Bùi tín thảo đơn cho dương văn minh đầu hàng năm 2024

Nhân viên đài trốn hết, thấy ông Minh, một số sinh viên, thanh niên xuống đường theo vào. Tôi đã nhờ các anh đi tìm nhân viên đài về làm việc.

Tôi và ông Minh ngồi trên chiếc ghế dài trong phòng khách. Ông Minh ngồi im lặng, mắt lim dim. Tôi cũng rất mệt do nhiều đêm mất ngủ, ngồi yên là mắt díu lại và giấc ngủ khó cưỡng lại được. Một chuỗi suy nghĩ ập đến: khi tôi và anh Tài [lữ trưởng] bước lên tiền sảnh thì Phạm Duy Đô từ trong tòa nhà chạy ra báo cáo: cả nội các lẫn tổng thống đều có bên trong mời các thủ trưởng vào giải quyết. [Đô là đại đội trưởng đặc công đã hoàn thành giữ cầu xa lộ sông Đồng Nai].

Khi chúng tôi bước vào, ông Minh đứng dậy và nói: Chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao. Một phản ứng tự nhiên tôi đáp: Các ông còn gì để mà giao, chỉ có đầu hàng không điều kiện. Sau đó, tôi quay sang ông Minh và nói: Anh tuyên bố đầu hàng là phải nói theo những điều kiện của chúng tôi. Ông Minh đáp: Ông muốn những điều kiện nào xin ghi cho. Sẵn tập pơ-luya xanh nhạt trên bàn tôi lấy một tờ và rút bút ra. Chỉ hơn một phút là tôi đã thảo xong. Ông Minh vừa xem vừa suy nghĩ, cuối cùng ông đề nghị bỏ hai chữ “tổng thống”. Qua tranh luận, ông phải chấp thuận giữ nguyên. Tôi nói đây là bản thảo của tôi còn lời tuyên bố đầu hàng thì phải tự tay ông chép lại.

Trong khi ông Minh chép, tôi lại suy nghĩ tiếp: có kẻ đầu hàng thì phải có người chấp nhận sự đầu hàng ấy, nếu không có thể có người lầm tưởng ông Minh có thiện chí đơn phương đầu hàng, họ có biết đâu rằng quân giải phóng đã dùng cả lữ đoàn xe tăng đánh chiếm phủ tổng thống mới buộc được tổng thống đầu hàng. Tôi lấy tờ pơ-luya khác thảo lời chấp nhận đầu hàng. Thảo xong tôi thấy thiếu một ý quan trọng là phải tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được hoàn toàn giải phóng. Tôi gạch ngay đoạn trên và thảo lại.

Khi về đơn vị được anh em cho biết có một cán bộ cấp cao phê phán việc tôi đưa ông Minh ra khỏi dinh Độc Lập. Tôi nghĩ, tôi làm theo lời dặn thêm của Thiếu tướng Tư lệnh quân đoàn Nguyễn Hữu An khi giao nhiệm vụ: chiếm xong dinh, đồng chí Tài phải bố trí phòng quân địch phản kích từ bên ngoài, đồng chí Tùng giải quyết công việc trong dinh khi chúng tôi chưa vào kịp. Cục Chính trị quân đoàn lấy ngay hai bản thảo, lục tìm mãi mới thấy chúng bị vo tròn lại trong túi quần.

Ngày 3-5, tại cuộc họp quân chính ở quân đoàn, bắt đầu cuộc họp, thủ trưởng An nói: Hôm nay giải oan cho đồng chí Tùng [có thể anh nói vui vì tôi bị phê phán tại dinh Độc Lập]. Hôm qua tôi họp ở Bộ chỉ huy chiến dịch. Anh Thọ, anh Hùng rất khen đồng chí Tùng thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh chính xác và đọc lời chấp nhận giọng dõng dạc của người chiến thắng. Qua tôi, các anh gởi lời khen đồng chí Tùng. Cả cuộc họp vỗ tay đồng tình.

