Cà pháo muối bao nhiêu calo

Từ xa xưa tới nay thì cà pháo là món ăn được sử dụng nhiều trong mỗi mâm cơm gia đình ở Việt nam. Những ngày nắng nóng khiến con người ta cảm giác khó ăn uống thì 1 bữa ăn cơm canh cà pháo thì quá tuyệt cú mèo phải không nào. Tuy vậy vẫn có nhiều người thắc mắc là trong Cà pháo bao nhiêu calo? Cũng như những tác dụng khác của quả cà pháo đối với sức khoẻ của con người là như thế nào?

Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây với Dây ngũ sắc tập gym để có được câu trả lời nhanh chóng nào.

Cà pháo bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng trong cà pháo

Trong 1 cà pháo thì chứa tới 20 calo. Ngoài ra, cà pháo còn chứa những thành phần dinh dưỡng khác như :

  • Đạm 1.5 g
  • Tinh bột 3.6 g
  • Tro 800 mg
  • Canxi 12 mg
  • Kali 0g
  • Sắt 700 mcg
  • Nước 92.5 g
  • Chất béo 0g
  • Chất x 1.6 g
  • Cholesterol 0g
  • Phốt pho 16 mg
  • Natri 0g
  • Carotin 20 mcg
  • Tỉ lệ thải bỏ 10 g
  • Vitamin C 3 mg
  • Vitamin PP 500 mg
  • Vitamin A 0g
  • Vitamin B1 0g
  • Vitamin B2 0g

Tìm hiểu thêm về cà pháo

  • Trong Đông y thì cà pháo có vị khá ngọt, tác dụng là tán huyết, tiêu viêm cũng như chỉ thống, nhuận trạng, lợi tiểu và trừ hòn cục ở trong bụng, ho lao.
  • Trong Đông y thì quả cà pháo có tên gọi khác là di tử hay giả từ  ải qua.
  • Ngoài tên gọi cà pháo thì tuỳ theo vùng miền cà pháo còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cà ghém, cà pháo, cà muối, cà gài hoa trắng.
  • Cà pháo với tên khoa học đó là Solanum torum. Đây là cây nhỏ, lá xử thuỳ nông, có gai. Hoa thì màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Các cây đều có thể dùng làm thuốc.

Công dụng của quả cà pháo

Quả cà pháo với rất nhiều công dụng khác nhau, có thể kể tới như :

  • Trị đại tiện ra máu, tiểu ra máu, ói ra máu : phơi cà pháo khô, sau đó nướng cháy, nghiền thành bột để uống, hiệu quả rất tốt.
  • Trị đại, tiểu tiện gây chảy máu : sao cà pháo vàng lên, tán mịn, mỗi lần tầm 8g, hoà với nước, dấm loãng để uống, ngày uống 3 lần, dùng rễ hoặc cây cà khô 40g sắc uống lên.
  • Trị ăn uống kém : Nấu cà tươi với các thực phẩm như tía tô, thịt lợn, hành tỏi,  trong nhiều ngày giúp bạn cải thiện khả năng ăn uống kém  khó tiêu,
  • Trị chứng khó tiểu : dùng lá của cà pháo và cành lá của cây đơn buốt để hãm và uống.
  • Trị các bệnh liên quan tới đau răng và viêm lợi : những quả cà muối lâu năm, đốt tồn tính, xát than này vào răng và lợi.
  • Trị các chứng mụn nhọt : Dùng trái cà pháo tươi giã nát, cho 1 ít đường đắp vào chỗ đau để chống sưng và giảm đau.
  • Trị sâu bọ đốt, kiến cắn độc : Dùng trái cà pháo tươi, giã nát đắp và để chống sưng và không làm mủ.
  • Trị chân tay bị nứt nẻ mùa đông : Sử dụng cây và dễ khô nấu nước lên ngâm rửa.
  • Trị lở loét : Dùng tai quả cà nấu uống.
  • Trị ong đốt, nứt kẽ chân,  : Giã nát quả cà với lá lốt, lấy nước bôi
  • Ở những vùng bị bão lụt thì người ta hay dùng cà pháo mặn để làm thực phẩm dự trữ.

Lưu ý:

  • Theo đông y thì cà pháo vốn có tính hàn nên người nào hư hàn, thận thì tốt nhất nên kiêng. Ăn kèm với các gia vị có tính ôn hoà như tỏi, ớt, sả người mới đau dậy.
  • Những người suy nhược cơ thể không nên ăn cà.
  • Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc.
  • Người bị bệnh liên quan tới nhãn áp, tốt nhất cũng không nên dùng.

Lời kết

Trên đây là bài viết Cà pháo bao nhiêu calo? Những điều cần biết về cà pháo? Hi vọng qua bài viết dưới đây đã giúp ích cho các bạn trong việc sử dụng cà pháo trong bữa ăn hàng ngày trong gia đình mình rồi nhé.

5        /        5        [        1                    bình chọn                ]

Chủ Đề