Các hoạt động hỗ trợ danh cho sinh viên khởi nghiệp tại các trường Đại học gồm có những nội dung gì

Whitney Johnson đã từng có bài báo trên tạp chí Harvard Business Review với tựa đề: “Why Today’s Teens are more entrepreneurial than their parents.” Trong bài báo này, Johnson đã viết rằng các thiếu niên thế hệ Z không còn làm những công việc truyền thống như trước. Bà cho rằng hơn 70% tự làm chủ nghề nghiệp của mình, trong khi chỉ 12% làm các công việc truyền thống. Con đường mà các thế hệ trước đi theo trong thời niên thiếu không còn được áp dụng nữa. Thế hệ trẻ ngày nay ít người làm ở các nhà hàng, siêu thị hơn trước.

Ngày nay, giới trẻ thường tự mở ra dịch vụ trông trẻ, bán hàng qua Instagram, mở các shop trên eBay hoặc lập nghiệp chung với ba mẹ. Họ cũng có thể trở thành những giáo viên, từ dạy nhạc online đến dạy kèm cho các bạn khác. Bằng cách sử dụng các tài nguyên số để thành lập các doanh nghiệp nhỏ, thế hệ trẻ ngày nay có thể có một khởi đầu thuận lợi trên con đường nghề nghiệp sau này.

“Liệu học đại học có còn cần thiết?”

Theo một nghiên cứu tại Đại học Northeastern, thế hệ trẻ vẫn tin rằng đại học là cần thiết. Có 8 trong số 10 người làm khảo sát tin rằng đại học là rất quan trọng để hiện thực hóa ước mơ và 2/3 nghĩ rằng số tiền bỏ ra là xứng đáng.

Thêm vào đó, 63% người làm khảo sát tin rằng các kĩ năng lập nghiệp nên được dạy ở đại học, và họ nghĩ rằng sinh viên nên được phép xây dựng chương trình học của riêng mình. Mặc các cơ hội lập nghiệp lúc nào cũng ở chung quanh ta, có rất ít trường đại học dạy các kĩ năng này.

Nếu bạn đang tìm các trường có chương trình lập nghiệp, sau đây là 04 trường đại học cho sinh viên cơ hội được học và phát triển trong môi trường chuyên nghiệp:

1. Tên trường: Univesity of Dayton

  • Học phí: 41.750 $ một năm và hơn 94% nhận hỗ trợ tài chính
  • Chương trình học: Cử nhân Khởi nghiệp được Princeton Review đánh giá nằm trong top 25 trong suốt 11 năm chương trình ra đời. Sinh viên không cần phải đợi đến khi tốt nghiệp mới có thể trở thành CEO. Trong năm thứ 2, sinh viên có thể học và mở một doanh nghiệp nhỏ với 5.000$ vốn
  • Điểm tốt của chương trình: Chương trình là một trải nghiệm thực tế. Trường cung cấp các cuộc thi lớn trong cả nước với 100.000$ giải thường tiền mặt và 150.000$ hỗ trợ lập nghiệp. Ngoài ra, cuộc thi Flyer Enterprises là cuộc thi kinh doanh lớn thứ 4 trong cả nước. Và trong một thập kỉ vừa qua, sinh viên tốt nghiệp từ trường đã thành lập 57 công ty và đóng góp hơn 13 triệu đô vào quỹ nhà trường.

2. Tên trường: Babson College và F.W. Olin Graduate School at Babson College

Trường Babson luôn là trường nằm trong top các trường về khởi nghiệp trên thế giới. U.S. News & World Report xếp hạng trường là trường đại học số 1 cho lập nghiệp 21 năm liên tục và điều này cũng đúng ở bậc cao học.

PayScale cũng xếp chương trình cử nhân của trường là chương trình tốt nhất trong các trường tư. Chương trình Blended Learning của trường nằm trong top 10 Chương trình Online MBA trên thế giới bởi tạp chí Financial Times.

Chương trình tập trung đào tạo những nhà khởi nghiệp tài năng và các nhà lãnh đạo tạo nên những giá trị kinh tế và xã hội. Babson được công nhận toàn cầu là trường có phương pháp dạy Entrepreneurial Thought & Action [ET&A] độc đáo bằng cách dạy sinh viên cách cân bằng hành động, thử nghiệm và sáng tạo với kiến thức kinh doanh vững vàng và kĩ năng phân tích rạch ròi để tạo nên các giá trị kinh tế và xã hội.

