Bị quyết trở thành giáo viên tiếng Anh

Có rất nhiều ứng viên tuy ngành học không hề liên quan đến Sư phạm; nhưng vẫn gắn bó và thành công với công việc giáo viên tiếng Anh. Thực chất làm việc trái ngành không còn là điều quá xa lạ trong thời buổi hiện nay. Thế nhưng, đối với nghề đặc biệt như nghề giáo; bạn cần chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng gì?

Muốn dạy tiếng Anh giỏi, bạn cần gì?

Niềm đam mê với việc đứng lớp

Hãy tự hỏi bản thân: Bạn có một cảm hứng đặc biệt mỗi khi đứng trên bục giảng hay không? Bạn đã bao giờ đi dạy gia sư khi còn đi học? Sau khi kết thúc một buổi học, bạn luôn vui cho dù buổi dạy có làm mình mệt đi chăng nữa. Không chỉ vậy, bạn như được tiếp thêm sức sống vậy. Những người có niềm đam mê với dạy học luôn có niềm yêu thích đặc biệt với việc truyền dạy kiến thức và giáo dục cho người khác. Họ cảm thấy bản thân có giá trị hơn hẳn không chỉ với học sinh mà còn với xã hội, cuộc sống.

Dù bạn học chuyên ngành nào, niềm đam mê chính là điều kiện cần để bạn biến ước muốn của mình thành sự thật.

Dám thử dám làm đến cùng để theo đuổi đam mê

Bạn cần phải rèn luyện tính độc lập, dám thử dám làm, tự tin không ngần ngại; và nhất là quyết tâm không bỏ cuộc. Đây cũng là những kĩ năng cơ bản các bạn cần có khi muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Nếu không dám thử và phạm sai lầm thì mình sẽ mãi ở trong một cái hộp; không biết thế giới bên ngoài như thế nào. Không độc lập thì sẽ mãi mãi phụ thuộc vào giáo viên và người khác.

Tự tin và không ngần ngại sẽ có được khi mình chủ động trong mọi việc. Những yếu tố trên, đặc biệt là quyết tâm đã được khoa học chứng minh là yếu tố cần thiết để thành công,;trên cả IQ, tài năng và năng khiếu.

Giáo viên tiếng anh cần nền tảng kiến thức ngôn ngữ vững chắc

Kiến thức chuyên môn là điều kiện tiên quyết để có thể trở thành một giáo viên tiếng Anh. Bạn phải phát âm thật chuẩn, kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Từ đó mới có thể truyền đạt kiến thức cho người khác. Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, bạn cần phải tự rèn luyện và trau dồi bản thân mình hàng ngày; luôn luôn nâng cao kiến thức chuyên môn. Khả năng sử dụng ngoại ngữ của bạn sẽ mai một dần; nếu không được trau dồi thường xuyên.

Chính vì thế, người giáo viên tiếng Anh đòi hỏi phải có một tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Luôn tìm tòi và phấn đấu để hoàn thiện chính bản thân mình; cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn.

Không có bằng chuyên môn Sư phạm thì phải làm gì để ứng tuyển giáo viên tiếng Anh?

Ứng tuyển vào trường quốc tế

Những người học ngành sư phạm có lợi thế hơn ở bằng cấp đúng chuyên ngành. Điều này không thể chối cãi; bởi bất cứ các trường chính quy nào bằng cấp luôn là điều kiện cấn. Tuy nhiên, đối với một số trường quốc tế, họ không coi trọng bằng cấp bằng khả năng giảng dạy; và đạo đức của giáo viên. Do đó, bằng cấp là một lợi thế lớn nhưng không phải điều kiện tiên quyết và yếu tố quyết định. Nếu có lòng yêu nghề và một ý chí quyết tâm theo đuổi; thì dù học trái ngành, bạn vẫn hoàn toàn có thể làm tốt công việc giảng dạy tiếng Anh.

