Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh là gì năm 2024

Chỉ số PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] tại Việt Nam. Chỉ số PCI do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI cùng hợp tác thực hiện.

Chỉ số PCI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [Provincial Competitiveness Index] - Chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, Chỉ số PCI chính là "tập hợp tiếng nói" của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Chỉ số PCI không nhằm mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần hoặc để biểu dương hay phê phán những tỉnh có điểm số PCI cao hay thấp. Thay vào đó, chỉ số PCI tìm hiểu và lý giải vì sao một số tỉnh, thành vượt lên các tỉnh, thành khác về phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Với kết quả công bố thường niên cùng hệ thống dữ liệu đăng tải công khai trên trang web của dự án [www.pcivietnam.vn], đây là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố nói riêng, cũng như các nhà hoạch định chính sách nói chung, có thể xác định những điểm nghẽn trong điều hành chính tế cũng như lựa chọn những giải pháp phù hợp để tiến hành những cải cách điều hành kinh tế một cách hiệu quả nhất.

Cho tới lần cập nhật phương pháp luận gần nhất vào năm 2017, chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần, bao quát những lĩnh vực chính của điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố có liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có:

  1. Chi phí gia nhập thị trường thấp;
  1. Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định;
  1. Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai;
  1. Chi phí không chính thức thấp;
  1. Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng;
  1. Môi trường cạnh tranh bình đẳng;
  1. Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp;
  1. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao;
  1. Chính sách đào tạo lao động tốt;
  1. Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì.

2. Điểm mới của PCI 2022

Một thay đổi lớn của báo cáo PCI 2022 là lần đầu tiên VCCI, USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố chỉ số Xanh cấp tỉnh [PGI].

Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.

Bằng việc xây dựng và công bố Chỉ số Xanh, VCCI, USAID mong muốn cổ vũ các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách liên quan đến đầu tư và môi trường, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường, định hướng các nhà đầu tư có ý thức bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn.

3. Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022

Tỉnh

Điểm số

Xếp hạng

Quảng Ninh

72.95

1

Bắc Giang

72.80

2

Hải Phòng

70.76

3

Bà Rịa - Vũng Tàu

70.26

4

Đồng Tháp

69.68

5

Thừa Thiên - Huế

69.36

6

Bắc Ninh

69.08

7

Vĩnh Phúc

68.91

8

Đà Nẵng

68.52

9

Long An

68.45

10

Lào Cai

68.20

11

Hậu Giang

68.12

12

Bến Tre

68.04

13

Hưng Yên

67.91

14

Lạng Sơn

67.88

15

Khánh Hòa

67.74

16

Lâm Đồng

67.62

17

Hà Tĩnh

67.18

18

Cần Thơ

66.94

19

Hà Nội

66.74

20

Bình Định

66.65

21

Quảng Nam

66.62

22

Nghệ An

66.60

23

Phú Thọ

66.30

24

Thái Nguyên

66.10

25

Trà Vinh

66.06

26

TPHCM

65.86

27

Thái Bình

65.78

28

Đồng Nai

65.67

29

Ninh Thuận

65.43

30

Nam Định

65.29

31

Hải Dương

65.22

32

Quảng Ngãi

65.18

33

Sóc Trăng

65.17

34

Bắc Kạn

65.15

35

Bình Dương

65.13

36

Kon Tum

64.89

37

Đắk Nông

64.87

38

Phú Yên

64.80

39

Ninh Bình

64.40

40

Bình Thuận

64.39

41

Hà Giang

64.39

42

Bình Phước

64.32

43

Ninh Bình

64.22

44

Gia Lai

64.00

45

Hà Nam

64.00

46

Thanh Hóa

63.67

47

Quảng Bình

63.41

48

Sơn La

63.22

49

Tiền Giang

63.17

50

Yên Bái

63.09

51

Tuyên Quang

62.86

52

Hòa Bình

62.81

53

An Giang

62.37

54

Tây Ninh

62.31

55

Kiên Giang

62.24

56

Lai Châu

62.05

57

Cà Mau

61.60

58

Quảng Trị

61.26

59

Đắk Lắk

60.91

60

Bạc Liêu

60.36

61

Điện Biên

59.85

62

Cao Bằng

59.58

63

II. Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 của tỉnh Bắc Giang

Theo báo cáo thường niên Chỉ số PCI năm 2022, chỉ số PCI của Bắc Giang đứng thứ 2/63 tỉnh, thành với điểm số 72,80 điểm [thang điểm 100], chỉ kém đơn vị dẫn đầu là tỉnh Quảng Ninh 0,15 điểm. Bắc Giang đã có bứt phá ngoạn mục, cải thiện 29 bậc và đây là năm đầu tiên Bắc Giang vươn lên xếp ở vị trí Á quân trong bảng xếp hạng PCI cả nước.

Đối với 10 chỉ số thành phần của báo cáo PCI, Bắc Giang có 9 chỉ số thành phần tăng điểm gồm: “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”,, “Cạnh tranh bình đẳng”, “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”, “Đào tạo lao động”, “Chi phí không chính thức”, “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp”, “Chi phí thời gian”, “Tiếp cận đất đai”, “Tính minh bạch”. Một chỉ số thành phần giảm điểm là “Gia nhập thị trường”.

