Các loại giấy tờ đánh giá tư cách thể nhân năm 2024

[1] Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.

[2] Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;

- Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu; sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;

- Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;

- Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.

Lưu ý: Trường hợp thông tin chứng minh quan hệ nhân thân của công dân đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

Điểm a, b , c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú được quy định như sau:

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

  1. Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  1. Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
  1. Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.”

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Để được công nhận trong một phương diện nhất định, chúng ta có nhu cầu cần được chứng nhận để chứng minh với xã hội, cộng đồng rằng mình đủ năng lực hoặc đã hoàn thành việc nào đó. Chứng nhận có phạm vi vô cùng rộng lớn và đa dạng tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Để giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn, Vinacontrol CE - Tổ chức chứng nhận số 1 VN sẽ cung cấp các thông tin liên quan về các loại chứng nhận phổ biến hiện nay.

1. Chứng nhận là gì?

Chứng nhận có được hiểu theo hai phương diện đó là:

  • Hoạt động chứng nhận: là sự xác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối với các sản phẩm quá trình, hệ thống hoặc chuyên gia [theo TCVN ISO/IEC 17000:2005].
  • Giấy chứng nhận: là văn bản của cơ quan Nhà nước, công nhận hành vi hợp pháp của cá nhân hay một tập thể hay công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân hay một tổ chức kinh tế - xã hội, chứng nhận cho một phương diện hay một sản phẩm; công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trao đổi hợp pháp giữa các cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội với nhau.

Qua đó, cá nhân tổ chức tiến hành hoạt động chứng nhận và được cấp giấy chứng nhận theo đúng mục đích, nhu cầu của bản thân, đơn vị. Sự xuất hiện của Bên thứ ba và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là những nhân tố căn bản để tạo nên một chu trình chứng nhận hoàn thiện. Bên thứ ba phải được các Bộ ngành, cơ quan Nhà nước chỉ định hoạt động trong lĩnh vực cụ thể. Trên thực tế, Bên thứ ba hoàn toàn có thể tiến hành hoạt động chứng nhận và cấp giấy chứng nhận liên quan sau đó cho cá nhân, tổ chức nhất định.

.jpg]

Chứng nhận là sự xác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối với các sản phẩm

2. Đối tượng của hoạt động chứng nhận

Sau đây là một số đối tượng được chứng nhận cần lưu ý, gồm:

  • Quan hệ pháp luật giữa các cá nhân, tổ chức
  • Quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức
  • Năng lực, tính hiệu quả trong hoạt động
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Hành vi hợp pháp, tư cách pháp nhân của cá nhân, tổ chức

Đa số là các đối tượng chứng nhận đều cần bắt buộc thực hiện theo quy định của Nhà nước với mục tiêu đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý xã hội của Chính Phủ. Vẫn có một số đối tượng chứng nhận không bắt buộc, cá nhân tổ chức có thể có hoặc không tiến hành chứng nhận và tự nguyện chứng nhận khi có nhu cầu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp toàn quốc | Thủ tục chi tiết

3. Các loại chứng nhận phổ biến hiện nay?

Chứng nhận được bên thứ 3 cấp cho cá nhân, tổ chức tham gia trên nhiều lĩnh vực và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Theo đó, dưới đây là một số loại chứng nhận phổ biến hiện nay.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Giấy chứng nhận khai sinh;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo,…

Như đã đề cập chứng nhận là lĩnh vực bao hàm rộng hơn cho các thủ tục, giấy tờ hành chính khác. Vì thế, cá nhân thỏa mãn các yêu cầu quy định của tổ chức, cơ quan chứng nhận sẽ được trao chứng nhận.

Có những loại chứng nhận được pháp luật quy định bắt buộc như: Giấy chứng nhận khai sinh, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm,… và cũng xuất hiện những loại chứng nhận được ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, cá nhân đó như: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo; Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm,….

4. Vai trò của hoạt động chứng nhận trong đời sống, kinh tế

Hoạt động chứng nhận đóng góp một phần quan trọng trong công tác phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo sự ổn định, bền vững của các ngành nghề liên quan. Cụ thể:

  • Giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật về tiến hành chứng nhận cho các đối tượng nhất định;
  • Hỗ trợ các đơn vị, cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý các phương diện của xã hội, kinh tế, đầu tư, ngoại giao, quốc tế,…;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển vươn tầm thế giới [xuất khẩu hàng hóa hợp pháp ra những thị trường lớn tại nước ngoài, tăng uy tín, quảng bá thương hiệu với đối tác quốc tế,…] , hội nhập sâu rộng và phát triển kinh tế Nước nhà;
  • Đảm bảo sự an toàn của cuộc sống và sức khỏe con người, môi trường cũng như ngăn ngừa thiệt hại cho tài sản.

Vinacontrol CE là bên thứ 3 tiến hành chứng nhận an toàn thực phẩm theo chỉ định của Nhà nước

5. Tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol [Vinacontrol CE] là đơn vị chứng nhận hàng đầu Việt Nam với hơn 60 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm định và đào tạo. Nhận được Quyết định chỉ định hoạt động hợp pháp của Nhà nước, chúng tôi cam kết năng lực, chất lượng dịch vụ, sự uy tín và thương hiệu hàng đầu của Vinacontrol CE.

Giấy tờ nhân thân bao gồm những gì?

Như vậy, hiện nay có 03 loại giấy tờ là Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân.

Pháp nhân và thể nhân là gì?

Trong luật học, thể nhân hay tự nhiên nhân là một con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan và bị các quy luật tự nhiên chi phối, ngược lại với pháp nhân, là một tổ chức nào đó, mà vì một số mục đích nhất định thì luật pháp xem như là một cá nhân tách biệt với các thành viên và/hoặc chủ sở hữu của nó.

Thế pháp nhân là gì?

Có thể hiểu, pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu gồm cơ quan điều hành và có cơ quan khác theo quyết định/điều lệ của pháp nhân đó hoặc theo quy định của pháp luật; có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó và được nhân danh chính mình độc lập tham gia quan hệ pháp luật.

Giấy tờ pháp lý của cá nhân là gì?

Giấy tờ pháp lý của cá nhân là một trong các loại giấy tờ sau đây: thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

Chủ Đề