Bệnh bướu tuyến giáp là gì

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có kích thước nhỏ song là nơi sản xuất nhiều hormone quan trọng của cơ thể, sự thiếu hụt hoặc thừa hormone này sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe chung. Vậy bệnh lý tuyến giáp có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

1. Có những bệnh lý tuyến giáp nào?

Tuyến giáp sản xuất nhiều hormone, trong đó có hormone T3, T4 chịu trách nhiệm trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hoạt động của tuyến giáp chịu ảnh hưởng bởi vùng hạ đồi và tuyến yên, thông qua hormone kích thích.

Bệnh lý tuyến giáp có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào

Vấn đề ở tuyến giáp hoặc các tuyến điều khiển hoạt động của tuyến giáp đều gây ra bệnh lý ở cơ quan này, phổ biến gồm:

1.1. Bệnh suy giáp

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể, nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng như: biến chứng sau cắt bỏ tuyến giáp, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, xạ trị vùng liên quan, rối loạn chức năng vùng hạ đồi hoặc tuyến yên,…

Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp khá thường gặp, sẽ gây ra những triệu chứng sau cho người bệnh: mệt mỏi, táo bón, khô da, tăng cân, nhạy cảm với thời tiết lạnh, nhịp tim chậm, tâm lý buồn phiền, chán nản,… Nguy hiểm hơn, suy giáp nặng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, gây kém phát triển, giảm chuyển hóa.

1.2. Bệnh cường giáp

Cường giáp ngược lại với suy giáp, là tình trạng hormone tuyến giáp được sản xuất nhiều hơn bình thường gây ra chuyển quá mức và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nguyên nhân gây cường giáp thường gặp là bướu giáp độc đa nhân, bệnh Graves, người hấp thu iot quá mức,…

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone

Cường giáp là bệnh tuyến giáp khá ít gặp, sẽ gây các triệu chứng như buồn nôn, nhịp tim nhanh, run tay, tăng nhu động ruột, đổ mồ hôi quá mức, khó tập trung, sụt cân,…

1.3. Viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp này liên quan đến rối loạn tự miễn của cơ thể, khi tế bào bạch cầu tấn công và kiểm soát hoạt động của tuyến giáp, từ đó gây giảm sản xuất hormone tuyến giáp.

Triệu chứng bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto tương tự với suy giáp do cùng gây giảm hormone tuyến giáp sản xuất ra.

1.4. Bệnh basedow

Basedow cũng là một dạng bệnh tự miễn khi tế bào bạch cầu tấn công vào mô tuyến giáp khỏe mạnh, gây rối loạn chức năng cơ quan này. Song trái ngược với Hashimoto, tuyến giáp bị Basedow sản xuất quá mức hormone tuyến giáp nên có triệu chứng tương tự với cường giáp.

1.5. Bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng phì đại bất thường kích thước tuyến giáp khiến vùng cổ có bướu, kích thước bướu giai đoạn đầu khá nhỏ nên rất khó phát hiện. Bệnh nhân bị bướu cổ sẽ có các triệu chứng như: ho nhiều, khàn tiếng, sưng cổ và có cảm giác siết chặt trong cổ họng, khó thở, khó nuốt,…

1.6. Bệnh bướu giáp hạt

Đây là tình trạng xuất hiện các hạt cụm tế bào đột biến trong tuyến giáp, rải rác hoặc tụ lại thành cụm với số lượng nhiều. Đa phần giáp hạt là lành tính, song vẫn có nguy cơ chuyển hóa phát triển thành ung thư nên cần theo dõi thường xuyên và điều trị nếu bướu giáp hạt nguy hiểm.

Bướu giáp hạt thường là bệnh lành tính

Bướu giáp hạt thường gây triệu chứng tương tự như suy giáp song một số trường hợp triệu chứng bệnh có thể khác biệt do gây rối loạn tuyến giáp khác.

1.7. Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp chủ yếu gặp ở phụ nữ trung niên, tùy theo loại tế bào đột biến phát triển thành ung thư mà có nhiều dạng ung thư tuyến giáp khác nhau. So với các loại ung thư khác, ung thư xảy ra ở tuyến giáp có tiên lượng thường tốt hơn, tỉ lệ sống cao hơn, có thể chữa khỏi nếu phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu.