Trong các chỉ số thành phần tăng điểm, có hai chỉ số dẫn đầu cả nước đó là “Chi phí không chính thức” và “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”. Ba chỉ số thành phần “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”, “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” và “Cạnh tranh bình đẳng” có sự bứt phá mạnh mẽ cả về điểm số lẫn xếp hạng so với năm 2021.

Trong đó, chỉ số thành phần “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” tăng 1,96 điểm, xếp hạng 3/63 tỉnh, thành phố [tăng 58 bậc so với năm 2021]; chỉ số thành phần “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” tăng 1,61 điểm, xếp hạng 1/63 tỉnh, thành phố [tăng 39 bậc so với năm 2021]; chỉ số thành phần “Cạnh tranh bình đẳng” tăng 1,33 điểm, xếp hạng 2/63 tỉnh, thành phố [tăng 31 bậc so với năm 2021].

Với vị trí Á quân trên bảng xếp hạng PCI 2022, tỉnh Bắc Giang luôn xác định cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thường xuyên, liên tục; là giải pháp quan trọng để huy động nguồn lực, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh.

Ngày 11/5/2023, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND về nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] năm 2023. Kế hoạch nhằm duy trì vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Bắc Giang trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế “tốt” trên bảng xếp hạng cả nước. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tại Nghị quyết số 105-NQ/TU và Kế hoạch số 293/KH-UBND. Nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành, đẩy mạnh chuyển đổi số vào phục vụ và hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kế hoạch đề ra các mục tiêu, giải pháp chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu

- Năm 2023 phấn đấu: Nâng điểm số PCI tỉnh Bắc Giang đạt 73,12 điểm; nằm trong nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế “tốt” trên bảng xếp hạng cả nước.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cải thiện, giữ vững điểm số, thứ hạng của 05 chỉ số thành phần đang nằm trong top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước: Chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”; Chỉ số “Chi phí không chính thức”; Chỉ số “Cạnh tranh bình đẳng”; Chỉ số “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”; Chỉ số “Đào tạo lao động”; Chú trọng cải thiện các chỉ số thành phần có gắn trọng số cao, tập trung khắc phục những hạn chế của chỉ số thành phần giảm điểm, giảm thứ hạng năm 2022: Chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường”, Chỉ số “Tính minh bạch”.

2. Các giải pháp thực hiện:

  1. Giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành

- Các sở, ngành, địa phương tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được đề ra tại Nghị quyết số 105-NQ/TU và Kế hoạch số 293/KH-UBND.

- Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thống nhất cao chủ trương lấy doanh nghiệp làm trung tâm cải cách, tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Coi việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên và trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.

- Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chủ động, linh hoạt trong quản lý điều hành phù hợp với pháp luật, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Kịp thời giải quyết, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi cần thiết.

- Người đứng đầu các cơ quan đơn vị tiếp tục tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Đảm bảo không còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp.

- Các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ đấu mối, chủ trì phải chủ động kết nối với những địa phương dẫn đầu về các chỉ số thành phần PCI trong những năm qua nhằm học tập, trao đổi về những kinh nghiệm, cách làm hay trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đặc biệt là những giải pháp đảm bảo sự bền vững đối với các chỉ số do mình phụ trách.

  1. Giải pháp về cải cách hành chính

- Các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành [CCHC] chính nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tổ chức bộ máy, cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hiện đại hoá nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công; cải cách TTHC nhằm rút ngắn về thời gian, giảm về kinh phí, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC.

- Tiếp tục quyết liệt cải cách TTHC theo hướng hiệu quả, thực chất. Rà soát, đánh giá TTHC trong quá trình thực hiện, đề xuất loại bỏ các thủ tục rườm rà, chống chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; tích hợp, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lắp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có.

- Đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền trong việc giải quyết TTHC liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư. Yêu cầu các phòng ban chuyên môn thuộc các sở, ngành, địa phương phải xây dựng và thực hiện đúng quy trình giải quyết nội bộ của đơn vị, thống nhất cách hiểu các quy định pháp luật trong việc giải quyết TTHC đối với người dân và doanh nghiệp đặt biệt là các tình huống chưa thống nhất giữa các quy định của pháp luật.

- Các sở ngành, địa phương đảm bảo đưa ra các giải pháp thực hiện tốt các mục tiêu trong việc Kế hoạch CCHC nhà nước tỉnh Bắc Giang năm 2023, cụ thể: tối thiếu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp thuận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu. 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%. 100% TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được thống kê, công bố, công khai và cập nhập kịp thời. Tổ chức triển khai quy trình số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại 100% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 100% Bộ phận Một cửa cấp xã.

- Thường xuyên, kịp thời cập nhập, công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện.

