiêm phòng không đúng lịch hẹn có làm mất tác dụng của vắc xin không?

Cách tính tuổi trong tiêm chủng bố mẹ nên biết

Nên đọc để biết về tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bao nhiêu tiền?

Hỏi đáp về bệnh Bại liệt và vắc xin phòng bệnh Bại liệt

Hỏi đáp về bệnh và vắc xin tiêm phòng bệnh Viêm Gan B

Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm lao lên đến gần 40% dân số, nhưng phần lớn phát triển thầm lặng, ít biểu hiện. Chính vì thế, mỗi đứa trẻ ngay sau sinh đều được khuyến cáo tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Nếu vì lý do nào đó mà cha mẹ bỏ lỡ đợt tiêm phòng đầu tiên, lo lắng rằng bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Tiêm phòng lao muộn có nguy hiểm không? Những thắc mắc của bạn sẽ được Vaccine Info giải đáp trong bài viết dưới đây!

Tại sao cần tiêm phòng lao sớm cho bé sau sinh?

Tiêm phòng lao trong 1 tháng sau sinh giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm

Sau sinh, sức đề kháng của bé còn kém và lượng kháng thể từ mẹ truyền sang là không đủ. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có khả năng bị lây nhiễm cao nhất, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Hơn thế, vi khuẩn lao dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn lao từ môi trường là rất cao. Tiêm phòng vắc-xin sớm là cách an toàn và hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm.

Phác đồ tiêm chủng mở rộng đã được nghiên cứu để phù hợp nhất với thể trạng và phát huy tối đa công dụng. Nhiều bà mẹ khi sinh con lần đầu thường không nắm rõ lịch tiêm chủng và cho trẻ đi tiêm phòng muộn. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý cho bé tiêm đúng và đủ theo phác đồ. Lưu ý rằng: Tiêm phòng lao chỉ cần tiêm 1 mũi và 1 lần duy nhất là đã đủ khả năng bảo vệ cho trẻ lâu dài.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ bắt buộc phải hoãn tiêm phòng lao, như:

  • Trẻ sinh non, sinh quá tháng, trẻ thiếu cân, trẻ bị ngạt sau sinh.
  • Trẻ có các bệnh lý cấp tính đang được điều trị.
  • Trẻ suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, bệnh bạch cầu,…

Khi đó, việc tiêm phòng lao cho bé khi nào và bằng cách nào sẽ phụ thuộc vào chỉ định từ bác sĩ.

Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

Tại Việt Nam, vắc-xin tiêm phòng lao được sử dụng phổ biến cho trẻ dưới 3 tháng tuổi

Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, trẻ nên được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt, và tốt nhất là trong 1 tháng sau sinh. Nếu bạn đã bỏ lỡ mốc thời gian này, thì hãy đừng quá lo lắng. Vắc-xin tiêm phòng lao BCG đã được khuyến cáo là có thể tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Miễn là trẻ chưa bị nhiễm vi khuẩn lao thì việc tiêm vắc-xin vẫn còn có tác dụng bảo vệ. Ngược lại, trong trường hợp trẻ đã bị nhiễm khuẩn thì việc tiêm phòng không còn cần thiết nữa.

Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng: tiêm phòng lao càng muộn thì các phản ứng phụ càng nghiêm trọng.

Để xác định trẻ đã nhiễm vi khuẩn lao hay chưa, cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để tiến hành phản ứng Tuberculin.

Nếu kết quả cho thấy:

  • Dương tính [positive]: trẻ đã nhiễm vi khuẩn lao, không cần tiêm phòng nữa.
  • Âm tính [negative]: trẻ chưa bị nhiễm vi khuẩn lao và cần được tiêm phòng BCG càng sớm càng tốt.

Nếu kết quả của bé là dương tính thì cha mẹ không nên quá lo lắng bởi đa phần vi khuẩn lao đang ở thể không hoạt động. Ở dạng này, vi khuẩn lao chưa đủ khả năng gây bệnh cho bé. Cha mẹ cần định kỳ đưa bé tới các trung tâm y tế để kiểm tra lại và tiếp tục theo dõi sức khỏe của con.

Bé 4 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

Dù đã được công bố là có thể dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, trên thực tế tại nhiều quốc gia không tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Do đó, khi trẻ đã 4 tháng tuổi cha mẹ nên trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ về lịch tiêm phòng lao muộn cho trẻ. Tiêm phòng lao càng muộn thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao và diễn biến càng phức tạp.

Hạch ở nách thường được mẹ phát hiện khi tắm cho bé

Để xác định con mình cần tiêm phòng lao hay không, cha mẹ cũng cần cho con làm xét nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao để biết bé đã nhiễm lao chưa. Nếu phản ứng âm tính, bé có thể tiêm phòng lao như bình thường.

Trẻ tiêm phòng lao bị nổi hạch có sao không?

Nhiều trường hợp trẻ có thể bị nổi hạch tại vùng nách sau khi tiêm muộn. Hạch ban đầu khá nhỏ và khó phát hiện, sau đó sẽ phát triển to dần. Hạch vùng nách thường phát triển theo 2 dạng sau:

  • Nhiều hạch dính lại với nhau, không đau, không đỏ và không gây sốt nhưng khá rắn chắc.
  • Hạch nổi viêm, sưng tấy đỏ, lâu ngày còn có thể vỡ hạch và chảy mủ rồi lành tự nhiên.

Nếu bạn phát hiện thấy bé có xuất hiện hạch dưới nách thì hãy đừng quá lo lắng. Việc điều trị hạch do tiêm phòng lao là không quá khó khăn. Bản chất của hạch là chỉ đơn thuần là phản ứng sau tiêm phòng lao. Do đó, trẻ sẽ không cần điều trị bằng các thuốc kháng lao. Hạch có thể tự vỡ, rồi tạo sẹo mềm. Để điều trị dứt điểm, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để tiến hành bóc tách hạch.

Những lưu ý khi tiêm phòng lao cho bé 2 tháng tuổi

Trước khi tiêm phòng lao

  • Nếu trẻ đã từng có phản ứng dị ứng, hay đang điều trị bệnh lý, hoặc có bất kỳ vấn để nào khác về sức khỏe, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng lao.
  • Cha mẹ cho bé ăn uống đầy đủ, không quá đói hay quá no để tránh làm bé hạ đường huyết, hoặc quấy khóc.
  • Bé nên mặc quần áo gọn nhẹ, mềm mại, thoải mái, thuận tiện khi tiêm phòng.

Sau khi tiêm phòng lao

Khi trẻ quấy khóc, sốt nhẹ,… cha mẹ có thể cho bé ăn nhiều sữa hơn và chườm mát để hạ sốt

Cũng như nhiều loại vắc-xin khác, sau tiêm phòng lao trẻ có thể có một số phản ứng tại chỗ và toàn thân. Điển hình là: nốt tiêm đỏ và sưng, đau nhẹ hay trẻ chán ăn, quấy khóc. Tuy nhiên những phản ứng này hầu như không gây ra nguy hiểm cho bé và biến mất nhanh chóng.

  • Nếu bé sốt nhẹ, cha mẹ có thể chườm khăn để hạ sốt cho bé.
  • Vị trí tiêm bị sưng đau và trẻ quấy khóc nhiều, cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol [10-15 mg/kg/lần] để giảm đau.
  • Giữ vệ sinh nơi vết tiêm phòng lao, hạn chế đụng chạm không cần thiết.

Phản ứng phụ có thể xảy ra khi bé 2 tháng tuổi tiêm phòng lao

Tiêm phòng lao cũng rất hiếm khi xuất hiện phản ứng nguy hiểm. 2 tuần sau khi tiêm, vị trí tiêm hóa mủ trắng. Khi mủ vỡ sẽ hình thành vết loét trên da. Sau đó, vết loét tự lành để lại trên da sẹo lõm nhỏ khoảng 5 mm. Đó chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch kháng vi khuẩn lao.

Vết tiêm phòng lao cho bé sưng mủ trắng rồi để lại sẹo

Việc xuất hiện hạch tại nách, cổ,… có thể do quy trình tiêm không đúng kỹ thuật hay dụng cụ tiêm không đảm bảo vô trùng.

Trường hợp bé sốt cao liên miên, quấy khóc nhiều ngày. Thậm chí, trẻ có thể bị hôn mê, khó thở, tím tái, vết tiêm sưng to >1.5 cm, hay các biểu hiện bất thường khác. Cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để các bác thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy vậy, tỷ lệ này là rất thấp và rất hiếm khi xảy ra. Chỉ khoảng 1/1.000.000 người có biến chứng viêm tủy, hay bị mắc lao sau khi đã tiêm BCG. Phần lớn trong đố đó là người nhiễm HIV, người suy giảm hệ miễn dịch.

Bé 2 tháng tuổi tiêm phòng lao ở đâu ?

Hiện tại, tiêm phòng lao cho trẻ nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trẻ sẽ được tiêm phòng miễn phí tại các trạm y tế và bệnh viện tại địa phương. Bạn có thể mang bé đến bất kỳ cơ sở nào để được tiêm phòng lao.

Lịch tiêm chủng mở rộng thường được tổ chức 2 đợt/tháng vào các ngày 5 và 20, tùy theo từng địa phương. Với trẻ tiêm phòng lao muộn, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn thời điểm tiêm phù hợp nhất. Bé cũng có thể tiêm phòng lao tại các cơ sở tiêm phòng dịch vụ. Chi phí cho dịch vụ này sẽ dao động khoảng 100.000 đồng theo từng cơ sở. Tuy nhiên, trẻ có thể được tiêm bất kỳ ngày nào trong tháng.

Trên đây là những thông tin về tiêm phòng lao cho bé 2 tháng tuổi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và bé

Tài liệu tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề