Các làng nghề thủ công có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế tỉnh bền tre


Giải quyết ô nhiễm môi trường


Tính riêng lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm thì cả nước có gần 200 làng nghề, chủ yếu sản xuất trên quy mô nhỏ, khép kín, tự phát nên đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ hạn chế. Hậu quả là năng suất thấp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, đồng thời thải ra môi trường lượng lớn chất thải đặc biệt là chất thải hữu cơ. Ví dụ, tại “làng xương” ở xã Hoà Bình, Thường Tín, Hà Nội: mỗi ngày làng nhập về khoảng 30 tấn xương các loại, sau đó thải trực tiếp hàng tấn mẩu phế thải không qua bất kỳ khâu xử lý nào.

Chất lượng nước ngầm tại đây đều có hàm lượng COD, TS, NH4 khá cao. Làng Dương Liễu, Hoài Đức [Hà Nội] chuyên chế biến các sản phẩm nông sản  như miền dong, đỗ xanh bóc tách, bún khô, phở khô… Trong làng có khoảng 2000 hộ sản xuất, trung bình mỗi ngày thải ra gần 500 tấn chất thải các loại, nước thải và rác thải chảy xuống cống, ao hồ, mương máng với những mùi đặc trưng. Không khí, đất đều  bị ô nhiễm nghiêm trọng.  Đây chính là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân tại làng nghề, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.


Bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm


Khó khăn nhất của các làng nghề hiện nay là tìm thị trường tiêu thụ. Bởi lẽ, sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đây là một thực tế khiến cho hàng Việt truyền thống chưa thể đến nhiều với những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Hầu hết các làng nghề hiện nay vẫn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, khó cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực. Nhất là với những đơn hàng yêu cầu lớn về số lượng, chủng loại và đòi hỏi nghiêm ngặt về thời gian giao hàng. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ còn chậm. Đa số sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo mới. Một số làng nghề chuyên sản xuất theo mẫu đặt hàng của khách. Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ.


Ông Vũ Hữu Nhung ở làng nghề gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ [Bắc Ninh] cho biết, nhiều đơn hàng xuất khẩu gốm của Phù Lãng phải thông qua sự quảng bá của gốm Bát Tràng, gây thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất cũng như cơ hội quảng bá sản phẩm gốm Phù Lãng trên thị trường. Hiện nay, nhiều người trẻ ở Phù Lãng đã quyết tâm theo học ở các trường mỹ thuật và trở về địa phương để tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, hình thức. Nhờ đó, nhiều mặt hàng gốm ở Phù Lãng đã xuất khẩu sang những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, do không có sự định hướng, can thiệp cũng như dự báo thị trường từ các ngành chức năng nên chỉ một thời gian ngắn, các sản phẩm gốm mỹ nghệ mới ra đời cũng đang rơi vào bế tắc. Đến nay, người làm gốm ở Phù Lãng phải lăn lộn tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và chật vật giữ nghề khi thế hệ trẻ đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của cha ông.


 Vì vậy, chủ trương hiện đại hóa công nghệ trong các làng nghề sao cho vừa bảo đảm tính nguyên tác, nhưng sản phẩm làm ra không mất đi tính truyền thống, tính độc đáo, độ tinh xảo, vừa đẩy mạnh được việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề đã trở thành đòi hỏi cấp bách đối với hầu hết các làng nghề truyền thống.


Làng nghề trúc Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình [Bắc Ninh], là một trong những làng nghề đi đầu trong đầu tư, cải tiến mẫu mã sản phẩm hợp với thị hiếu khách hàng. Nhờ đó, các sản phẩm như tranh tre, bàn, ghế, xích đu, giường, tủ, kệ sách, khung nhà tre… được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Hiện nay, thôn có 840 hộ thì khoảng 30% số gia đình tham gia làm nghề, trong đó có 45 xưởng sản xuất với thu nhập khoảng 150 đến 200 nghìn đồng/người/ngày. Công ty cổ phần Giải Pháp Xuân Lai còn chủ động quảng bá thương hiệu sản phẩm qua các kênh khác nhau. Ngoài việc tìm hiểu thị trường, công ty cũng luôn thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.


Làng nghề dệt lụa Mã Châu, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên [Quảng Nam] sau hàng chục năm thăng trầm, giờ đây đang bắt đầu hồi sinh. Hiện Mã Châu đã xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài, đó là trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, hoàn thành sản phẩm, xây dựng hệ thống bán lẻ và kết nối du lịch. Năm 2014, HTX Tơ lụa Mã Châu sản xuất hơn 14 nghìn sản phẩm lụa các loại, với doanh thu gần bốn tỷ đồng. Nhờ duy trì được sản xuất, HTX đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động, với thu nhập bình quân bốn triệu đồng/người/tháng. Gần đây, để gắn sản xuất với phát triển du lịch làng nghề, ngoài việc nâng cấp lại điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại thị trấn Nam Phước, HTX đã đầu tư xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại khu phố cổ Hội An vào hoạt động phục vụ du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, làng dệt Mã Châu có khoảng 400 hộ dân gắn bó với nghề dệt nhưng chỉ có HTX Tơ lụa Mã Châu còn giữ được dệt lụa tơ tằm nguyên thủy.


Chú trọng công tác đào tạo nghề.


Theo ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, công tác dạy nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại các làng nghề; các mô hình đào tạo nghề vẫn chưa thu hút được đông đảo lao động nông thôn tham gia, chất lượng đào tạo còn hạn chế và thiếu tính bền vững. Chính điều này đã làm hạn chế sự phát triển của làng nghề Việt Nam. Nguyên nhân chính là do đặc thù của nghề truyền thống là nghề thủ công mỹ nghệ đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, người thợ phải được học làm sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp với thời gian từ vài năm trở lên mới có thể độc lập gia công sản phẩm có giá trị hàng hóa. Trong khi đó, các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống với thời gian 3 - 4 tháng mới chỉ dạy cho học viên làm được những sản phẩm đơn giản hoặc chỉ gia công một công đoạn nào đó của sản phẩm. Học viên mới tốt nghiệp các lớp thủ công mỹ nghệ ngắn ngày nếu không được các doanh nghiệp làng nghề hoặc các thợ lành nghề hướng dẫn sản xuất thì không thể tự mình hành nghề được. Thêm vào đó, dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống chủ yếu áp dụng phương pháp truyền nghề, chính vì vậy, rất cần những nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công, mỹ nghệ tham gia dạy nghề. Ngoài ra, hiện nay, nhiều địa phương mới chú trọng dạy nghề nông nghiệp, công nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức việc dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc lúng túng trong công tác chỉ đạo, định hướng sản xuất… Thực tế, sản phẩm ngành nghề truyền thống muốn hấp dẫn khách hàng thì phải có giá trị văn hóa nghệ thuật. Điều đó không thể thiếu vai trò của nghệ nhân, nghệ sĩ. Vì thế, muốn có bước đột phá về mẫu mã hàng truyền thống hiện đại phải có một chính sách đặc biệt với các nghệ nhân, nghệ sĩ thực thụ.


