Biểu hiện của chó Poodle mang thai

Khi chó cưng giống cái của bạn đột nhiên lười biếng hơn một chút, ăn ít bữa hơn, có một chút uể oải đây có thể là một trong các dấu hiệu của việc mang thai

Khi chó cưng giống cái của bạn đột nhiên lười biếng hơn một chút, ăn ít bữa hơn, có một chút uể oải nhưng không phải dạng mệt mỏi của bệnh tật, đây có thể là một trong các dấu hiệu của việc mang thai. Và dù cho có các dấu hiệu đó nhưng cún vẫn vui vẻ khỏe mạnh thì khả năng cao bạn chuẩn bị được đón 1 đàn chút chít cực kỳ cute rồi!

Tuy nhiên một số triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tật, vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra mọi thay đổi rõ rệt về ngoại hình, cảm giác thèm ăn hoặc mức độ hoạt động. Để phân biệt một cách rõ ràng, chúng ra hãy điểm qua các dấu hiệu cần lưu ý.

1.1. Quan sát sự thay đổi vòng bụng của chó

Khi bào thai chó con lớn lên, bụng chó mẹ sẽ nở ra một cách hiển nhiên. Đây có thể là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về việc mang thai của chó, đặc biệt nếu chó của bạn không có lý do nào khác để tăng cân đột ngột như bệnh về hormone, tuyến giáp hay bị dư cân. Tuy nhiên, bụng to lên xảy ra tương đối muộn khi chó của bạn mang thai, có nghĩa là nếu bạn nhận thấy dấu hiệu này cùng với những dấu hiệu khác, thì đã điều kiện để đến lúc đưa chó đến bác sĩ thú y.

1.2. Quan sát sự thay đổi núm vú của chó

Bình thường núm vú của chó cái khá nhỏ, chỉ to hơn chó đực một chút, nhưng việc mang thai khiến núm vú của chúng phát triển mạnh về kích thước trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các quầng vú cũng trở nên hơi tròn so với độ phẳng thông thường. Bạn cũng có thể nhận thấy núm vú của chó chuyển sang màu đỏ sẫm hơn một chút so với bình thường, điều này cho thấy lưu lượng máu tăng lên. Sau khi đã mang thai, đôi khi núm vú của chó mẹ cũng có thể bị rỉ sữa.

2. Cách nhận biết chó có bầu qua hành vi

Có nhiều dấu hiệu về hành vi mà chúng ta có thể kể ra như sau:

  • Giảm hoạt động: Nếu chó cưng của bạn nhanh kiệt sức sau mỗi lần đi chơi, đi dạo, hoặc dành nhiều thời gian hơn để ngủ trưa, số lần ngủ trong ngày nhiều hơn bình thường, điều đó có thể cho thấy rằng nó đang mang thai. Đối với những con chó thường hoạt bát, sự sụt giảm này sẽ rất rõ ràng và cần được chủ nuôi theo dõi một cách nghiêm túc vì đó cũng có thể là những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Đối với những chú chó đã thích ngủ gật cả ngày, có thể khó nhận thấy sự sụt giảm cường độ hoạt động, lúc này, chúng ta hãy để ý đến thời gian cún cưng mất sức khi đi dạo, có thể bình thường chúng có thể đi 2 vòng quanh công viên, bây giờ mới đi được khoảng nửa vòng đã thấy thở gấp, trì kéo không muốn di chuyển…
  • Thay đổi về cảm giác thèm ăn: Sự thèm ăn của chó mang thai có thể dao động theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng con chó và giai đoạn mang thai của chúng. Đầu hoặc giữa thai kỳ, nó có thể ăn ít hơn hoặc thậm chí thỉnh thoảng bị nôn [tương đương với tình trạng ốm nghén]. Tuy nhiên, bé cũng có thể ăn nhiều hơn bình thường và không hài lòng với bữa ăn của mình. Những biến động này tương ứng với sự thay đổi hormone của chó.
  • Có những hành vi bất thường: khi cún cưng của bạn mang thai, nó có thể có những hành vi rất trái ngược với ngày thường, bé cún có thể tự dưng cần được thoải mái hơn, cần được quan tâm và vuốt ve nhiều hơn, kêu nhiều một cách khó hiểu…trái lại, với những bé cún ngày thường tình cảm thì khi mang thai lại tỏ ra lạnh lùng, hay cáu bẳn khi bị chú ý và muốn ở một mình nhiều hơn.
  • Cào đất làm tổ: hành vi này thường chỉ xảy ra ở vài tuần cuối của thai kỳ, khi đó bạn sẽ thấy chó có những hành vi như cào đất, cắn xé vải, giấy…mục đích trong tự nhiên của chúng là để lót ổ đẻ, những thứ này để cách ly với mặt đất, tránh việc mất nhiệt của đàn con mới sinh. Trong thời gian này bào thai đã lớn, việc gần sinh cũng khiến tử cung co thắt, gây khó chịu cho cún, chúng sẽ muốn cô lập nên hay cáu gắt, chủ nuôi nên để các bé được yên, tránh nhòm ngó nhiều và cho trẻ con tiếp xúc.