Giáo viên tiếng Anh cần trau dồi và bổ sung chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Thực chất, rất nhiều không có các chứng chỉ trên nhưng vẫn có thể trúng tuyển vào giảng dạy; hay đi lên từ việc làm trợ giảng. Tuy nhiên, nếu chưa có, bạn nên đi học và thi các chứng chỉ như TESOL, TOEFL, IELTS để xây dựng thêm nền tảng nghề nghiệp cho mình.. Những chứng chỉ đó sẽ giúp hồ sơ của mình vững hơn; tăng khả năng trúng tuyển, và có thể thương lượng được mức lương cao hơn.

Tuy nhiên, hãy ghi nhớ mục đích chính tham gia học những chứng chỉ của bản thân. Là để xây dựng chất lượng ngoại ngữ và giảng dạy tốt hơn cho bản thân; thay vì là để tăng khả năng trúng tuyển vào một nơi nào đó. Với kiến thức và chất lượng tốt, bạn có thể giữ quyền chủ động chọn nơi phù hợp với mình, thay vì chờ để được chọn.

Ngưng than vãn

Có nhiều ứng viên có bằng Sư phạm nhưng ra trường làm việc vẫn hay kêu ca rằng; chế độ giáo dục của Việt Nam đã dập tắt niềm đam mê của mình. Tuy nhiên, theo mình việc đổ lỗi cho yếu tố bên ngoài không làm mọi việc tốt đẹp hơn. Ngược lại, có nhiều bạn trẻ tốt nghiệp giỏi ở các trường không chuyên Sư Phạml hay đã từng đi du học. Với niềm yêu nghề và sự xông xáo trong công việc; các bạn ấy đã vượt qua khó khăn và làm việc tốt hơn rất nhiều.

Với thái độ này, các bạn có thể chủ động chọn nơi mình muốn dạy. Chọn dạy cái mình muốn và tạo thay đổi tích cực cho người học.

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > CƯ XỬ VÀ DẠY DỖ CON > Tiếng Anh cho con >

Thảo luận trong 'Tiếng Anh cho con' bởi dieuhang930, 26/2/2015.

Giáo viên tiếng Anh là một trong những công việc vô cùng ý nghĩa và quan trọng. Các thầy cô dạy học sinh cách đọc và viết tốt, cách hiểu những gì mà học sinh đọc, cách học từ bạn bè và làm thế nào để có những cuộc trò chuyện tiếng Anh hiệu quả nhất. Công việc ấy quả không hề đơn giản và mang đầy thách thức đối với một giáo viên.

Việc trở thành một giáo viên tiếng Anh thành công có thể thật sự khó khăn, nhưng vẫn có những bước bạn có thể thực hiện để cải thiện, để bạn và cả học sinh của bạn có nhiều thời gian hơn trong lớp học.

Làm thế nào để chinh phục những thách thức chuyên môn cũng như học sinh của bạn?

Phần 1: Xây dựng giáo án

1.   Chọn tài liệu thu hút học sinh của BẠN.

Hãy thử tìm kiếm các tài liệu học thuật, tác phẩm văn học ở nhiều nguồn khác nhau và để bổ trợ cho nội dung chính bạn muốn truyền tải: chẳng hạn như thậm chí với một tiểu thuyết về sự tận thế như tác phẩm Zone One của Colson Whitehead cũng đề cập đến các chủ đề quan trọng và đầy thách thức, bổ sung hoàn hảo cho một tác phẩm đầy kinh điển như In Our Time của Hemingway nhưng vẫn duy trì được lượng khán giả của thời hiện đại.

2.   Xây dựng lượng bài tập về nhà hợp lý.

Cũng thật hay khi thấy các học sinh của bạn đọc xong một quyển tiểu thuyết dài trong vòng một tuần, nhưng điều này cũng có thể là mong đợi không hợp lý lắm. Cũng có nhiều học sinh không chịu hoàn thành bài đọc và lướt qua nhanh qua nó, hoặc chỉ đọc một đoạn tóm tắt hay thậm chí là không đọc. Hãy khuyến khích học sinh của bạn hoàn thành tốt bài tập về nhà bằng cách cho một lượng bài hợp lý từ bạn.

những mẫu truyện ngắn, xúc tích, gãy gọn cũng là cách hay để bạn chọn lựa cho học sinh của mình

Những mẫu truyện ngắn cũng là cách hay để bạn cung cấp cho học sinh về tư duy đọc hiểu. Tuy học sinh ít quan tâm đến việc đọc nhưng không có nghĩa là họ không thể học các dạng bài khóa. Hãy cố gắng tìm những mẫu truyện ngắn để minh họa cho bất kỳ điều gì mà bạn đang thảo luận với học sinh của mình và sử dụng chúng để tiếp tục thu hút sự chú ý của học sinh.