  1. Giải pháp về đối thoại, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

- Các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường đối thoại, gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà đầu tư [đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa] nhằm tạo ra sự thân thiết, gần gũi giữa chính quyền và doanh nghiệp, đồng thời nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý để tham mưu UBND tỉnh, bộ, ngành trung ương giải quyết, tháo gỡ triệt để. Hằng năm, mỗi cơ quan, đơn vị tiếp tục tổ chức 1-2 lần gặp gỡ, tiếp xúc các doanh nghiệp, nhà đầu tư; các kiến nghị được giải quyết và đề xuất giải quyết sẽ được công khai hàng tháng, quý trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị để theo dõi, kiểm soát.

- Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả các kênh thông tin tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp như: Tổ công tác, mạng xã hội, trang web, hòm thư, báo đài, các tổ chức hội doanh nghiệp, và đặc biệt là kênh tiếp nhận thông tin qua Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, ngành, địa phương [DDCI].

- Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị đặc biệt. Tổ chức thực hiện, triển khai linh hoạt các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các nút thắt, điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình sản suất, kinh doanh như việc tiếp cận tín dụng, tìm kiếm khách hàng, chuỗi cung ứng hàng hoá.... các TTHC liên quan đến đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy... để các doanh nghiệp sớm đưa dự án đi vào hoạt động.

- Phát huy hiệu quả các Tổ công tác được UBND tỉnh thành lập để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cam kết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người lao động theo quy định.

- Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện tối đa để cộng đồng doanh nghiệp tham gia phản biện các cơ chế, chính sách của nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp.

- Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp theo kế hoạch thực hiện nội dung phối hợp giữa Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh với các sở, ban, ngành về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2027.

  1. Giải pháp nâng cao tính minh bạch

- Các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện công khai 100% thông tin, tài liệu [trừ tài liệu mật] với các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh và các văn bản quy phạm phát luật, các TTHC, chủ trương, định hướng thu hút đầu tư, các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và các thông tin khác mà cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải cung cấp theo quy định pháp luật tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi họ có yêu cầu.

- Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa hiệu quả Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của các sở, ngành địa phương; thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp đầy đủ các dữ liệu về quy hoạch, cơ chế chính sách cũng như hướng dẫn theo hướng ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và có chỉ dẫn rõ ràng để thuận tiện tra cứu. Nâng cao hiệu quả chuyên mục trao đổi, hỏi đáp đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, trang Web của các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời tiếp nhận và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

  1. Giải pháp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

- Nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy đưa nội dung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh thành một chuyên đề giảng dạy trong Trường Chính trị tỉnh để cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; mời những chuyên gia giàu kinh nghiệm tham gia truyền đạt, giảng dạy, trao đổi về các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

- Các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối, chủ trì các chỉ số thành phần của PCI thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của các bộ chỉ số PCI [chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh] và DDCI [chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương] đối với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của địa phương.

- Hằng năm, đề xuất biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nâng hạng các chỉ số thành phần PCI của sở, ngành, địa phương mình.

  1. Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số

- Tiếp tục xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Bắc Giang tổng thể, toàn diện, có mô hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của các cấp chính quyền lên môi trường số, đảm bảo an toàn thông tin; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, tập trung giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Chuẩn hoá, điện tử hoá quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ, trao đổi văn bản trên môi trường mạng; số hoá kết quả giải quyết TTHC để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh trên tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại các cấp chính quyền.

- Hằng năm tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về chuyển đổi số, đẩy mạnh phát triển ứng dụng, sử dụng các sản phẩm công nghệ số. Tuyên truyền giới thiệu doanh nghiệp tích cực tham gia Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số [SMEDx].

  1. Giải pháp về tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

- Trên cơ sở Đề án “Truyền thông về môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025” được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 04/4/2023, các sở, ngành, địa phương cần triển khai xây dựng kế hoạch hành động của ngành, đơn vị mình trong đó đề ra các giải pháp thực hiện có tính hiệu quả, đồng thời tích cực phối hợp, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan báo chí trong tỉnh, các hoạt động tác nghiệp của phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương trên địa bàn; kịp thời cung cấp nội dung thông tin để báo chí phát huy vai trò là kênh thông tin quan trọng, chính thống và toàn diện nhất trong công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

- Các cấp, các ngành tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] và năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và huyện, thành phố [DDCI]; chỉ đạo công chức, viên chức khi tiếp xúc với doanh nghiệp cần giải thích cho doanh nghiệp hiểu rõ ý nghĩa các chỉ số và sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc quản lý, điều hành nhằm phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Các tổ chức Hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động và tích cực tuyên truyền về tình hình, kết quả cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh tới các cơ quan thông tin, truyền thông và doanh nghiệp hội viên để lan tỏa và giám sát việc thực hiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI có bao nhiêu chỉ số thành phần?

Có tất cả 10 chỉ số thành phần [với thang điểm 100] nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam.

Đối tượng tham gia đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là gì?

Đối tượng đánh giá DDCI: là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã đang nghiên cứu, đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh [sau đây gọi chung là doanh nghiệp].

Chỉ số PCI được xây dựng dựa trên cơ số đánh giá của ai?

PCI được xây dựng từ cảm nhận và đánh giá của những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động tại các địa phương. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các nhà đầu tư không nằm trong diện tham gia khảo sát PCI.

Kết quả PCI là gì?

Chỉ số PCI là gì? [Provincial Competitiveness Index] – Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Chủ Đề