Thai kỳ của chó khá ngắn so với người, chỉ khoảng 2 tháng rưỡi, do đó việc phát hiện sớm sẽ giúp chủ nuôi chủ động hỗ trợ ca sinh nở được suôn sẻ và thoải mái, đảm bảo cho các chú cún con chút chít được sinh ra khỏe mạnh, không bị tình trạng “lót ổ” bằng chó con như ngày xưa. Thiếu thốn điều kiện nên chó mẹ đẻ quá nhiều thường một hoặc vài con con không thể sống sót chỉ vài giờ sau khi sinh, nhường chỗ lại cho những chú chó được sinh ra trước, chó mẹ khi thấy chó con chết cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý sau khi sinh. Một số bị trầm cảm và bỏ mặc cả đàn chó con. Đây là điều mà chúng ta không hề muốn, đúng không?

3. Cách nhận biết chó mang thai qua siêu âm

Ngày nay, kỹ thuật siêu âm đã đóng góp rất nhiều trong việc chẩn đoán và đặc biệt là chẩn đoán mang thai ở chó.

Việc xác nhận thai bằng siêu âm cho chó sớm nhất là vào ngày thứ 20 sau khi giao phối, tuy nhiên vẫn có khả năng không phát hiện thai ở giai đoạn sớm này. Sau ngày thứ 30, siêu âm sẽ cho ra kết quả chính xác hơn về việc mang thai, nhược điểm của nó là không đếm được chính xác số bào thai trong trường hợp cho mẹ mang nhiều thai, ưu điểm là chúng ta còn có thể nghe được tim thai của chó con.

Nếu may mắn chó của bạn mang thiên chức làm mẹ thì đó là một trải nghiệm tuyệt vời cho cả hai đấy.

Bạn đang nuôi chó Poodle mang thai? Vậy việc chăm sóc Chó Poodle sinh sản ít nhiều bạn cũng đã có những kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, để việc chăm sóc chó Poodle đang bầu đạt được kết quả tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Pet Mart nhé!

Những điểm cần lưu ý khi chó Poodle mang thai

Thời gian chó Poodle mang thai là 58 – 65 ngày. Nhưng chỉ sau 1 tháng có thai, bạn có thể nhìn ra được bụng của chúng lồi ra, ngực sưng lên. Chó Poodle có tính cách rất sôi nổi nên sau khi xác nhận chó có thai, phải tránh hoạt động mạnh, tránh bị sảy.

Đối với tất cả các loài động vật, mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm nhất. Chó Poodle cũng vậy, đây là loại chó có hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa kém. Giai đoạn có thai, chó Poodle mẹ ăn nhiều ngủ nhiều. Thể trọng không ngừng tăng lên, vận động ít. Ngày thường có thể lựa chọn đi bộ ở nơi bằng phẳng để giữ cơ thể chúng ở trạng thái tốt nhất. Thời gian chó Poodle mang thai đi tiểu sẽ càng thường xuyên hơn. Chúng ta cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý dắt nó ra ngoài. Đồng thời, phải quan tâm đến việc ăn uống, chăm sóc, vận động…

Đặc biệt trước khi chờ sinh, càng phải quan sát tình hình chó mẹ mỗi ngày. Chuẩn bị hộp để chó sinh. Nếu độ ấm quá thấp, tốt nhất nên sử dụng thiết bị giữ ấm. Chó Poodle sinh sản cần môi trường yên tĩnh, ánh đèn ảm đạm, không dễ bị làm phiền. Đệm lót giường phải khô ráo mà dày, chuẩn bị hai tấm để có thể thay đổi, thuận tiện tiến hành sát khuẩn tiêu độc. Có thể cạo bớt lông nếu ảnh hưởng đến việc sinh sản của chó Poodle và cũng để chó con dễ tìm được núm vú của mẹ bú sữa.

Cách chăm sóc chó Poodle sinh sản

Sau thời gian phối giống xong khoảng 15 ngày đầu chó Poodle mẹ thường hay lười ăn, ể oải, hay ngủ. Đây có thể gọi là giai đoạn ốm nghén của chó Poodle sinh sản. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, và nó không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của chó mẹ nên các bạn đừng có lo lắng quá. Trong tháng đầu thì cứ cho chó mẹ ăn bình thường như cách bạn cho nó ăn trước kia.