  • Học phí: Học phí hằng năm là 49.664$. Học phí chương trình thạc sĩ là 51.540$.
  • Chương trình: Trường có chương trình cử nhân và thạc sĩ
    • Chương trình cử nhân: Bằng cử nhân kinh doanh của trường có 27 chuyên ngành. Chuyên ngành khởi nghiệp tập trung vào khởi nghiệp cũng như công nghệ và thiết kế. Bất kể chuyên ngành nào, sinh viên vẫn phải học môn cơ bản quản lí và khởi nghiệp [FME]. Khoá FME là một môn học kéo dài cả năng nhằm nâng cao kiến thức về thế giới kinh doanh. Sinh viên sẽ được chia thành nhóm và bắt đầu khởi nghiệp với quỹ từ Babson. Lợi nhuận sẽ đi đến các tổ chức từ thiện theo lựa chọn của sinh viên.
    • Chương trình thạc sĩ: Chương trình Thạc sĩ Khởi nghiệp [MSEL] là chương trình dài 9 tháng nhằm chuẩn bị cho sinh viên kiến thức làm việc trong thực tế với sự tự tin, sáng tạo và chú trọng đến các trách nhiệm kinh tế và xã hội.

3. Tên trường: Miami University

  • Chương trình học: Nằm trong top 25 chín năm liền, chương trình khởi nghiệp của trường Miami’s Entrepreneurship Program gồm nhiều ngành lớn nhỏ.
  • Điểm sáng của chương trình học:
    • Có các cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên
    • Cơ hội được chỉ đạo bởi các nhà khởi nghiệp
    • Các cơ hội kết nối khởi nghiệp ngoài trường
    • Chương trình quốc tế với cơ hội khởi nghiệp của nhiều lĩnh vực đang phát triển
    • Chương trình thực tập ở Thung Lũng Silicon
    • Chương trình xã hội

Ngoài các giải thưởng ở trên, Chương trình Khởi nghiệp của trường ngày càng lớn mạnh trong vòng 5 năm qua và là chương trình thứ 3 trên cả nước về công nghệ. Những ai muốn có một môi trường khởi nghiệp rất thích hợp với nơi đây, bởi đây có một cộng đồng 250 người chuyên về khởi nghiệp.

Cũng có rất nhiều sinh viên thành công từ chương trình này – sinh viên có các cơ hội thực tập ở các start-up khắp nơi, bao gồm Cincinnati, Chicago và San Francisco. Ngoài ra chương trình còn thành lập Quỹ Redhawk Ventures [RV], một trong số ít các quỹ vốn khởi nghiệp trên cả nước. Quỹ đầu tư đến 25.000$ vào tài sản của trường để lựa chọn các doanh nghiệp của sinh viên, và thành viên của RV có cơi hội tìm vốn đầu tư dự án.

4. Tên trường: Ohio Wesleyan University

  • Học phí: Học phí 2018-2019 là 45.500$. Học phí giống nhau với tất cả sinh viên.
  • Chương trình học: Chương trình The Woltemade Center for Economics, Business and Entrepreneurship nhằm nâng cao kiến thức học thuật và tạo ra các cơ hội trong thế giới thực cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai.
  • Điểm sáng của chương trình: Trường Ohio Wesleyan có truyền thống về khởi nghiệp. Chẳng hạn sinh viên nhà trường có thể tự viết các đề xuất nghiên cứu đến quỹ của trường để có thể nghiên cứu các vấn đề trên thế giới. [Sinh viên gần đây thường đi đến Úc với nhân viên nhà trường để nghiên cứu về tài chính quốc tế và đến Pháp để nghiên cứu về ảnh hưởng của thị trường địa phương].

Ohio Wesleyan cũng cung cấp các học bổng cho việc khởi nghiệp. Trong đó bao gồm Học bổng Corns Business and Entrepreneurial Scholars và Latham Entrepreneurial Scholars Program, giúp sinh viên học được các kĩ năng thực tế để thực hiện ý tưởng, kiên trì cố gắng và xây dựng một cộng đồng để hỗ trợ.

Theo tạp chí Forbees, Ohio Wesleyan nằm trong top 17 các trường đại học khởi nghiệp năm 2015.

Người dịch: Nguyễn Hữu Hoàng Hải

Nguồn: Forbes

Năm 2015, Đài Loan đứng đầu châu Á và đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về chỉ số GEI. [GEI là chỉ số khởi nghiệp toàn cầu đo lường chất lượng và quy mô của quá trình khởi nghiệp kinh doanh ở 130 quốc gia trên thế giới với mục đích để xây dựng hệ sinh thái thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh].

Để có được vị trí này, Chính phủ Đài Loan đã có những hỗ trợ thông qua các trung tâm ươm tạo [ICs]. Các ICs là đơn vị tổ chức các chương trình đào tạo khởi nghiệp và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Từ năm 1996 đến 2015, Đài Loan có 140 ICs và 81% trong số đó thuộc về các trường đại học.

Nguồn: LinkedIn

Điểm mạnh của các ICs thuộc các trường đại học là thế mạnh về chuyên môn trong ngành đào tạo với các chuyên gia đầu ngành, đồng thời là sự phù hợp với đặc thù từng vùng, địa phương.

Hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp tại trường đại học của Đài Loan thông qua ba nội dung chính: ươm tạo; cung cấp kiến thức và cung cấp thông tin; hỗ trợ tài chính. Chúng ta cùng tìm hiểu về hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp của các ICs trong trường đại học của Đài Loan qua ba nội dung sau:

Cách xây dựng và tổ chức vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học

Mục tiêu thành lập các ICs trong trường đại học không chỉ là nơi ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp được sáng lập bởi các nhà nghiên cứu, sinh viên trong trường, mà còn có thể ươm tạo doanh nghiệp của các nhà khởi nghiệp từ bên ngoài. Sau khi các trung tâm này phát triển hoàn chỉnh, các ICs sẽ thực hiện hai chức năng chính là: quản lý về sở hữu trí tuệ - chuyển giao công nghệ và huấn luyện khởi nghiệp.

Nội dung về huấn luyện tăng tốc khởi nghiệp [accelerator] thường là các khóa ngắn hạn [khoảng sáu tháng – một năm] gồm các cấu phần về huấn luyện [mentoring], hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư và xin kinh phí tài trợ [funding], mở rộng mạng lưới quan hệ của doanh nghiệp [networking]. Nội dung ươm tạo [incubator] là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện hơn, từ quy trình thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp, tới quảng bá và thâm nhập thị trường.

Thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Đài Loan. Nguồn: Programs — Taiwan Startup Stadium [TSS]

Cơ sở vật chất phục vụ cho các ICs trong trường đại học thường không nhiều. Yêu cầu về không gian thường khoảng trên dưới 200m2, được chia thành hai cấu phần: 1/ Không gian dành cho các doanh nghiệp được huấn luyện tăng tốc khởi nghiệp trong khoảng thời gian sáu tháng – một năm, với số lượng doanh nghiệp được huấn luyện khoảng 20-30, diện tích dành cho mỗi doanh nghiệp thường tương đương với một bàn làm việc; 2/ Không gian dành cho các doanh nghiệp được ươm tạo trong khoảng thời gian ba năm, với số lượng doanh nghiệp ươm tạo khoảng dưới 10 doanh nghiệp, diện tích cho mỗi doanh nghiệp thường dưới 10m2.

Bộ máy nhân sự của một ICs thường khoảng 10 người. Tuy nhiên, các ICs đều có sự cộng tác của các chuyên gia ươm tạo khởi nghiệp từ bên ngoài. Bên cạnh đó, các ICs trong trường đại học có thể huy động nguồn lực sinh viên tình nguyện cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hoặc thực tập ngay trong các doanh nghiệp này.

Khi mới thành lập, nếu chưa sẵn có nguồn nhân lực cơ hữu có chuyên môn sâu về tư vấn khởi nghiệp, các ICs trong trường đại học tại Đài Loan thường chỉ khởi đầu với các dịch vụ cơ bản về môi giới [như môi giới chuyển giao công nghệ của trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp], tổ chức các lớp huấn luyện khởi nghiệp bằng cách mời chuyên gia tình nguyện từ bên ngoài, và cho doanh nghiệp khởi nghiệp thuê văn phòng.

Sau quá trình một vài năm hoạt động, các ICs bắt đầu tích lũy nguồn nhân lực cơ hữu có năng lực cao hơn, đồng thời đã thâm nhập sâu hơn vào mạng lưới các nhà đầu tư để có nhiều thông tin hơn về các ngành công nghiệp. Từ đó, ICs có thể cung cấp những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp khởi nghiệp được ươm tạo. Ví dụ như tư vấn giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh và chiến lược thâm nhập thị trường, tổ chức xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tìm kiếm nhân sự chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp, v.v.

Cuối cùng, khi đã có đầy đủ thực lực, các ICs trong trường đại học bắt đầu tham gia vào các mạng lưới ươm tạo khởi nghiệp quốc tế, mở văn phòng đại diện hoặc cơ sở ươm tạo tại nước ngoài nhằm giúp doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác các lợi thế, nguồn lực quốc tế về vốn đầu tư, thị trường cung ứng đầu vào, thị trường tiêu thụ đầu ra.

Nguồn: genglobal.org

Cách ICs tại trường đại học cung cấp kiến thức và cung cấp thông tin

Vào năm 2003, Bộ Kinh tế Đài Loan xây dựng “Đại học Online cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” đóng vai trò như một nền tảng thông tin về khởi nghiệp và cho phép tất cả các sinh viên có thể truy cập miễn phí. Đến năm 2012, có hơn 12 triệu người truy cập đại học ảo này và mỗi lượt truy cập kéo dài hơn 40 phút với hơn 1.100 khóa học về kinh doanh và 257 video chia sẻ của những nhà khởi nghiệp thành đạt.