Ngày 17-5, tại phòng khánh tiết dinh Thống Nhất [dinh Độc Lập cũ] đại biểu đại diện năm cánh quân đón Bác Tôn vào thăm, tôi được Đại tướng Văn Tiến Dũng cử thay mặt cán bộ, chiến sĩ nhận vòng tay và cái hôn của Bác. Cúi xuống nhận cái hôn của Bác mà nước mắt tôi chảy nhòa sang má Bác vì quá xúc động. Trong cuộc chiến này đã có hàng ngàn người trở thành liệt sĩ và biết bao anh hùng. Họ mới xứng đáng nhận cái hôn của Chủ tịch nước. Với tôi, việc làm của mình chỉ là trách nhiệm của người cán bộ chính trị quân đội bình thường…

Ông Bùi Tín nói ông là người trong hình mang mũ, tay cầm cuộn bản đồ đứng nhận sự đầu hàng của TT Dương Văn Minh

Lễ kỷ niệm 30 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam cũng là lúc nhìn lại các những điều được nói và viết về diễn biến bên trong Dinh Độc Lập vào ngày lịch sử đó.

Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về giờ phút quân cách mạng tiếp quản sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn và nhiều chi tiết khác.

Điều chắc chắn là sáng ngày 30 tháng Tư 1975, các xe tăng mang cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, dù các bộ đội đa số là người từ miền Bắc vào, đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập và sau đó, lễ bàn giao diễn ra trong Dinh. Người đứng đầu phía chính quyền Sài Gòn là Tổng thống Dương Văn Minh.

Các tài liệu của Việt Nam trong nhiều năm và các sách nước ngoài ghi rằng người tiếp nhận sự bàn giao từ tay Đại tướng Dương Văn Minh là đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Tín.

Nhưng cũng có các nguồn tin báo chí Việt Nam, chủ yếu về sau này, nhất là sau khi ông Bùi Tín đã ở lại Pháp và trở thành một nhân vật bất đồng chính kiến với đảng Cộng sản Việt Nam, lại nhấn mạnh đến vai trò của trung tá Bùi Văn Tùng trong những giờ lịch sử tại Dinh Độc Lập.

Còn một bài trên tờ Vietnam Net năm 2000 thì người gặp tướng Minh để tiếp quản sự đầu hàng lại là ông Phạm Xuân Thệ [xem link trang bên].

Lời kể của ông Bùi Tín

Theo lời kể cho ông Bùi Tín, hiện sống tại Paris, cho đài BBC ngày 29.04.2005 thì ông là người nhận sự bàn giao của tướng Minh. Theo những gì ông Bùi Tín nhớ lại, ông khi đó mang hàm đại tá và là phó Tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân. Ông vào Dinh Độc Lập đúng 12 giờ trưa giờ Sài Gòn [thời đó còn chênh giờ Hà Nội một tiếng] và đi cùng với trung tá Nguyễn Trần Thiết, biên tập viên phòng Quân sự của báo.

Hai sỹ quan khác mang hàm trung tá là ông Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn 203, và Nguyễn Văn Hân, trưởng ban bảo vệ quân đoàn 2. Ông Tín nói trung tá Hân có mang theo bản đồ và được lệnh xác định vị trí để vào chiếm năm mục tiêu cơ bản là Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Sài Gòn, Nha Cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất. Các mục tiêu khác được tư lệnh quân giải phóng cho là không quan trọng bằng.

Theo ông Bùi Tín, nội các của đại tướng Dương Văn Minh ngồi đợi trong một phòng lớn. Các quân nhân cách mạng gồm cả sỹ quan và bộ đội đã đến nhưng không vào phòng. Chỉ có trung tá Nguyễn Văn Hân, vào phòng nói rằng ‘Sẽ có đại diện quân giải phóng vào gặp các ông’. Sau đó, vẫn theo đại tá Bùi Tín thì ông được hai trung tá Hân và Tùng hai lần nói ông ra nhận sự đầu hàng. Ban đầu ông Tín nói ‘Tôi làm báo, có trách nhiệm gì đâu’ nhưng sau cảm thấy để nội các của ông Dương Văn Minh ngồi đợi quá lâu nên đã bước vào. Mặt khác, vì mang hàm đại tá, ông thuộc hàng cán bộ cao cấp của quân đội cộng sản, trong khi những người còn lại chỉ mang làm trung tá.

Ông nói khi vào phòng ông vẫn đội mũ cát, đeo túi, tay cầm một cuộn bản đồ Sài Gòn mà ông giải thích trên bức ảnh có màu trắng [xem ảnh bên]. TT Dương Văn Minh đứng chắp tay phía trước và tiến lên một bước, bên cạnh là phó TT Nguyễn Văn Huyền, người gầy yếu. Ông Tín nói ông nhận ra ông Minh ngay vì vóc người cao lớn.