Thường thì ở tất cả các giống chó mang thai thực sự phát triển mạnh nhất là trong giai đoạn sau khoảng 1 tháng khi phối giống lần đầu. Và nếu chúng ta không đi siêu âm cho chó thì nhìn mắt thường cũng khó có thể biết rằng chó cái đã có bầu hay chưa trong khoảng thời gian này. Đến tháng thứ 2, giai đoạn mà các thai nhi chó cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng, vitamin và các chất khoáng cần thiết để phát triển. Bạn nên lưu ý Bổ xung canxi cho chó mẹ, vitamin để tránh trường hợp sinh bị tụt canxi. Có nhiều chó mẹ cho chó con bú bị tụt canxi dẫn tới hiện tượng co giật.

Cho chó mẹ uống sữa dành riêng cho chó hoặc sữa bà bầu hoặc cho uống sữa Dê, chuyên dành cho chó Poodle sinh sản. Thêm vào đó bạn bổ sung cho chó mẹ ăn thêm các chất như thịt, rau củ quả.

Chế độ tập luyện cho chó Poodle mang thai

Việc tập luyện và vận động giúp chó Poodle mẹ khỏe mạnh hơn. Giúp kích thích hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu nhanh hơn, chính vì thế chó sẽ ăn khỏe hơn. Hàng ngày cho chó mẹ đi dạo nhẹ nhàng cho dễ sinh đẻ. Nên nhớ là chỉ dạo bộ nhẹ nhàng thôi nhé. Nếu chăm sóc quá sẽ bị béo, đẻ khó và dẫn tới phải mổ thì rất phiền mà hơn nữa về sau này, chó mẹ sinh đẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều cá thể chó Poodle sinh sản đẻ mổ lần đầu về sau không thể sinh đẻ được nữa.

Tránh để chó Poodle bị sảy thai hoặc đẻ non

Để tránh những điều đáng tiếc có thể sảy ra như việc chó Poodle mẹ đẻ non, hay chó bị sảy thai. Thì các bạn lưu ý một số những điểm sau đây khi mang thai:

  1. Do phối giống ngay lần động dục đầu tiên, cơ thể chó mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh.
  2. Phối giống đồng huyết, cận huyết.
  3. Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc không tốt.
  4. Các stress bất lợi về tâm lý hoặc thời tiết khí hậu quá nóng bức ngột ngạt do vận chuyển đường dài hoặc chuyển nhà.
  5. Giảm sức đề kháng, chó mắc các bệnh truyền nhiễm do virus: Parvo , Care , viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm. Các bệnh do vi trùng: Sảy thai truyền nhiễm Brucellosis, Lepto…
  6. Tránh chạy nhảy nhiều.

Chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ?

Nếu bạn định đỡ đẻ, tốt nhất tìm hiểu một vài kiến thức thông thường trước. Nhờ người chuyên đỡ đẻ chó Poodle sinh sản hỗ trợ. Phải chuẩn bị tốt tinh thần để xử lý quá trình sinh sản, chăm sóc chó con.

Trước khi sinh, chó mẹ sẽ không muốn ăn. Sẽ tìm hộp để chó sinh, lo lắng không yên. Có thể nhìn ra được biểu hiện đau từng cơn. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống. Vậy, chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ? Thời gian sinh có thể vào buổi tối, chó mẹ thường sẽ cắn vỡ màng ối và cắn đứt dây rốn của chó con, rồi liếm khắp cơ thể chó con. Chó con từ lúc ra đời sẽ tìm đến đầu vú của chó mẹ để bú sữa. Bạn phải quan sát ở bên cạnh, khi cần thiết có thể giúp chó mẹ sinh.

Thời gian chó mẹ sinh khoảng 3 – 4 tiếng. Mỗi bé chó con sẽ cách khoảng 10- 30 phút. Nếu bé Poodle nhỏ đầu tiên có thể thuận lợi ra đời, những bé tiếp theo sẽ ít xảy ra tình huống bất ngờ. Một vài chó mẹ sẽ “ăn” hoặc đè ép chó Poodle nhỏ do đó phải có người giám sát, để có thể ngăn cản kịp thời.

5 tiêu chí chăm sóc chó Poodle mới đẻ khỏe mạnh

Làm gì khi chó Poodle không đẻ được?

Nếu qua 12 tiếng, vẫn còn chó con ở trong bụng mẹ. Phải kịp thời đưa chúng đến bệnh viện thú y, để bác sĩ thú y quyết định tiêm thuốc thúc đẩy tiếp tục sinh. Hay là tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật phải gây tê toàn thân, có tính nguy hiểm. Vì thế kiến nghị nên bảo đảm sức khỏe của chó mẹ là trên hết. Nếu xuất hiện tình trạng khó sinh hoặc xuất huyết. Phải lập tức liên hệ với bác sĩ, đề phòng bất trắc. Bây giờ thì bạn biết chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ rồi chứ? Chúc bạn và cún cưng luôn khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề