Biểu đồ đường cơ sở là gì

3.1 Đọc khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch thể hiện mức độ quan tâm của thị trường đối với cổ phiếu. Chính vì vậy, những thay đổi lớn về khối lượng giao dịch có thể là dấu hiệu cho sự dịch chuyển về giá.

Ví dụ:

Khối lượng giao dịch lớn và giá đang tăngèDấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng

Khối lượng giao dịch thấp và giá đang giảmèDấu hiệu cho thấy giá có thể tăng trở lại, lý do là bởi giá đang giảm nhưng lại không hấp dẫn trader giao dịch và vì vậy thị trường có thể sẽ có động thái tăng điều chỉnh.

Khối lượng giao dịch lớn và giá đang giảmèDấu hiệu cho thấy giá có thể sẽ tiếp tục giảm bởi một lượng lớn cổ phiếu đang được bán ra một cách tích cực.

Giao dịch khối lượng thấp và giá đang tăngèDấu hiệu cho thấy thấy nhà đầu tư đang không còn tin tưởng vào một xu hướng tăng tiếp diễn, vì vậy thị trường có thể sẽ xuất hiện xu hướng giảm điều chỉnh

3.2 Đọc các chỉ báo Xu hướng và Động lượng

Ngày nay, có vô vàn công cụ chỉ báo kỹ thuật để các trader lựa chọn khi phân tích biểu đồ. Hãy tự mình thử nghiệm các chỉ báo khác nhau để chọn ra những chỉ báo phù hợp nhất với phong cách giao dịch cụ thể của bản thân và áp dụng cho các cổ phiếu cụ thể mà bạn muốn giao dịch.

Một chỉ báo có thể tốt trong việc dự báo biến động giá của cổ phiếu này nhưng điều tương tự không phải lúc nào cũng đúng đối với những cổ phiếu khác.

Các chuyên gia phân tích kỹ thuật thường sử dụng kết hợp cùng một lúc loại chỉ báo khác nhau nhằm đưa ra dự đoán chính xác nhất. Chỉ báo kỹ thuật được phân thành hai loại cơ bản bao gồm:

Chỉ báo xu hướng: Được sử dụng để xác định xu hướng tổng thể của giá cổ phiếu là lên hoặc xuống chẳng hạn như đường trung bình động[MA]

Chỉ báo động lượng: Được sử dụng nhằm đánh giá sức mạnh của chuyển động giá, từ đó tìm ra các điểm vào lệnh như chỉ báo MACD hoặc RSI.

3.3 Phân tích xu hướng

Khi xem xét một biểu đồ cổ phiếu, ngoài việc xác định xu hướng tổng thể hiện tại là tăng hay giảm thì bạn cũng cần xác định các khía cạnh của xu hướng như:

Xu hướng đã có trong bao lâu?

Một xu hướng không thể tồn tại mãi mãi giống như việc giá cổ phiếu không thể cứ mãi tăng vô định. Cuối cùng, thị trường luôn có những thay đổi về xu hướng. Nếu một xu hướng tăng/giảm tồn tại trong một thời gian dài mà không hề có bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào theo hướng ngược lại, đó có thể là thời điểm xảy ra sự đảo chiều xu hướng.

Làm thế nào để biết một cổ phiếu đang có xu hướng?

Sử dụng các biểu đồ giá là cách tốt nhất để xác định xem cổ phiếu liệu có đang nằm trong xu hướng hay không. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi hình dạng biểu đồ để xác định xu hướng một cách rõ ràng, một số cổ phiếu di chuyển theo sát xu hướng và rất dễ để xác định.

Tuy nhiên, cũng có các cổ phiếu có xu hướng biến động mạnh cả về hai chiều tăng/giảm khiến việc xác định xu hướng trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp đó, biểu đồ đường có thể là một lựa chọn tốt khi nó loại bỏ các yếu tố biến động và chỉ giữ lại các mốc giá đóng cửa.

Dấu hiệu nào cho thấy sự đảo ngược xu hướng có thể xảy ra?

Phân tích kỹ thuật chuyển động giá cổ phiếu có thể cho thấy những dấu hiệu của sự đảo ngược xu hướng tiềm năng.

Các chỉ báo động lượng thường chỉ ra một xu hướng chuẩn bị kết thúc trước khi giá của nó thực sự đạt đỉnh và điều này mang lại cho các trader cơ hội thoát thị trường với mức giá tốt trước khi nó đảo chiều. Ngoài ra, các mô hình nến cũng có thể được sử dụng để xác định điểm đảo chiều chính của thị trường.

3.4 Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

Biểu đồ chứng khoán đặc biệt hữu ích trong việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó xu hướng giảm thường bị ngăn cản và đảo chiều sang xu hướng tăng.

Ngược lại, các mức kháng cự đại diện cho mức giá mà tại đó xu hướng tăng thường sẽ thất bại trong việc cố gắng đưa giá tăng cao hơn và khiến xu hướng đảo chiều thành giảm.

Sau khi đã xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể sử dụng chúng để giao dịch theo hai cách tùy vào tính chất của cổ phiếu.

èNếu cổ phiếu có tính chất biến động trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong thời gian dài. Bạn hãy mua nó ở mức hỗ trợ và bán ra tại mức kháng cự, lặp đi lặp lại quy trình này khi giá vẫn còn nằm trong vùng hỗ trợ/kháng cự có thể mang lại rất nhiều lợi ích.

èNếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài một trong hai mức hỗ trợ/kháng cự. Đây có thể là một chỉ báo quan trọng cho xu hướng mới trong tương lai. Ví dụ: Nếu một cổ phiếu luôn được duy trì ở trên mốc 150$ bất ngờ giảm sâu xuống dưới 140$, bạn có thể cân nhắc vào lệnh bán ra để bắt kịp xu hướng giảm mạnh mẽ.

Đến đây, có lẽ các bạn cũng đã phần nào hiểu được cách để đọc một biểu đồ chứng khoán. Ở phần cuối cùng, chúng ta sẽ đến với các loại tin tức và chỉ số tài chính mà bạn cần phải biết trước khi tiến hành đọc biểu đồ chứng khoán.

3.5Cách giao dịch chứng khoán

Trong mục này, mình sẽ lấy một ví dụ về giao dịch thực tế bằng biểu đồ chứng khoán trên Mitrade sàn giao dịch uy tín được quản lý bởi Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc.

Bước 1: Mở tài khoản và nhận quỹ trải nghiệm

Nhà đầu tư mới có thể luyện tập giao dịch với $50000 tiền ảo miễn phí trên Mitrade.

Mở Tài Khoản DemoMở Tài Khoản Thật

Bước 2: Nạp tiền

Để nạp tiền các bạn cần đăng nhập vào nền tảng giao dịch Mitrade bằng tài khoản Live.

Từ giao diện tài khoản Live, bạn chọn mục QuỹèNạp tiền. Lựa chọn phương thức nạp là ATM hoặc Internet banking và điền số tiền muốn nạp. Mitrade hỗ trợ hầu hết các ngân hàng lớn tại Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, BIDVv.v.. và số tiền nạp tối thiểu là 50$.

Bước 3: Đặt lệnh mua bán

Tìm kiếm tín hiệu từ biểu đồ giá

Muốn giao dịch thành công trước hết bạn cần phải tìm được xu hướng và điểm vào lệnh mua bán hợp lý. Bây giờ hãy nhìn vào biểu đồ giá của cổ phiếu Intel

Ở biểu đồ này, mình sử dụng 2 công cụ phân tích kỹ thuật chính là RSI và đường trung bình động[MA].

Với 3 đường MA10, MA50 và MA200 trên biểu đồ đang cho thấy một xu hướng giảm dài hạn với đường giá nằm dưới cả 3 đường MA. Ngoài ra, đường MA10 đang có dấu hiệu cắt xuống dưới đường MA50 cho một xu hướng giảm tiếp tục trong ngắn hạn.

Như vậy mình kết luận rằng: Giá vẫn đang nằm trong xu hướng giảm.