Các chương trình liên quan đến kỹ sư khởi nghiệp công nghệ nhằm hướng sinh viên tới tư duy khởi nghiệp trở thành doanh nhân công nghệ. Các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên sẽ nhận được sự tư vấn của chuyên gia, sự hỗ trợ từ phía nhà trường và bộ phận hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm từ các phòng lab của trường. Bên cạnh đó, khởi nghiệp kinh doanh cũng nhận được sự hỗ trợ về vốn và nền tảng pháp lý trong giới hạn nhất định. Ví dụ như College of Engineering của Đại học Penn State đã đưa ra chương trình Engineering Entrepreneurship Minor. Chương trình EE [Engineering education] và chương trình ETE [Engineering technology education] dạy kỹ sư học về khởi nghiệp công nghệ.

Nguồn: Premium Times Opinion

Các chương trình đào tạo khởi nghiệp ở mọi cấp độ đại học đã được quan tâm và phát triển dựa vào mô hình vòng đời khởi nghiệp với 5 giai đoạn. Trong 3 giai đoạn đầu, mô hình sẽ tập trung vào đào tạo kiến thức, kỹ năng và khả năng tư duy để bước vào giai đoạn 4 sinh viên sẽ có đủ khả năng để trở thành “người làm thuê cho chính mình”, giải quyết các vấn đề kinh doannh một cách hiệu quả, khoa học. Giai đoạn 5 là bước vào thời kỳ tăng trưởng. Nhà nước sẽ đảm bảo tài trợ về kinh phí cho các chương trình đào tạo này.

Hoạt động hỗ trợ tài chính cho vườn ươm

Những ICs trong trường đại học được hỗ trợ 50% đến 70% chi phí vận hành từ ngân sách nhà nước thông qua những chương trình khuyến khích khởi nghiệp từ các bộ, ban, ngành.

Trong đó hỗ trợ chính là Bộ Kinh tế thông qua Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME Development Fund] với hơn 100 trung tâm ươm tạo. Theo đó, tất cả các trường đại học đều có thể viết đề xuất xin hỗ trợ xây dựng trung tâm ươm tạo hoặc các trung tâm tăng tốc khởi nghiệp [accelerator]. Tuy nhiên, chỉ một số ứng cử viên được lựa chọn và kinh phí chỉ được cấp từng năm một. Nghĩa là, nếu muốn được hỗ trợ vào năm sau, họ phải tiếp tục cạnh tranh nhận tài trợ bằng cách viết đề xuất, báo cáo về hiệu quả hoạt động của mình.

Nguồn: baodautu.vn

Thành tích của các ICs

Các đại học của Đài Loan đã có những vườn ươm giàu uy tín ở tầm quốc tế, đơn cử như Trung tâm Hỗ trợ Công nghiệp và Chiến lược sáng chế của Đại học Chiaotung được xếp thứ 7 toàn cầu trên bảng xếp hạng UBI Index [tổ chức hàng đầu thế giới về xếp hạng các vườn ươm doanh nghiệp của các trường đại học, có trụ sở ở Stockholm, Thụy Điển]. Trung tâm Ươm tạo của TS. Jane Liu ở Đại học Công nghệ Chaoyang cũng nằm trong tốp 50 của bảng xếp hạng UBI Index. Đây là một thành tựu đáng tự hào, vì không phải đại học hàng đầu nào trên thế giới cũng có vườn ươm tạo doanh nghiệp đứng trong tốp đầu của bảng xếp hạng UBI Index.

Hay vườn ươm tại Đại học Chung Yuan Christian, sau 18 năm hoạt động, đến nay, vườn ươm này đã ươm tạo thành công 150 doanh nghiệp, tạo 40 thương vụ chuyển giao công nghệ, đăng ký thành công 47 bằng sáng chế, và thu hút tổng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp là 65 triệu USD. Các vườn ươm đã giúp tăng tính thực tiễn của các dự án, giúp các dự án trở thành một startups chứ không chỉ là các kế hoạch trên giấy.

Trong những nền kinh tế mới nổi, Đài Loan có thể được xem là mô hình thành công nhất trong việc sử dụng các viện nghiên cứu công để thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ có liên quan đến công nghiệp. Và đây thật sự là một nơi lý tưởng để các bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình khi nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Mời các Anh/Chị đọc thêm các bài viết cùng chuyên mục:

>>Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Mỹ

>>Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Phần Lan

>>Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Malaysia

>>Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Israel

>>Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Singapore

>>Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Đức

>>Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Thái Lan

Video liên quan

Chủ Đề