2. Bệnh lý tuyến giáp có nguy hiểm không?

Tuyến giáp có vai trò quan trọng với sức khỏe con người, hormone mà cơ quan này tạo ra tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, bệnh lý tuyến giáp gây rối loạn chức năng sản xuất hormone sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: loãng xương, tổn thương thần kinh ngoại biên, giảm tầm nhìn và thị lực, bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần,…

Tiến triển của bệnh lý tuyến giáp thường âm thầm, triệu chứng khó phân biệt nên không ít bệnh nhân phát hiện bệnh muộn. Lúc này, không chỉ điều trị khó khăn mà biến chứng bệnh cũng vô cùng phức tạp. Đặc biệt ung thư tuyến giáp nếu phát hiện muộn, tế bào ung thư di căn thì tỉ lệ tử vong rất cao.

Bệnh lý tuyến giáp nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Bệnh lý tuyến giáp xảy ra ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm với sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt trong những tháng đầu thai nhi nhận hormone tuyến giáp hoàn toàn từ mẹ. Sự thiếu hụt hoặc rối loạn hormone tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Do đó, mẹ bầu bị bệnh tuyến giáp có thể sinh con bị dị tật, chậm phát triển trí tuệ,…

3. Bệnh tuyến giáp điều trị như thế nào?

Tùy vào bệnh lý tuyến giáp mắc phải cũng như mức độ bệnh, phương pháp điều trị là khác nhau và đem lại hiệu quả khác nhau. Hai phương pháp chính trong điều trị bệnh lý tuyến giáp bao gồm:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Khi bệnh nhân bị suy giáp, có thể dùng liệu pháp hormone thay thế để bổ sung lượng thiếu hụt. Ngược lại, bệnh nhân cường giáp được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu có tác dụng kìm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.

Ngoài ra, tùy vào biến chứng sức khỏe gặp phải ở bệnh nhân tuyến giáp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc bổ sung, kiểm soát bệnh.

3.2. Phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật tuyến giáp thường áp dụng điều trị cho bệnh ung thư tuyến giáp, hạt giáp lớn, bướu ở tuyến giáp. Nếu cắt bỏ hoàn toàn, không còn cơ quan sản xuất hormone tuyến giáp nên cần sử dụng liệu pháp hormone hàng ngày đến suốt đời.

Cắt bỏ tuyến giáp có thể thực hiện nếu u giáp lớn hoặc ung thư tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp có nguy hiểm không? Bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, vì thế không nên chủ quan khi xuất hiện triệu chứng bệnh, cần sớm đi thăm khám và điều trị để đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa biến chứng.

1Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý nội tiết khá phổ biến gây ra do tình trạng bất thường về mặt cấu trúc, chức năng của tuyến giáp.

Phân loại bệnh lý tuyến giáp:

- Bướu giáp đơn thuần: bướu giáp đơn thuần là một bướu giáp lan tỏa, không thay đổi về nồng độ hormone giáp, không có triệu chứng của viêm giáp hay ung thư giáp.

- Viêm tuyến giáp : Viêm giáp thường xảy ra trên một tuyến giáp bình thường trước đó hoặc có thể trên một bướu giáp đã có sẵn gọi là viêm bướu giáp. Tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều căn nguyên khác nhau và thường gây ra những thay đổi trong chức năng tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp tùy theo từng giai đoạn bệnh.

- Bệnh Basedow: hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh bướu giáp có lồi mắt. Bệnh này gồm các biểu hiện đặc trưng như tình trạng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, các biểu hiện ở mắt mà lồi mắt là đặc hiệu nhất.

- U tuyến giáp: gồm có u tuyến giáp lành tính [adenoma] và u tuyến giáp ác tính [carcinoma].

2Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp thường phổ biến thuộc ba nhóm chính là cường giáp, bình giáp và suy giáp. Mặt khác bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám tuyến giáp và các hệ cơ quan khác để chẩn đoán chính xác bệnh.

Cường giáp là tình trạng bệnh lý gây ra do bất cứ bất thường nào về cấu trúc và chức năng có thể dẫn đến sự tổng hợp quá mức hormon giáp trạng. Những biểu hiện của tình trạng cường giáp gồm:

- Có cảm giác sợ nóng, thích tắm nước lạnh, hay đỏ mặt từng lục, toát mồ hôi. Khi thời tiết lạnh, ít cảm thấy lạnh như những người xung quanh. Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.

- Than hồi hộp đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức. Huyết áp cao.

- Gầy sút nhanh dù ăn nhiều hơn bình thường.

- Thay đổi tính tình như dễ cáu gắt, dễ xúc động, bồn chồn, nói nhiều, khó tập trung, mất ngủ, đôi khi rối loạn tâm thần.

- Run đầu ngón tay. Yếu cơ đặc biệt là hai chân làm nhấc chân đi lên cầu thang khó khăn và không thể đứng dậy từ một ghế thấp mà không chống tay.

- Tiêu chảy không kèm đau quặn bụng.

- Nữ thiểu kinh, tắt kinh. Nam vú to, giảm khả năng tình dục.

- Tóc dễ rụng, móng dễ gãy.

Suy giáp là tình trạng bệnh lý gây ra do bất cứ bất thường nào về cấu trúc và chức năng có thể dẫn đến sự tổng hợp không đủ hormone giáp trạng. . Những biểu hiện của tình trạng suy giáp gồm:

- Sợ lạnh, thân nhiệt giảm, mặc áo ấm ngay cả mùa hè. Uống ít, tiểu ít. Giảm tiết mồ hôi.

- Nhịp tim chậm, huyết áp thấp.

- Cân nặng tăng dù là ăn uống ít.

- Thường thờ ơ, chậm chạp, trạng thái vô cảm. Mặt tròn như mặt trăng, trán có nhiều nếp nhăn trông già trước tuổi.

- Teo cơ, giả phì đại cơ. Cảm giác duỗi cứng cơ, giảm phản xạ gân xương.

- Táo bón kéo dài.

- Thiểu kinh hay vô kinh, kèm chảy sữa hoặc mất kinh – chảy sữa, cả nam giới và nữ giới đều giảm ham muốn tình dục.

- Da tay chân lạnh, thô nhám, khô bong vảy, móng tay móng chân mủn dễ gãy. Lưỡi to dày có dấu ấn răng. Tiếng nói khàn.

3Nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tuyến giáp

Nguyên nhân của bệnh lý tuyến giáp tương ứng với từng phân loại của bệnh lý tuyến giáp:

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu giáp đơn thuần gồm:

- Thiếu hụt hormone tuyến giáp :

- Thiếu bổ sung iod cho cơ thể.

- Rối loạn bẩm sinh trong tổng hợp hormone giáp.

- Ô nhiễm các vi khuẩn.

- Do thuốc và thức ăn: khoai mì, măng, su su, bông cải, củ cải, hạt kê, tảo biển, đậu nành lượng lớn.

- Yếu tố vi lượng: Calci, Flor, Mangan, Carbon Oxit, Selenium, kẽm.

- Suy dinh dưỡng.

- Thừa iod do ăn quá nhiều sản phẩm có chứa iod, muối lithium.

- Yếu tố miễn dịch: thường có tính chất gia đình.

- Một số yếu tố và hormone.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm giáp gồm:

- Do vi khuẩn, virus.

- Do xạ trị.

- Do yếu tố miễn dịch.

Nguyên nhân gây ra bệnh basedow:

- Bệnh có tính gia đình và gây ra chủ yếu bởi yếu tố tự miễn dịch trong cơ thể.

4Điều trị bệnh lý về tuyến giáp

- Bướu giáp đơn thuần: có thể điều trị bằng hormone tuyến giáp [LT4], phẫu thuật hoặc xạ trị tùy từng trường hợp sau:

Điều trị hormone tuyến giáp khi bướu giáp lan tỏa và mới hoặc bướu giáp lan tỏa và lâu ngày hoặc bướu giáp đa nhân khi điều trị hormone sẽ ít làm giảm kích thước mà chỉ không làm bướu nặng hơn. Liều LT4 tùy theo trọng lượng cơ thể và thay đổi sinh lý.

Phẫu thuật khi bướu to quá, lớn nhanh hoặc bướu có chèn ép hoặc bướu giáp chìm hoặc bướu giáp nghi ung thư hóa.

Xạ trị khi bướu giáp ở người già quá lớn không thể phẫu thuật.

- Viêm giáp: Tùy theo từng loại viêm giáp mà sẽ có các điều trị tương ứng.

Viêm giáp cấp do vi khuẩn cần rạch tháo mủ, điều trị kháng sinh, giảm đau.

Viêm giáp bán cấp do virus thường bệnh tự khỏi, chỉ cần điều trị triệu chứng.

Viêm giáp do xạ trị điều trị tùy theo tình trạng cường giáp hay suy giáp.

Viêm giáp Hashimoto là nguyên nhân thường gặp nhất của suy giáp, điều trị chủ yếu bằng hormon tuyến giáp kéo dài. Phẫu thuật chỉ khi tuyến giáp lớn chèn ép, kết hợp u lymphoma hoặc lý do thẩm mỹ.

Viêm giáp lympho bào bán cấp điều trị tùy theo từng giai đoạn, giai đoạn cường giáp sẽ điều trị bằng ức chế beta, giai đoạn suy giáp phải bổ sung hormon tuyến giáp.

Viêm giáp sau sinh phụ thuộc vào giai đoạn và triệu chứng của bệnh nhân, giai đoạn cường giáp sẽ điều trị bằng ức chế beta, giai đoạn suy giáp phải bổ sung hormon tuyến giáp sau đó đánh giá lại và ngưng điều trị vì 80 % bệnh nhân về lại bình thường.

- Basedow: điều trị bao gồm nội khoa, phẫu thuật hoặc điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ tùy theo từng trường hợp cụ thể:

Điều trị nội khoa chỉ định ở Basedow thể nhẹ, trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ có thai. Điều trị nội khoa cũng được dùng để sửa soạn tiền phẫu hoặc trước khi điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ.

Điều trị phẫu thuật khi bướu giáp qua lớn làm mất thẩm mỹ hoặc gây chèn ép. Bệnh nhân có thai bị cường giáp nặng cũng có thể phẫu thuật. Những bệnh nhân cường giáp tái phát nhiều lần sau điều trị nội, không có chỉ định dùng iod đồng vị phóng xạ.

Điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ chỉ định ở bệnh nhân trên 40 tuổi không muốn có thêm con. Bệnh nhân dưới 30 tuổi vì một lý do nào đó không thể điều trị phẫu thuật hoặc nội khoa, có thể cân nhắc điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ. Điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ không nên dùng trên phụ nữ có thai và trẻ em.

- U giáp: tùy theo bản chất lành tính hay ác tính của u giáp sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu là ung thư giáp chưa di căn thông thường tiên lượng của bệnh nhân tốt hơn so với những loại ung thư khác [ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, …]

5Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

- Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế các tác nhân xấu rượu, bia.

- Bổ sung lượng i-ốt vừa đủ trong bữa ăn hằng ngày của gia đình.

- Luyện tập thể dục điều đặn.

- Tránh hút thuốc lá.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết vô cùng quan trọng và điều khiển nhiều quá trình sinh trưởng của cơ thể. Nó là nơi sản xuất nhiều loại hormone tham gia vào quá trình tăng sinh, chuyển hóa tế bào, tác động lên nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hệ thần kinh cơ, sinh dục.

Tùy theo nguyên nhân có thể đưa tới nhiều cách điều trị khác nhau như bổ sung hóc môn, dùng thuốc hay phải phẫu thuật.

Là một bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nên các bạn hay chú ý phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp, xây dựng lối sống lành mạnh và bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, cân bằng nguồn i-ốt của cơ thể. Hãy đến gặp chuyên gia sức khỏe để được tư vấn khi có các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

[Hình ảnh tổng hợp từ ehospital.vn, Zutik, google,...]

Hơn 4 năm trước 1128

4

Video liên quan

Chủ Đề