Bệnh lý chủ mô gan mạn là gì

Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút được chỉ định cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính và một hoặc nhiều trong các thuốc sau:

  • Các bằng chứng trên lâm sàng hoặc sinh thiết về bệnh tiến triển

Ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh tái phát trở lại, đợt tái phát này có thể ở mức độ nặng. Tuy nhiên, điều trị có thể bị dừng lại trong một số trường hợp sau:

  • HBeAg chuyển thành kháng thể kháng HBeAg [anti-HBe].

  • Các xét nghiệm HBsAg trở thành âm tính.

Nhiều loại thuốc kháng vi-rút có hoạt tính chống lại viêm gan B, nhưng hiện tại chỉ có bốn loại được khuyến cáo: entecavir, tenofovir disoproxil fumarate, tenofovir alafenamide, và pegylated interferon-alfa, Và chưa được sử dụng. dài hơn được đề nghị như là điều trị đầu tay vì tăng nguy cơ tác dụng phụ và phát triển kháng thuốc.

Điều trị ưu tiên thường bằng:

  • Loại thuốc kháng vi-rút đường uống, ví dụ như entecavir [chất đồng đẳng nucleoside] hoặc tenofovir [chất đồng đẳng nucleoside]

  • Pegylated interferon alfa

Các thuốc kháng vi-rút đường uống có ít tác dụng phụ và có thể được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh gan mất bù. Nhiễm toan lactic là một tác dụng phụ tiềm ẩn, và nồng độ axit lactic nên được kiểm tra nếu có liên quan đến lâm sàng. Đa trị liệu chưa chứng minh được kết quả điều trị tốt hơn so với đơn trị liệu, nhưng các nghiên cứu đang tiếp tục đánh giá tác dụng của hai phương pháp này so với nhau. Bệnh nhân cần được xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu điều trị.

Nếu không phát hiện được HBsAg và sự chuyển đổi trong huyết thanh xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính có HBeAg dương tính thì những bệnh nhân này có thể ngừng thuốc kháng vi-rút. Hầu hết bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính có HBeAg âm tính đều cần dùng thuốc kháng vi-rút suốt đời để duy trì ức chế vi-rút; bản thân bệnh nhân đã hình thành được kháng thể kháng HBeAg, và do đó tiêu chí duy nhất để ngừng điều trị HBV là không còn phát hiện được HBsAg.

Entecavir có khả năng kháng vi-rút cao, và tình trạng kháng thuốc ít xảy ra; đây được coi là thuốc điều trị đầu tay của nhiễm HBV. Entecavir có hiệu quả với các dòng kháng adefovir. Liều 0,5 mg đường uống một lần/ngày; tuy nhiên, những bệnh nhân trước đó đã dùng chất đồng đẳng nucleoside nên dùng liều 1 mg đường uống một lần/ngày. Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Các tác dụng có hại gây nguy hiểm cho bệnh nhân thường không phổ biến, mặc dù an toàn thai kỳ vẫn chưa được xác định.

Tenofovir đã thay thế adefovir [một chất đồng đẳng nucleotide cũ] với vai trò thuốc điều trị đầu tay. Tenofovir là thuốc kháng vi-rút đường uống mạnh nhất của viêm gan B; sự đề kháng của thuốc ở mức tối thiểu. Thuốc có ít tác dụng phụ. Có hai dạng chính tenofovir:

  • Tenofovir disoproxil fumarate [TDF]

  • Tenofovir alafenamide [TAF], loại thuốc mới

Liều dùng TDF là 300 mg đường uống một lần/ngày; có thể phải giảm tần suất sử dụng thuốc nếu độ thanh thải creatinine giảm. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm bệnh thận, hội chứng Fanconi và nhuyễn xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ suy thận, cần kiểm tra độ thanh thải creatinin, phosphat huyết thanh, và glucose nước tiểu hàng năm. Các xét nghiệm về mật độ xương ở thời điểm ban đầu và trong quá trình điều trị nên được xem xét nếu bệnh nhân có tiền sử gãy xương hoặc nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Liều dùng TAF là 25mg đường uống một lần/ngày; cần chỉnh liều nếu độ thanh thải creatinine giảm. TDF và TAF tương tự nhau về hiệu quả, nhưng TAF an toàn hơn ở bệnh nhân khi có độc tính với thận hoặc mật độ xương. Creatinine huyết thanh và phốt pho, độ thanh thải creatinin, và glucose và protein nước tiểu nên được kiểm tra trước khi bắt đầu và trong khi điều trị.

Pegylated interferon-alpha có thể được sử dụng thay vì interferon-alpha. Liều pegylated interferon alfa thường dùng là 180 mcg đường tiêm một lần/tuần trong 48 tuần. Tác dụng có hại của thuốc tương tự như interferon-alpha nhưng có thể ít nghiêm trọng hơn. Hơn 40% bệnh nhân được điều trị bằng pegylated interferon alfa báo cáo sự mệt mỏi, sốt, đau cơ và đau đầu. Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác bao gồm rối loạn cảm xúc, giảm tế bào chất và rối loạn tự miễn dịch.

Chống chỉ định của pegylated interferon-alpha bao gồm:

Các xét nghiệm sau đây nên được sử dụng để theo dõi bệnh nhân được điều trị bằng pegylated interferon alfa:

  • Công thức máu [hàng tháng hoặc mỗi 3 tháng]

  • Nồng độ TSH [mỗi 3 tháng]

  • Theo dõi lâm sàng các biến chứng tự miễn, thiếu máu, thần kinh và các biến chứng nhiễm trùng

  • Nồng độ axit lactic nếu có liên quan đến lâm sàng

  • Xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu điều trị

Liệu pháp kháng vi-rút [adefovir, lamivudine, telbivudine, interferon alfa] có thể được xem xét nếu không có thuốc trên.

Adefovir là một nucleotide tương tự. Liều dùng là 10 mg uống một lần mỗi ngày. Đây không phải là phương pháp điều trị ưu tiên hàng đầu vì suy thận và toan lactic là những nguy cơ.

Lamivudine [một chất đồng đẳng nucleoside] không còn được coi là điều trị đầu tay của nhiễm HBV vì nguy cơ kháng thuốc cao hơn và hiệu quả thấp hơn các thuốc kháng vi-rút mới. Liều 100 mg đường uống một lần/ngày; thuốc có ít tác dụng phụ hơn.

Telbivudine là một chất đồng đẳng mới của nucleoside có hiệu quả và hiệu lực của thuốc cao hơn lamivudine nhưng cũng có tỷ lệ kháng thuốc cao; thuốc không được coi là điều trị đầu tay. Liều dùng 600 mg đường uống một lần/ngày.

Interferon alfa có thể được sử dụng nhưng không còn được coi là điều trị đầu tay và thường được thay thế bằng pegylated interferon alfa.

Ghép gan Ghép gan nên được cân nhắc đối với bệnh gan giai đoạn cuối do HBV. Ở những bệnh nhân bị nhiễm HBV, sử dụng kéo dài các thuốc kháng vi-rút ưu tiên đường uống và việc sử dụng globulin miễn dịch viêm gan B [HBIG] trong thời gian ghép đã giúp cải thiện kết quả điều trị sau ghép gan. Khả năng sống là tương đương hoặc tốt hơn so với các chỉ định điều trị khác, và nguy cơ tái phát của viêm gan B được giảm thiểu.

  • 1. Terrault NA, Lok ASF, McMahon BJ, et al: Update on prevention, diagnosis, and treatment of chronic hepatitis B: AASLD 2018 hepatitis B guidance. Hepatology 67 [4]:1560-1599, 2018. doi: 10.1002/hep.29800.

Gan thô là khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Tuy không được nhắc đến nhiều như các bệnh lý về gan khác nhưng khi người bệnh được chẩn đoán gan thô thì tình trạng bệnh rất nghiêm trọng. Vậy gan thô là gì, biến chứng ra sao và cách điều trị hiệu quả thế nào để tránh nguy hiểm đến tính mạng sẽ được đề cập trong nội dung bài viết sau.

Gan thô hay còn gọi là nhu mô gan thô là cấu trúc mô gan không còn được bình thường như trước, các tế bào gan bị phá hủy, các mô gan bị thay thế bằng các tổ chức xơ, các mô xơ sẽ phát triển khiến cho bề mặt gan thay đổi, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là chức năng đào thải độc tố. Gan thô không phải là một bệnh lý mà là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh gan khác gây nên. Người bệnh nếu được phát hiện là gan thô đồng nghĩa với tình trạng bệnh đã nghiêm trọng.

Bệnh gan thô có nguyên nhân từ các bệnh lý về gan đã diễn ra lâu ngày nhưng không được chẩn đoán và điểu trị kịp thời, biến chứng thành gan thô. Một số nguyên nhân chính như:

– Viêm gan do virus:

Người bệnh được chẩn đoán viêm gan do virus đặc biệt là virus viêm gan B, C không được kiểm soát tiến triển thành viêm gan mạn tính ở giai đoạn muộn là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh gan thô. Người bệnh bị gan thô có nguyên nhân từ viêm gan virus, khi được phát hiện bệnh cũng là lúc tình trạng bệnh lý ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

– Gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan

Hiện nay, tình trạng người nhiễm các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan gia tăng nhanh chóng, đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan thô. Những bệnh lý gan này khi được phát hiện đồng nghĩa với việc kéo theo chứng gan thô.

– Sử dụng các chất độc hại

Việc thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh gan thô mà không cần phải trải qua các bệnh lý khác.

Nguyên nhân gan thô do các bệnh về gan và sử dụng các chất độc hại

Gan thô không phải là bệnh lý mà là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh về gan, nhưng do không được kiểm soát, điều trị, về lâu dài sẽ gây ra chứng gan thô.

Để trả lời cho câu hỏi bệnh gan thô có nguy hiểm không thì câu trả là có bởi vì người bệnh khi được chẩn đoán gan thô tức là các tế bào gan bị phá hủy hoàn toàn,các mô gan bị thay thế bằng các tổ chức xơ [xơ gan], các mô xơ sẽ phát triển khiến cho bề mặt gan bị thay đổi, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, khả năng đào thải chất độc của gan gần như không còn nữa. Do đó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Nếu phát hiện ra gan thô thì hầu như không còn cơ hội chữa trị dứt điểm mà phải chấp nhận sống chung với bệnh lý này. Vì vậy người bệnh phải thường xuyên thăm khám, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.

Chính vì tính chất phức tạp và nguy hiểm của bệnh nên việc nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng là việc  rất quan trọng. Ở giai đoạn đầu của bệnh gan, các triệu chứng thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác nên người bệnh thường chủ quan không lưu ý tới. Khi các triệu chứng biểu hiện rõ rệt thì bệnh tình lúc này đã tiến triển nặng hơn. Một vài dấu hiệu được bác sĩ cảnh báo cho người bệnh như:

– Dấu hiệu vàng da, vàng mắt. Do chức năng gan bị ảnh hưởng nên không thể chuyển hóa và thanh thải được sắc tố mật bilirubin, tế bào gan chết đi, giải phóng vào máu và gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt, vàng móng tay chân.

Xuất huyết dưới da chính là các vết bầm tím dưới da, đây cũng là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh gan thô.

Phù nề 2 chi dưới do gan gần như mất chức năng thải độc, độc tố lâu ngày tích tụ dưới da, gây nên hiện tượng này. Khi nhận thấy 2 chân bị sưng to hơn bình thường, ấn vào có dấu hiệu bị phù thì người bệnh không nên bỏ qua triệu chứng này.

– Nước tiểu có màu đậm

Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường cũng là một dấu hiệu rất rõ rệt của bệnh lý gan thô vì khi gan bị tổn thương, các dịch tiêu hóa sẽ đi vào máu, gây đầy hơi, chướng bụng, nước tiểu có màu sậm, phân nhạt màu,

– Ngứa, mề đay, mụn nhọt.

Là triệu chứng khó chịu nhất của bệnh lý gan gây ra, do chất thải tích tụ lâu ngày, phát trên da, gây nổi ngứa, mề đay, mụn nhọt.

– Các dấu hiệu khác

Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chán ăn, sụt cân bất thường… cũng là những cảnh báo của bệnh.

Dấu hiệu nhận biết gan thô

Để khống chế bệnh hiệu quả, đầu tiên người bệnh phải tiến hành lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế chất lượng, uy tín để thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh gan thô.

Bệnh lý này có nguyên nhân từ các bệnh gan khác, nên phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân là gì, tình trạng bệnh ra sao, mức độ nguy hiểm đến đâu để có phương pháp điều trị hợp lý. Sau khi có kết luận chính thức, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn, kê đơn, hướng dẫn cụ thể. Người bệnh phải tuyệt đối kiên trì và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, hoặc bỏ dở quá trình điều trị, việc này có thể khiến hiệu quả điều trị không cao, thời gian phục hổi khó khăn, thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn

Song song với việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể để người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện theo khoa học để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích, không ăn đồ ăn sống, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, không nên tiếp xúc với môi trường độc hại… Người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, trái cây, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh tâm lý lo lắng, căng thẳng, làm việc quá sức…

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội.

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Điện thoại: 024 3927 5568, Ext: *2273 hoặc *2237 * 2313 [Trong giờ hành chính]

Email:

Facebook: //www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc 

Video liên quan

Chủ Đề