Quảng bá qua Internet


Có rất nhiều kênh quảng bá sản phẩm khác nhau, đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá, nhiều địa phương đã đặc biệt quan tâm phương thức quảng bá qua Iternet và mang lại hiệu quả rất khả quan. Từ đầu năm 2015, tỉnh Bình Định đã xây dựng website làng nghề để hỗ trợ quảng bá và kinh doanh trực tuyến cho các làng nghề trong tỉnh. Trên website, 2 nhóm sản phẩm làng nghề được quảng bá đầu tiên là ẩm thực và thủ công mỹ nghệ. Với nhóm ẩm thực có các sản phẩm: bánh ít lá gai, bún, nem chả, rượu, các loại mắm, thủy hải sản khô. Nhóm thủ công mỹ nghệ có: nón lá, đồ gốm, dệt thổ cẩm, mây - tre - cói - xơ dừa, nhang, rèn - tiện. Ở mỗi nhóm sản phẩm đều có lời giới thiệu về địa chỉ, những nét đặc trưng từ tên gọi, nguyên liệu sử dụng cho đến các công đoạn làm ra sản phẩm. Những người quan tâm làng nghề có thể tìm kiếm  thông tin  về các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề, tìm kiếm nghệ nhân và sản phẩm “hot”. Đặc biệt, website làng nghề Bình Định sẽ liên kết với các website riêng của từng hộ gia đình trong làng nghề để tiến hành giao dịch và bán sản phẩm trực tiếp. Tại đây cũng có trang tiếng Anh để quảng bá làng nghề Bình Định ra toàn cầu. Đây được coi là giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị đối với các sản phẩm và phát triển hoạt động du lịch văn hóa làng nghề.


Không riêng tỉnh Bình Định, trên cổng thông tin của huyện Gia Lâm [Hà Nội] có hẳn một chuyên mục giới thiệu về làng gốm Bát Tràng, rồi các trang web chuyên giới thiệu sản phẩm của làng Gốm như Website: //gomsubattrang.org/, //www.battrangceramic.net... Hay với làng lụa Vạn Phúc cũng có website riêng để quảng bá cho sản phẩm lụa. Có thể nói, nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet để quảng bá các sản phẩm làng nghề hiện giờ khá phổ biến. Chỉ cần nhờ Google, gõ một số từ khóa về làng nghề như “Gốm Bát Tràng”, “Lụa Vạn Phúc”… là chúng ta đã có thể tiếp cận với rất nhiều website giới thiệu các thông tin về làng nghề. Công ty Cổ phần gốm Nhung [Phù Lãng- Quế Võ – Bắc Ninh] khẳng định, hơn một phần ba doanh thu của họ có được là nhờ web. Nhiều khách hàng nước ngoài đã ghé thăm trang web của công ty, xem mẫu gốm rồi đặt hàng. Rõ ràng, vượt qua không gian địa lý, các website quảng bá, giới thiệu sản phẩm đang thực sự là một “cánh tay nối dài” giúp các làng nghề có thêm nhiều kênh tiếp cận với khách hàng trong nước và quốc tế. Điều này cũng góp phần cho các làng nghề xây dựng và giữ vững thương hiệu, vị thế của mình.


Ngọc Loan

Ngày 23/12/2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, cụ thể:

Ngành công nghiệp những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách của tỉnh; giải quyết nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ khá, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,92%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,52%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng sản phẩm xã hội [GRDP] tăng từ 18,13% [năm 2011] lên 29,89% [năm 2020]; cơ cấu nội ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng. Đã thu hút được một số dự án đầu tư quy mô tầm cỡ khu vực và quốc gia, hình thành một số lĩnh vực công nghiệp chủ lực, tạo động lực và sức lan tỏa phát triển [sản xuất linh kiện điện tử, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, công nghiệp điện]. Hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất kinh doanh...

Bên cạnh kết quả đạt được, phát triển công nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu ổn định, chủ yếu tăng theo chiều rộng, sử dụng nhiều tài nguyên, giá trị gia tăng thấp. Phần lớn thiết bị, công nghệ sản xuất ở mức trung bình, năng suất lao động chưa cao, chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn yếu. Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển chậm. Số lượng dự án quy mô lớn có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ còn ít; số lượng làng nghề hàng năm tăng lên nhưng đa số quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị hiếu và khó tiếp cận với thị trường xuất khẩu. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp vẫn diễn ra.

