Bị viêm gan B có tiêm thuốc tránh thai được không

Người bệnh viêm gan B có nên dùng thuốc tránh thai không?

Xét Nghiệm - 05/19/2022

Bệnh viêm gan B có thể gặp phải ở bất cứ ai nếu như không có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh khi mắc phải căn bệnh này có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng khó lường cho sức khỏe của người bệnh.

Bệnh viêm gan B có thể gặp phải ở bất cứ ai nếu như không có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh khi mắc phải căn bệnh này có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng khó lường cho sức khỏe của người bệnh.

Có nhiều chị em phụ nữ lập gia đình mắc bệnh viêm gan B nhưng chưa muốn sinh con và nghĩ rằng nên sử dụng các loại thuốc tránh thai, tuy nhiên, khi mắc bệnh viêm gan B thì sử dụng thuốc tránh thai có an toàn không?

Người bị viêm gan B không nên dùng thuốc tránh thai

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B đồng nghĩa với việc gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, khả năng đào thải các chất độc hại của gan cũng kém đi. Người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến điều trị của các bác sĩ chuyên khoa mới có thể hạn chế được tổn thương cho gan.

Tuy nhiên, viêm gan B là bệnh lây nhiễm, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan B, kể cả là chị em phụ nữ cũng là những người rất dễ mắc bệnh viêm gan B. Nhiều chị em rất rối khi mắc bệnh viêm gan B có nên sử dụng thuốc tránh thai hay không? Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này các bác sĩ chuyên khoa gan cho biết, người mắc bệnh viêm gan B không nên uống thuốc tránh thai vì thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ đối với gan gây ra nguy hại cho gan, chính vì thế tốt nhất nên áp dụng biện pháp tránh thai dùng bao cao su.

Người mắc bệnh viêm gan B nếu muốn có con thì nên để triệu chứng hết và chức năng gan bình thường trở lại, ổn định khoảng một năm trở lại mới nên tiến hành mang thai và sinh con. Khi mà bệnh tình chưa ổn định, chức năng gan không bình thường, khi có thai và sinh đẻ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và sức khỏe người bệnh, từ đó khiến bệnh nặng hơn và còn có khả năng gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đẻ non hoặc thai chết lưu...

Trong thời kỳ đầu mang thai [3-4 tháng đầu thai kỳ] độc tố của bệnh viêm gan B có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sau thời kỳ này thì thai không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, người bệnh không phải quá lo lắng. Người mẹ mắc bệnh viêm gan B sau khi sinh con cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B để phòng bệnh an toàn nhất cho trẻ.

Bị viêm gan B nên dùng biện pháp tránh thai nào?

Tất cả các thuốc ngừa thai bằng nội tiết đều chuyển hóa qua gan và nên tránh dùng trong những trường chức năng gan bị suy giảm do bệnh lý gan cấp tính hay mãn tính. Trường hợp bị viêm gan B và có men gan tăng cao thì phải cần thận trọng hơn khi chọn lựa phương pháp ngừa thai.

Có thể sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai hoặc bao cao su. Trong trường hợp nếu bạn có viêm gan mãn và chức năng gan thật sự ổn định trong một thời gian thì vẩn có thể sử dụng phương pháp ngừa thai bằng thuốc nội tiết [bao gồm thuốc uống, thuốc chích, que cấy ].

Khi nào bạn điều trị ổn định thì lúc đó mới nên mang thai. Trong thời gian mang thai bạn nên khám bệnh thường xuyên để các bác sĩ hướng dẫn. Khi sinh không được quên tiêm huyết thanh cho bé.

Xét nghiệm theo dõi tiến triển virus cho người mới phát hiện viêm gan B tại Xander

Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.

Hiện Xander có cung cấp gói Theo dõi tiến triển virus cho người mới phát hiện viêm gan B tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

  • Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có gây bướu cổ?

  • Uống thuốc tránh thai lâu dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

  • Cách phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung

  • U nang buồng trứng có thể sử dụng thuốc tránh thai được không?

  • Những dạng phụ nữ này đừng dại mà uống thuốc tránh thai

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Giá gói Theo dõi tiến triển virus cho người mới phát hiện viêm gan B:2.341.000 đồng.

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x [n-5] với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline:[024] 73049779 / 0899.190.199để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ nhật: 06:00 - 20h30

Xem thêm:

  • Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?
  • Tại sao phải tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu tiên sau sinh?

  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tránh thai

Thuốc tránh thai là một lựa chọn phổ biến của nhiều người khi không muốn mang thai hoặc thực hiện kế hoạch mang thai theo ý muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc tránh thai. 

1. Những đối tượng không nên sử dụng thuốc tránh thai

– Người có lượng kinh nguyệt ra quá ít: Nếu uống thuốc tránh thai lâu dài khiến niêm mạc trong tử cung co lại, dẫn đến mất kinh.

– Những người viêm gan cấp, mãn tính, viêm thận, ung thư ác tính, bệnh về đường máu, viêm loét hệ tiêu hóa: Uống thuốc tránh thai sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm.

– Phụ nữ trong thời gian cho con bú: Dưới 6 tháng sau khi sinh tạm thời chưa nên dùng vì thuốc sẽ gây ức chế lượng tiết sữa.

– Người mắc bệnh viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính: Phụ nữ mắc các chứng bệnh này tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai bởi khi vào cơ thể, thuốc tránh thai bị phân hóa ở gan sau đó bài tiết qua thận, làm tăng “gánh nặng” cho gan và thận, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Lâu dần, bệnh viêm gan, viêm thận ngày càng nghiêm trọng khó mà chữa trị.

– Người mắc bệnh tiểu đường: Sau khi dùng thuốc tránh thai, lượng đường trong máu tăng nhẹ, nguy cơ gây bệnh đái tháo đường có nguy cơ phát tác. Đặc biệt, đối với những phụ nữ đã từng hoặc đang mắc bệnh này, mức ảnh hưởng cao hơn.

– Phụ nữ trên 40 tuổi: Do estrogen trong thuốc tránh thai có khả năng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú, vì vậy không nên dùng.

Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn kế hoạch an toàn bằng cách sử dụng thuốc tránh thai để tránh mang thai

– Người hút thuốc lá: Dùng thuốc tránh thai sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thuốc tránh thai lại kết hợp làm giảm khả năng chống đông máu.

– Các khối u vú: Khối u vú lành tính, u xơ tử cung cũng như một loạt bệnh nhân có các khối u ác tính là những người không phù hợp để sử dụng biện pháp tránh thai dạng thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến khối u.

– Đau đầu mãn tính, đau nửa đầu: Những phụ nữ bị đau đầu mãn tính, đặc biệt là chứng đau nửa đầu không nên sử dụng thuốc tránh thai, nếu không nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh này.

– Mắc chứng tắc nghẽn mạch máu dù là ở quá khứ hay hiện tại: Khi mắc chứng tắc nghẽn mạch máu như: tắc nghẽn mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm động mạch vành… nên tránh xa thuốc tránh thai. Bởi estrogen trong thuốc có thể làm tăng khả năng đông máu, gây thêm áp lực cho huyết quản vốn đang mắc bệnh.

– Mắc các bệnh về tim mạch hay suy nhược chức năng tim mạch: Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai ngăn chặn sự lưu thông của các phân tử nước, natri [Na]. Điều đó, đồng nghĩa với việc hệ thống tim mạch phải tăng công suất hoạt động. Dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ gây quá tải cho hệ tim mạch, dễ dàng làm bệnh trở nên trầm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

– Mắc bệnh cao huyết áp: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, uống thuốc tránh thai làm tăng huyết áp ở số ít phụ nữ. Do đó, nếu mắc chứng cao huyết áp không nên sử dụng thuốc tránh thai gây hại cho sức khỏe.

xem thêm: Hạn chế tác dụng phụ của thuốc tránh thai

2. Một số lưu ý

– Chỉ nên có thai sau khi đã ngừng thuốc tránh thai ít nhất là 3 tháng để tránh các tác dụng bất lợi của thuốc này với thai nhi.

– Khi đang dùng thuốc tránh thai có thể bị ra máu nhiều lúc tới chu kỳ kinh nguyệt, nên nhờ thầy thuốc chọn cho dùng loại có hàm lượng progestin cao; hoặc nếu ra máu giữa hai kỳ kinh, nhờ thầy thuốc chọn cho loại có hàm lượng estrogen cao, sẽ tránh được trở ngại này.

– Đặc biệt, theo những nghiên cứu mới nhất thì dùng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều lần, kéo dài sẽ gây nên rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, làm cho chu kỳ có thai tự nhiên bị đình trệ, có thể dẫn đến hậu quả lâu dài trong việc sinh sản. Theo đó, chỉ được dùng thuốc tránh thai khẩn cấp một tháng không quá 4 lần.

– Theo lời khuyên của thầy thuốc, thuốc tránh thai có một số chống chỉ định mà người dùng không biết, nên trước khi dùng chị em phụ nữ cần khám bác sĩ để loại trừ các nguy cơ bệnh tật, nhằm tránh tai biến do dùng nhầm thuốc.

Thầy thuốc Việt Nam

[Visited 12.635 times, 9 visits today]

  • Tags:

Video liên quan

Chủ Đề