Cựu đại tá Bùi Tín nay sống tại Paris, Pháp

Khi nghe câu ‘Chúng tôi đợi quý ông từ sáng, đặng chuyển giao chính quyền’ thì ông Tín bật nói: ‘Các ông còn gì nữa mà bàn giao. Người ta không thể chuyển cái gì không có trong tay’. Nghe vậy, tướng Minh và các thành viên nội các có vẻ mặt rất buồn. Ông Bùi Tín nhớ lại rằng ông thấy thế nên nghĩ rằng cần ‘động viên’ họ một chút và bảo: ‘Hôm nay là ngày vui lớn của dân tộc, nếu các công còn tin thần dân tộc thì phải coi đây là ngày vui…’.

Nghe vậy, cả ông Minh và các thành viên chính phủ vui hẳn lên và ông Tín mời họ ngồi xuống trò chuyện. Giờ phút ấy, vẫn theo đại tá Bùi Tín, có các phóng viên nước ngoài như Ý, Úc chứng kiến, còn bức ảnh chụp ông đứng trước ông Dương Văn Minh lại do phóng viên báo Giải Phóng chụp. Sau đó, trung tá Bùi Văn Tùng đưa TT Dương Văn Minh ra đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng.

Câu chuyện về đại tá Bùi Tín tình cờ nhận vai trò tiếp quản chính quyền Sài Gòn tại Dinh Độc Lập được các nguồn tin Việt Nam và nước ngoài ghi nhận. Trong các nguồn nổi tiếng nhất có cuốn ‘Vietnam: A History của Stanley Karnow, một nhà báo Mỹ nổi tiếng từ thời chiến tranh Việt Nam.

Lời kể của ông Bùi Văn Tùng

Thế nhưng từ khoảng năm 2000 lại có các nguồn tin từ Việt Nam nói rằng nhân vật đó là trung tá Bùi Văn Tùng. Theo bản tin của AFP đánh đi từ TPHCM ngày 29 tháng Tư 2000 thì ông Tùng cho AFP biết chính ông mới là người tiếp quản chính quyền Sài Gòn tại Dinh Độc Lập ngày 30 tháng Tư 1975 từ tay TT Dương Văn Minh.

Ông Tùng còn lên án việc ông Tín trở thành người phê phán đảng Cộng sản Việt Nam. AFP có vẻ như không tin câu chuyện của ông Bùi Văn Tùng, khi ấy đã là đại tá, nên chạy tựa cho bản tin là ‘Việt Nam viết lại lịch sử để bác bỏ vai trò của một nhân vật bất đồng chính kiến [nguyên văn tiếng Pháp: Le Vietnam réécrit son histoire pour nier le rôle d'un dissident].

Tuy vậy, có một số báo khác ở Việt Nam cho đến 2001 vẫn viết không thay đổi về vai trò của ông Bùi Tín. Bản tin của VnExpress ngày 08.08. 2001 [có chữ trích theo The Star và Reuters] về cái chết của cựu tổng thống Dương Văn Minh tại California rằng 'Trưa ngày 30/4/1975, tại Dinh Độc lập, ông Dương Văn Minh gặp đại tá Bùi Tín, khi đó là phó tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam'.

Vẫn theo VnExpress, Vị tổng thống thất thế uể oải: “Tôi đã đợi từ lâu để chuyển giao quyền lực cho ông”. Đáp lại, Bùi Tín nhấn mạnh: “Không có vấn đề chuyển giao quyền lực ở đây. Chế độ của ông đã sụp đổ. Người ta không thể chuyển giao cái mà người ta không có được”. Tướng Minh đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và ngay lập tức lên đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố chính thức.

Nhưng gần đây thì vẫ́n theo các báo Việt Nam không thấy đại tá Bùi Văn Tùng nói đến việc ông tiếp nhận sự đầu hàng của TT Dương Văn Minh. Trong bài viết về ông đăng trên trang điện tử báo Tuổi Trẻ ngày 23.03.2005 người ta mô tả ông như sau:

Người lính tóc bạc phơ vẫn điềm tĩnh ngồi trên xe lăn, kể lại câu chuyện về phút lịch sử 30-4-1975:

Tôi thảo cho ông Dương Văn Minh lời đầu hàng. Sau khi ông đọc xong thì tôi đọc lời tuyên bố: Chúng tôi đại diện lực lượng quân giải phóng miền Nam VN long trọng tuyên bố TP Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn...

Chủ Đề