Những hạn chế trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, song chủ yếu do nguyên nhân chủ quan là: Quyết tâm chính trị của cấp chính quyền cơ sở đối với phát triển công nghiệp chưa cao; hệ thống cơ chế chính sách phát triển công nghiệp còn thiếu tính đột phá; nguồn nhân lực tuy đông nhưng chất lượng và tính chuyên nghiệp còn thấp; năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư còn yếu, khả năng phân tích, dự báo thiếu tầm nhìn dài hạn; công tác quy hoạch chưa đồng bộ và chưa theo kịp yêu cầu phát triển.

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để đẩy nhanh phát triển công nghiệp toàn diện, hiệu quả, sớm đưa Nghệ An trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại gắn với nền kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, lựa chọn các ngành có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển nhanh trở thành ngành mũi nhọn, tạo nền tảng vững chắc và đóng vai trò dẫn dắt kinh tế với khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Hạn chế và giảm dần các lĩnh vực gia công, sử dụng tiêu tốn nhiều tài nguyên.

- Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong ngành công nghiệp, tận dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [CMCN 4.0] để phát triển các lĩnh vực công nghiệp số phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Phát triển công nghiệp phải gắn với đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ và nông nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo nhất là lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp [TTCN], làng nghề để tạo ra nhiều sản phẩm có thương hiệu từ nguồn nguyên liệu địa phương; giải quyết nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động.

- Phân bố không gian công nghiệp hợp lý gắn với kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù của từng vùng, địa phương để đạt được mục tiêu cân đối, hài hòa và phát triển bền vững.

- Phát triển công nghiệp phải đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng các thiết chế xã hội và giai cấp công nhân trong tình hình mới.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển nhanh các ngành có lợi thế cạnh tranh, các lĩnh vực có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu. Đến năm 2025, công nghiệp phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và không gian; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GRDP và đóng góp chủ yếu vào nguồn thu ngân sách.

- Đến năm 2030, công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, sử dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và năng suất cao. Hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đưa Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a] Giai đoạn 2021 - 2025: Tập trung thu hút đầu tư để phát triển nhanh các ngành: Điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí lắp ráp; vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ mới; dược liệu, hoá chất; chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm; năng lượng; hàng tiêu dùng; công nghiệp hỗ trợ:

- Giá trị sản xuất công nghiệp [giá SS2010] đến năm 2025 phấn đấu đạt 165.000 tỷ đồng [thực hiện theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX], trong đó giá trị sản xuất TTCN, làng nghề chiếm từ  8 - 9%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,5 - 17,5%.

- Giá trị gia tăng ngành công nghiệp đến năm 2025 đạt 36.000 - 38.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 13,5 - 14,5%.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh đạt 39 - 40% vào năm 2025.

- Phát triển mới thêm từ 10 - 12 khu công nghiệp, 20 - 25 cụm công nghiệp. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; cụm công nghiệp đạt tỷ lệ từ 70%.

- Hàng năm tạo việc làm mới cho 18.000 - 20.000 lao động, trong đó lao động có kỹ năng nghề đạt từ 60%.

b] Giai đoạn 2026 - 2030: Chuyển đổi sang mô hình phát triển theo chiều sâu phù hợp với xu thế hội nhập và hiện đại. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, các lĩnh vực cốt lõi về số hóa [công nghệ sinh học; công nghệ nano, in 3D, vật liệu mới,…].

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 17 - 18%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân từ 14 - 15%/năm.

- Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh chiếm từ 44 - 45%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có trình độ và chất lượng cao.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.

3. Định hướng phát triển

3.1. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

- Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao trở thành động lực đối với kinh tế - xã hội của tỉnh gồm: Công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo và lắp ráp; công nghiệp số; năng lượng tái tạo; công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển các ngành có tiềm năng lợi thế của tỉnh để dẫn dắt các ngành nông nghiệp, thương mại, dịch vụ: Chế biến nông – lâm - thủy sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất dược liệu.

- Tiếp tục phát triển và phân bố hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân [dệt may, da giày].

- Hạn chế việc khai thác khoáng sản, chỉ xem xét chọn lọc các dự án đầu tư mới khai thác gắn với chế biến quy mô công nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại với các sản phẩm chế biến sâu.

- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương gắn với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

- Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp để tận dụng nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng, giảm chi phí xử lý, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên và hạn chế chất thải, khí thải ra môi trường.

3.2. Định hướng bố trí không gian phát triển

- Khu vực Thành phố Vinh và các huyện ven biển dọc Quốc lộ 1A gắn với Khu Kinh tế Đông Nam và vùng Bắc Nghệ An - Nam Thanh Hóa, Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế và các khu công nghiệp hiện có, bổ sung mới một số khu công nghiệp quy mô lớn để tạo quỹ đất thu hút đầu tư phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao: Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin; công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô; sản xuất vật liệu mới; công nghiệp hỗ trợ...

- Vùng đồng bằng và khu vực bán sơn địa với lực lượng lao động dồi dào, quy hoạch phát triển hệ thống các cụm công nghiệp phù hợp để thu hút các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng tạo mặt bằng thuận lợi để phát triển các ngành: Sản xuất linh phụ kiện điện tử; sản xuất hàng may mặc, giày da, hàng gia dụng và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày; công nghiệp hoá chất và hỗ trợ ngành hóa chất, các chế phẩm sinh học; chế biến thực phẩm, đồ uống; vật liệu xây dựng dân dụng sử dụng công nghệ mới; các sản phẩm phục vụ sinh hoạt như thiết bị văn phòng, cơ điện lạnh,...

- Các huyện miền Tây dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và vùng phụ cận với lợi thế đất đai rộng lớn, tài nguyên rừng và nguyên liệu tại chỗ dồi dào: Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và một số khu công nghiệp quy mô diện tích phù hợp để thu hút phát triển một số ngành công nghiệp: chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu cây, con để hình thành chuỗi giá trị nông sản khép kín [sữa, nước trái cây, chế biến gỗ, cao su, chế biến súc sản]; các sản phẩm đầu vào ngành nông nghiệp [vật tư, phân bón, thức ăn gia súc]; sản xuất máy nông nghiệp; ngành may mặc, da giày và nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày; sản xuất các loại vật liệu xây dựng thông thường,...

- Khu vực miền núi cao đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề gắn với du lịch tập trung vào các lĩnh vực: Chế biến nông sản, lâm sản; chế biến dược phẩm gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng; chế biến súc sản; sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc; hàng thủ công mỹ nghệ,... để nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo tiêu thụ nông sản, lâm sản ổn định cho người dân.

3.3. Về định hướng thu hút đầu tư và thị trường

- Ưu tiên thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] từ các tập đoàn đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, có tính chất động lực, tính lan tỏa. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong nước, các doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo đầu tư phát triển các ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Tập trung phát triển các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu để khai thác thị trường tiềm năng và các thị trường ngách nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường đã có Hiệp định FTA tự do. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế biến chế tạo có giá trị gia tăng cao, giảm hàm lượng xuất khẩu thô.

NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung xây dựng và hoàn thiện phương án phát triển công nghiệp để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh đảm bảo khoa học và chất lượng

- Lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trong Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 trong đó tập trung những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với xu hướng phát triển và định hướng của quy hoạch vùng, quy hoạch Quốc gia, đảm bảo phân bố không gian hợp lý.

- Quy hoạch phát triển một số khu công nghiệp ở khu vực đồng bằng để tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư. Đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng ranh giới Khu kinh tế Đông Nam trong thời gian sớm nhất để ưu tiên phát triển các khu công nghiệp theo mô hình "3 trong 1" [Khu công nghiệp - Khu đô thị - Dịch vụ] có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, dịch vụ tiện ích khác biệt, tạo môi trường sống và làm việc văn minh, an toàn.

- Rà soát quy hoạch các cụm công nghiệp để có phương án điều chỉnh, bổ sung phù hợp khai thác có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất gắn với điều kiện về kết cấu hạ tầng, tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững trong xây dựng Phương án phát triển cụm công nghiệp tích hợp vào Quy hoạch tỉnh.

- Rà soát quy hoạch khai thác chế biến khoáng sản, các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để có định hướng khai thác và sử dụng phù hợp. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển vật liệu xây dựng không nung sử dụng công nghệ tái chế từ tro xỉ thải, đá thải,... để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường. Chú trọng quy hoạch và cấp phép đất làm vật liệu san lấp ở các địa phương để đảm bảo nguồn cung vật liệu san lấp kịp thời cho các dự án công nghiệp trọng điểm, các công trình quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tình trạng khai thác đất san lấp trái phép.

2. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp

- Tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương và thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng để nhanh chóng xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp đã quy hoạch. Cân đối nguồn lực để hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư; ưu tiên xã hội hóa khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp để đảm bảo đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường.

- Tập trung nguồn lực đầu tư hệ thống lưới điện và trạm biến áp đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thi công đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông; sớm triển khai đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn qua cửa khẩu Thanh Thủy, đường ven biển từ Nghi Sơn đến Cửa Lò, đường giao thông nối QL7C đến đường mòn Hồ Chí Minh [Tân Kỳ], đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò [giai đoạn 2],... Lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp để xây dựng hệ thống cảng Cửa Lò, cảng Đông Hồi và hệ thống hạ tầng dịch vụ Logictics đồng bộ; xây dựng nhà ga T2 và đường cất cánh tại Cảng hàng không Quốc tế Vinh theo quy hoạch được phê duyệt để hấp dẫn nhà đầu tư.

3. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Triển khai có hiệu quả chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và ban hành chính sách phát triển công nghiệp, TTCN phù hợp với tình hình mới; chính sách đặc thù khuyến khích phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao [cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin]; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics.

- Bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; chích sách đẩy mạnh tái cơ cấu. Đẩy mạnh công tác khuyến công để hỗ trợ mạnh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hàng năm trích từ 0,5 - 1% nguồn thu ngân sách từ lĩnh vực công nghiệp để bố trí kinh phí đảm bảo hỗ trợ triển khai có hiệu quả các chính sách của ngành.

- Hình thành Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh để cấp bảo lãnh tín dụng, cho vay, tài trợ khởi nghiệp sáng tạo,... cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.

4. Đổi mới và tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

- Thực hiện xúc tiến đầu tư theo dạng chuỗi thông qua việc thành lập Tổ công tác xúc tiến đầu tư, chủ động tiếp cận các Tập đoàn FDI quy mô lớn để thu hút các nhà đầu tư vệ tinh khác. Tăng cường tính liên kết vùng trong thu hút đầu tư phù hợp với tiềm năng thế mạnh từng địa phương trong khu vực.

- Tuyên truyền, quảng bá, marketing lãnh thổ trong thu hút đầu tư, để giới thiệu hình ảnh Nghệ An đến các Quốc gia trong khu vực và thế giới có thế mạnh trong phát triển công nghiệp. Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại các trung tâm kinh tế lớn; đẩy mạnh các hoạt động trao đổi trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

- Lắng nghe tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, nhà đầu tư để hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật và có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp.

5. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp

- Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao nhất là nhân lực có kỹ năng nghề thuộc các ngành, nghề: Điện, điện tử, công nghệ thông tin, thiết kế, cơ khí, tự động hóa, công nghệ ô tô gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Hình thành hệ thống các phòng thí nghiệm, xây dựng các trung tâm nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để thu hút nhân tài.

- Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để làm chủ các công nghệ được chuyển giao. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn trợ giúp đào tạo cho các doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp, đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ.

- Có chính sách đột phá trong thu hút nhân lực trình độ chất lượng cao. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách bảo đảm phúc lợi xã hội cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp như: Hỗ trợ nâng cao thu nhập, bảo hiểm khám chữa bệnh, bảo hộ lao động, chính sách nhà ở và dịch vụ công cộng. Quy hoạch quỹ đất đế phát triển nhà ở phục vụ nhu cầu thu hút nguôn nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề cao, công nhân lao động, người lao động có thu nhập thấp.

6. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp

- Thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm, hoạt động kết nối cung cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia. Liên kết, hợp tác với các tỉnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phát triển thị trường thuộc Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các quy định về nguyên tắc và các rào cản kỹ thuật của các quốc gia tham gia Hiệp định thương mại tự do trong đó Việt Nam là đối tác. Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, những quy định về tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng để các làng nghề có cơ sở định hướng sản xuất, xuất khẩu phù hợp. Xây dựng tư liệu thông tin về các làng nghề trên địa bàn tỉnh để quảng bá, phát triển du lịch làng nghề.

7. Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất công nghiệp

- Chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Tranh thủ các kênh chuyển giao, hợp tác khoa học công nghệ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. Tăng cường nhập khẩu công nghệ mới, bằng phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, know-how để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

- Đa dạng hóa các mối quan hệ và hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển; gắn nghiên cứu khoa học và công nghệ với nhu cầu đổi mới công nghệ ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.

8. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường

- Tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào ngành công nghiệp môi trường nhằm đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư đảm bảo khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ xử lý chất thải rắn. Đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đảm bảo khi đi vào hoạt động đều phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường theo quy định.

- Không bố trí các dự án có tính chất sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đảm bảo vấn đề môi trường và phát triển bền vững [trừ một số lĩnh vực chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung]. Thực hiện lộ trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm nằm xen kẽ trong dân cư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các mô hình, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh; loại bỏ công nghệ sản xuất lạc hậu, không thu hút những lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm.

- Rà soát các cơ sở công nghiệp hiện có để giám sát việc thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng sạch. Chỉ cấp phép các dự án đầu tư mới khi đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch. Thực hiện lồng ghép việc phát triển ngành công nghiệp môi trường vào quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất đặc thù khác.

9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

- Xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công để đảm bảo tính thông suốt trong giải quyết thủ tục hành chính, đầu tư.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giữ vững và tiếp tục cải thiện vị trí về các chỉ số PCI, PAR Index, SEPAS và PAPI. Công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế, xã hội, pháp luật, chính sách, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất đặc thù, kế hoạch sử dụng đất, danh mục các dự án thu hút đầu tư; chủ động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động đăng ký kê khai thuế, hải quan..., hướng dẫn thụ hưởng các ưu đãi về đầu tư theo pháp luật hiện hành đảm bảo nhanh gọn và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách để hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

10. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt chủ trương, định hướng, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo về phát triển ngành công nghiệp trong Nghị quyết; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền về vai trò của ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trong kiểm tra và giám sát việc tổ chức triển khai phương án phát triển công nghiệp trong quy hoạch tỉnh; thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện sau cấp phép đầu tư đối với các dự án, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu cơ, giữ đất.

- Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp, TTCN và ngành nghề nông thôn.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động đầu tư; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, tránh lãng phí đất đai, tài nguyên, nguồn lực.

T CHỨC THỰC HIỆN

1. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh rà soát tham mưu bổ sung, xây dựng cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn khách quan của tỉnh. Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng, tố chức triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; Sớm hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các đề án, kế hoạch có liên quan.

2. Các huyện, thành, thị, đảng ủy trực thuộc tỉnh tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; bổ sung các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch hằng năm của đơn vị mình; định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hướng dẫn học tập, quán triệt Nghị quyết. Các ban xây dựng Đảng, Ủy ban kiểm tra và Văn phòng Tỉnh ủy đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nghị quyết này được phố biến đến các chi bộ đảng.

Video liên quan

Chủ Đề