3.   Hãy đưa các dạng bài tập về nhà để giúp học sinh hiểu hơn về tài liệu học.

Hãy bảo học sinh viết ra đoạn trả lời ngắn trong bài tập đọc gồm phần dịch thuật các câu hỏi về bài đọc. Những dạng bài tập này nên thử thách học sinh để họ tư duy suy nghĩ và xem xét các câu hỏi quan trọng hoặc xây dựng liên kết với các chủ đề trên lớp.

Đừng lạm dụng quá nhiều việc cho bài tập. Các bài tập gây nhàm chán và quá tải sẽ không giúp ích gì cho việc hiểu thêm hay củng cố các bài học của họ. Thêm vào đó, học sinh sẽ có xu hướng làm bài với tâm trạng không thoải mái và chỉ hoàn thành cho xong để lấy điểm hoặc lên lớp. Vì thế, hãy hết sức cẩn thận với việc cân nhắc cho các bài tập mà thật sự giúp ích cho việc học của học sinh.

thiết kế dạng bài phù hợp và ít nhàm chán giúp học sinh hăng say hơn để hoàn thành bài về nhà nhé

4.   Hãy tập trung vào kiến thức quan trọng.

Rất quan trọng để học sinh của bạn học được nhiều từ vựng mới và hiểu được các chi tiết trong một bài viết, điều này không phải là những gì họ sẽ mang đi sau lớp học. Hãy tập trung vào những mảng kiến thức tổng quát cho các chủ đề mà bạn dạy. Hãy gây ấn tượng cho học sinh về tầm quan trọng của những gì họ đang học. Và điều này có thể giúp họ như thế nào ở những nơi làm việc khác nhau trong cuộc sống của họ. Hãy chỉ ra cho họ thấy rằng việc học không thật sự đơn giản. Ý thức ấy có lẽ sẽ giúp học sinh chú tâm vào sự hiểu biết lâu dài và có sự đánh giá cao cho môn học này.

5.   Sắp xếp các bài học một cách mạch lạc.

Thay vì nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác, bạn hãy sắp xếp các bài dạy của mình theo thức tự thời gian hoặc theo chủ đề. Liên kết các chủ đề khác nhau lại với nhau trong các cuộc thảo luận để học sinh của bạn hiểu rõ mỗi chủ đề có liên quan như thế nào. Hãy cố gắng giúp học sinh kết nối và khuyến khích họ bày tỏ ý tưởng trong các hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn như đưa ra câu hỏi: mối quan hệ của Whitman đối với thiên nhiên có liên hệ gì đến Tennyson và Hemingway? Họ giống và khác nhau như thế nào và tại sao?

Việc sắp xếp các bài học của bạn theo trình tự thời gian sẽ giúp cho các chủ đề ngày này phát triển một cách tự nhiên. Điều này là một nghiên cứu có thật không chỉ đối với các nhà văn ở thế kỷ 19 mà còn với những người đi trước từ thế kỷ 18.

Bạn cũng nên sắp xếp các chủ đề theo chủ đề, để bạn dễ dàng nghiên cứu quá trình của một chủ đề hoặc một ý tưởng qua một số bài viết.

Phần 2: Dẫn dắt các cuộc thảo luận

1.       Hãy biết rõ tài liệu của mình.

Nếu bạn dự định thảo luận về một mẩu truyện ngắn, hãy đọc đi đọc lại nó nhiều lần để có thể nhận ra được các chi tiết nhỏ nhất mà có thể bạn chưa phát hiện ngay từ lần đọc đầu tiên. Hãy cố gắng tìm thật nhiều cách khác nhau về những cách giải thích, hướng dẫn cho bài thảo luận đó. Và hãy chắc rằng bạn sẽ có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà học sinh hỏi trong bài.