Với chỉ số RSI, cổ phiếu INTC đã nằm ở gần ngưỡng quá mua và đây có thể là dấu hiệu cho thấy một đợt giảm giá mới sẽ tiếp tục được hình thành.

Kết luận: Giá giảmèvào vị thế bán[bán khống].

Bắt đầu vị thế mua/bán

Giao dịch cổ phiếu trên Mitrade là giao dịch ký quỹ. Vì vậy, ngoài việc mua cổ phiếu để hưởng lợi nhuận khi giá tăng thì bạn cũng có thể bán khống cổ phiếu để hưởng lợi nhuận khi giá giảm.

Với dự đoán rằng giá cổ phiếu INTC sẽ giảm nên mình quyết định mở vị thế bán 100 cổ phiếu INTC trên Mitrade.

Giá cổ phiếu INTC ở thời điểm vào lệnh là 47,06$. Như vậy với khối lượng 100 cổ phiếu thì giá trị khoản đầu tư của mình là:

Giá trị khoản đầu tư= giá cổ phiếu x khối lượng= 47,06 x 100= 4706$

Tuy nhiên, mình sẽ không cần phải thanh toán 100% giá trị này. Thay vào đó, với tỷ lệ ký quỹ ban đầu dành cho cổ phiếu trên Mitrade là 5% tương đương với đòn bẩy tài chính 1:20 thì số vốn mình cần có sẽ là:

Vốn đầu tư= Tỷ lệ ký quỹ ban đầu x Giá trị= 4706 x 5% =236,05$

Giả sử rằng dự đoán của mình là chính xác và giá INTC đã giảm sau khi vào lệnh, mình sẽ đặt mức chốt lời tự động ở mức giá 42,06$. Lúc này, lợi nhuận thu được sẽ bằng:

Lợi nhuận[vị thế bán] = [Giá mở vị thế - giá đóng vị thế] x Khối lượng= 515$

Bước 4: Kết thúc

Đóng vị thế là bước cuối cùng của quy trình giao dịch chứng khoán. Bằng hành động này, bạn sẽ kết thúc vị thế giao dịch và nhận về lợi nhuận hoặc thua lỗ[nếu có] của khoản đầu tư.

Tuy nhiên, ngay từ thời điểm bắt đầu vị thế, tốt nhất là bạn nên cài đặt sẵn các lệnh chốt lời/dừng lỗ và cắt lỗ dưới. Đây là những công cụ quản lý rủi ro được Mitrade cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư nhằm hạn chế những khoản thua lỗ lớn khi giao dịch ký quỹ.

So sánh giữa giao dịch sử dụng đòn bẩy và không đòn bẩy

Loại hình giao dịch

Sử dụng đòn bẩy

[Cổ phiếu phái sinh]

Không sử dụng đòn bẩy

[Cổ phiếu cơ sở]

Tên sản phẩm

Cổ phiếu INTC

Cổ phiếu INTC

Đòn bẩy tài chính

1:20[Mitrade]

1:1

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu

5%

100%

Giá thị trường

47,06$

47,06$

Khối lượng đầu tư

100 cổ phiếu

100 cổ phiếu

Vốn đầu tư cần có

236,05$[Mitrade]

4706$

Lợi nhuận

Cả hai chiều tăng/giảm giá

Chỉ có lợi nhuận khi cổ phiếu tăng giá

Giao Dịch Đòn Bẩy Chứng Khoán Ngay>>

Đây là một thắc mắc được rất nhiều trader mới quan tâm, và như những gì mà bảng so sánh trên đã thể hiện các bạn cũng đã thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa giao dịch sử dụng đòn bẩy và không đòn bẩy.

Với giao dịch sử dụng đòn bẩy, bạn được hưởng lợi nhờ tỷ lệ ký quỹ ban đầu thấp chỉ từ 5%, khi đó số vốn đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều so với giao dịch không sử dụng đòn bẩy.

Ngoài ra, giao dịch có đòn bẩy còn cho phép bạn mở vị thế bán khống để kiếm lợi nhuận khi giá cổ phiếu giảm. Trong khi đó, với giao dịch không đòn bẩy bạn chỉ có lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng.

Video liên quan

Chủ Đề