2.   Chuẩn bị thêm tài liệu bên ngoài.

Mặc dù trọng tâm chính của cuộc thảo luận nên được dựa vào chính văn bản ấy, nhưng vẫn sẽ rất hữu ích khi giáo viên cung cấp thêm các tài liệu bên ngoài như thông tin tiểu sử về tác giả, cốt truyện của tác phẩm, hoặc các diễn giải nổi tiếng hoặc gây tranh cãi. Hãy làm một số nghiên cứu và mang lại các thông tin thú vị hoặc phù hợp nhất mà bạn tìm thấy được.

3.   Hãy biết rõ bạn muốn thảo luận về điều gì.

Chọn ra một vài điểm chính của văn bản mà bạn nghĩ rằng học sinh của mình sẽ gặp khó khăn hay gây khó hiểu cho họ nhất. Hãy ghi nhớ các chủ đề cụ thể mà bạn muốn đề cập và đưa ra một vài điểm quan trọng mà học sinh của bạn không nên bỏ qua khi thảo luận.

Hãy nhớ rằng học sinh của bạn sẽ có những câu hỏi và sự quan tâm mà bạn không thể lường trước được. Vì thế, giáo án giảng dạy của bạn không nên được cứng nhắc rập khuôn. Việc trả lời những gì mà học sinh của bạn muốn nói về sẽ tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi, hấp dẫn và hiệu quả.

4.   Đặt các câu hỏi diễn giải.

Bạn nên hướng dẫn học sinh về cách để giải thích thêm về nội dung trong bài đọc hơn là thảo luận về các khía cạnh thực tế. Hãy đặt câu hỏi “như thế nào” và “tại sao” thay vì hỏi “cái gì/điều gì” hoặc các kiểu câu hỏi “có hoặc không”. Ví dụ: “Ender đã làm gì với Bonzo Madrid?” – là một câu hỏi rất đơn giản. Trong khi bạn có thể hỏi theo cách này: “Tại sao Ender làm điều đó?” – khó khăn và phức tạp hơn nhiều và hỏi “Làm sao bạn biết?” – là cách để ngụ ý yêu cầu học sinh đọc kỹ và tập trung chi tiết hơn vào tác phẩm.

5.   Đặt câu hỏi cụ thể.

Sẽ thật tốt nếu bạn bắt đầu với những câu hỏi tổng quát như: “Bạn thích gì về câu chuyện này?”- nhưng những câu hỏi như thế được đặt ra chỉ khi chúng nhanh chóng được tiếp nối theo sau bởi những câu hỏi cụ thể hơn nhiều. Các câu hỏi tổng quát không giúp học sinh suy nghĩ nghiêm túc về bài đọc của họ và thông thường họ có xu hướng nêu khái quát và giả định chung chung thay vì đưa ra các lập luận dựa trên văn bản. Ngược lại, việc đặt các câu hỏi cụ thể cho các khía cạnh cụ thể của tác phẩm sẽ thách thức được học sinh của bạn để tập trung vào những điều họ có thể đã bỏ lỡ, biết xây dựng được các lập luận trong bài và tranh luận với các chi tiết mà gây thử thách cho học sinh diễn giải.

6.   Khuyến khích học sinh của bạn đưa ra các câu trả lời lẫn nhau.

Trong một cuộc thảo luận, sinh viên không nên nói chuyện với bạn. Thay vào đó, học sinh nên trực tiếp đưa ra các câu hỏi và những nhận xét, bình luận lẫn nhau với các bạn trong lớp. Và bạn chỉ nên là người hướng dẫn và duy trì cuộc thảo luận. Học sinh sẽ học tốt nhất nếu họ cùng làm việc với nhau để xây dựng các ý tưởng và diễn giải của riêng họ. Họ sẽ không nhận được nhiều hiệu quả từ cuộc trò chuyện nếu bạn chỉ đơn giản là truyền đạt với họ những gì bạn nghĩ. Hãy nhớ rằng bạn đang giúp họ học và phần lớn trong đó là dạy họ cách học tốt nhất.

Tạo nhiều cơ hội để học sinh tương tác, thảo luận lẫn nhau

Nếu học sinh của bạn chịu lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau thì khi đó bạn cứ hãy khuyến khích họ hòa vào cuộc thảo luận mà không cần giơ tay hay chờ đợi để được gọi. Điều này sẽ tạo ra một cuộc trò chuyện nhanh nhạy, tốc độ nhanh chóng và hấp dẫn hơn và thậm chí họ có thể tự duy trì cuộc thảo luận thú vị mà không cần đến giáo viên phải xúc tác. Nếu các học sinh nói chuyện với nhau hoặc có một vài học sinh độc quyền thảo luận, hãy nhờ người vừa nói xong chọn người tiếp theo để tiếp tục đưa ra ý kiến, hoặc bạn tìm cách khác để phân bổ thời gian nói cho từng học sinh.

7.   Thử thách các ý tưởng của học sinh và khuyến khích họ cũng làm tương tự.

Bạn không nên không đồng ý với mọi điều họ nói, nhưng hãy bảo họ hỗ trợ cho các yêu cầu của họ bằng những luận chứng trên văn bản và khuyến khích các học sinh khác đưa ra những cách giải thích khác nhau. Việc tạo áp lực lên ý tưởng của học sinh khiến họ suy nghĩ nhiều hơn để đưa ra những lập luận thuyết phục. Điều này cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng để nói một cách thuyết phục và tranh luận cùng với các bạn học trong lớp.

Việc tranh luận sẽ giúp cho một cuộc thảo luận trở nên sinh động, hấp dẫn và thú vị. Nếu những cuộc tranh luận này bắt đầu mang tính các nhân hoặc nếu học sinh xúc phạm lẫn nhau, hãy nghĩ ngay về việc chuyển hướng cuộc trò chuyện trở lại vào bài. Bạn nên thử thách các diễn giải của học sinh về bài đọc chứ không phải thách thứ ở chính bản thân học sinh.

Phần 3: Biết và hiểu về tài liệu của mình.

1.       Đọc thường xuyên.

Hãy đọc nhiều loại văn học bao gồm sách, tạp chí, báo và thơ. Đọc là cách tốt nhất để đối đầu với các chủ đề đầy thách thức, tiếp thu từ vựng và kỹ thuật viết. Đọc giúp bạn khám phá ra tài liệu mới để mang đến lớp học. Tùy thuộc vào cấp độ lớp mà bạn dạy, bạn nên làm quen với các tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử văn học. Và bạn sẽ luôn có thể đưa ra những gợi ý đọc cho học sinh của mình.

Đọc là chìa khóa vạn năng của việc lĩnh hội kiến thức

·         Ngoài đọc các tài liệu học thuật quan trọng, bạn cũng nên thường xuyên đọc vì niềm vui. Hãy nhớ tại sao bạn thích đọc sách và khuyến khích học sinh của bạn làm điều tương tự.

·         Hãy nhận biết các xu hướng hiện tại trong việc đọc tài liệu và thử những điều bạn nghĩ rằng học sinh của bạn có thể đang đọc. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sở thích của họ và những điều liên quan đến họ của bên ngoài lớp học. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một giáo viên hiệu quả hơn.

2.   Mở rộng vốn từ vựng của bạn.

Xây dựng một mục về việc tìm kiếm những từ mới mà bạn bắt gặp trong bài đọc. Nghiên cứu các từ yêu thích của bạn và bắt đầu tích lũy một lượng từ vựng lớn. Thử thách bản thân cho việc suy nghĩ về những từ vựng mà bạn không biết. Đoán từ nguyên gốc của chúng và dùng các từ tương tự để tìm ra nghĩa của chúng. Đừng ngại tìm kiếm những từ mà bạn không chắc chắn và khuyến khích các học sinh của bạn làm điều tương tự.

Đồng thời, dạy cho học sinh của bạn rằng dấu ấn của một nhà văn giỏi không chỉ là lấy ra những từ hai đô la và sử dụng chúng để nghe có vẻ tinh vi. Hãy dạy cho học sinh của bạn sự khác biệt giữa việc sử dụng một từ để vẽ về một so sánh lịch sử hoặc sử dụng một từ chỉ định và sử dụng một từ để gây ấn tượng với ai đó với việc học của bạn. Luôn có những cách mang lại nhiều hoặc ít hữu ích hơn trong việc sử dụng các từ.

3.   Luyện chữ viết của bạn.

Học sinh cần để đọc được chữ viết của bạn để họ có thể hiểu các ghi chú bạn viết lên bảng hoặc phản hồi bạn đưa ra trong một bài luận. Hãy tập viết thư hoặc luyện viết một bài tạp chí gì đó để giữ cho chữ viết của bạn luôn rõ ràng và dễ xem. Và bạn hãy nhớ luôn tập trung vào khả năng đọc hơn là tốc độ viết của bạn.

4.   Phát triển kỹ năng tiếng Anh của bạn.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm vững chính tả, dấu câu và ngữ pháp. Bạn không muốn thấy bản thân mình dạy học sinh nhầm hoặc sai thông tin phải không? Hãy dùng sách tham khảo và Internet để làm nguồn cho các quy tắc ngữ pháp và dấu câu. Và đừng ngại tìm kiếm các chủ đề mà bạn không chắc chắn.

Phần 4: Phát triển các kỹ năng của bạn trong lớp học.

1.   Hãy trở nên thoải mái khi nói trước lớp.

Học cách tự tin, đứng trước học sinh và nói tốt. Hãy thực hành đọc to để có thể nói to và thoải mái. Chắc chắn rằng bạn sẽ không vấp ngã khi bạn làm điều đó trước lớp học. Thực hành các kỹ năng nói trước công chúng tốt để bạn có thể thực hiện tốt trong lớp học.

2.   Khích lệ học sinh của bạn.

Hãy chú ý đến các học sinh của bạn và đưa ra những sự xem xét đầy đủ đối với ý tưởng của họ. Hãy đối xử với họ như những người thông minh và xứng đáng cũng như tôn trọng họ về mặt học thuật lẫn các mặt khác. Khuyến khích học sinh theo đuổi sở thích và sự tò mò của họ và liên tục thử thách họ trong và ngoài lớp học. Khi bạn dành cho họ sự chú ý và tôn trọng, bạn sẽ thấy rằng họ cũng sẽ có biểu hiện tốt như vậy để xứng đáng với điều bạn đã dành cho họ.

3.   Luôn sẵn sàng giúp đỡ ngoài giờ học.

Hãy khuyến khích học sinh của bạn ghé qua vào bữa trưa hay sau giờ học. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt cho những học sinh có lẽ đang gặp khó khăn trong việc học hoặc muốn tiếp tục cuộc thảo luận vừa học trên lớp. Hãy luôn sẵn sàng ở đó để khuyến khích học sinh, thúc đẩy sự quan tâm thực sự về các tài liệu trên lớp, đó là cách để thể hiện sự tôn trọng và nhiệt huyết của bạn cho việc học của học sinh.

4.   Hãy tập khiêm khắc nhưng công bằng.

Đừng hét học sinh nhưng mặt khác bạn cũng đừng để họ qua mặt bạn. Hãy thể hiện kỷ luật với học sinh nhưng đừng vượt quá giới hạn. Điều này có thể sẽ khiến họ hành xử tệ hơn với bạn. Nếu học sinh đã làm tốt, hãy khen họ làm tốt và thưởng cho họ. Tương tự như vậy, nếu một học sinh đang gặp phải khó khăn trong việc học, hãy bảo học sinh đó nán lại để bạn có thể giúp họ tìm ra điều gì sai, hoặc nhờ một bạn học khác mà đã hiểu bài để giúp giảng lại cho người bạn của mình để cùng hiểu.

5.   Hãy chắc rằng học sinh của bạn thật sự hiểu những gì bạn đang dạy.

Đừng nói và viết quá nhanh để cho phép học sinh sẽ có đủ thời gian để nghe, hiểu và sao chép mọi thứ để họ không bỏ lỡ thông tin cần thiết. Giúp họ tiếp thu bài và khuyến khích học sinh tạo được mối liên hệ giữa các chủ đề và bên ngoài lớp học để họ có thể hiểu đầy đủ hơn về bài học của bạn.

Lược dịch từ Wikihow

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề