Cách bảo quản máu không bị đông

bảo quản, bệnh phẩm, cách lấy, đông máu, Hướng dẫn,và, xét nghiệm, Hướng dẫn cách lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm đông máu, xét nghiệm y học, tuyenlab.com



Ở bài viết trước mình đã nói vềMột số yêu cầu chung với bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm lâm sàng. Hôm nay mình sẽ đi sâu hơn về một trong các nhóm xét nghiệm đó là xét nghiệm đông máu.Xét nghiệm đông máu là những xét nghiệm yêu cầu đòi hỏi cao về kỹ thuật lấy và bảo quản bệnh phẩm vì đây là nhữngxét nghiệm rất nhạy, thời gian xảy ra phản ứng rất nhanh do các yếu tố đông máu rất dễ bị tiêu thụ. Vì vậy kết quả xét nghiệm đông máu phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy bệnh phẩm. Để tiến hành tốt các kỹ thuật xét nghiệm đông máu, cần tuân thủ một số nguyên tắc chung, cơ bản sau đây trong khâu lấy bệnh phẩm:



1. Trước khi lấy máu:

-Trước khi lấy máu, cần nắm được chính xác tiền sử gia đình, tiền sử bản thân bệnh nhân về chảy máu, hiện tại hoặc trong thời gian gần đây nhất có được điều trị các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống đông máu như Aspirin, Heparin, dẫn xuất curamin.. hay không? Nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc này sẽ làm kéo dài quá trình đông máu vì các thuốc này ức chế sự hoạt động củacác yếu tố đông máu. Do vậy nên cho bệnh nhân dừng thuốc vài ngày trước lấy máu. Trong trường hợp đang điều trị các thuốc chống đông thì cần ghi rõ lọai thuốc đang dùng.

-Bệnh phẩm nên lấyvào buổi sáng lúc đói, bệnh nhân không được ăn chất béo trong vòng 12 giờ trước khi lấy máu nhằm tránh sai lạc kết quả xét nghiệm do huyết tương bị đục. Huyết tương quá đục sẽ làm máy không thể đo được hoặc đo không chính xác do huyết tương đục máy sẽ không phân biệt được thời điểm trước và sau khi đông.

-Trừ những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân nên được nghỉ ngơi trước khi lấy máu vì mọi sự vận động mạnh đều gây tình trạng tăng nồng độ các yếu tố đông máu trong huyết tương. Đối với phụ nữ nên tránh lấy máu kiểm tra xét nghiệm đông máu trong những ngày đang hành kinh do sự giảm của các yếu tố đông máu.

2. Trong quá trìnhlấy máu.

-Tốt nhất là lấy máu tĩnh mạch, chỉ lấy máu động mạch, mao mạch trong những trường hợp không thể lấy máu tĩnh mạch. Kỹ thuật lấy máu phải đảm bảo hạn chế đến mức tối đa sự khởi động đường đông máu nội sinh [lấy máu bằng bơm tiêm nhựa tráng Silicon, máu đựng vào ống nhựa] và đường đông máu ngoại sinh [dùng kim sắc 21G hoặc ít nhất 23G, chọc trúng ven ngay, không chọc vào nơi chọc lấy máu hoặc tiêm trước đó, dây truyền dich hoặc nơi có tụ máu]. Không chọc đi chọc lại nhiều lần, nếu không được phải lấy lại ngay với mạch máu khác tránh luồn kim quá lâu.

- Máu lấy ra cho vào ống nhựa có chứa chất chống đông [loại chống đông và tỷ lệ chống đông tuỳ theo từng xét nghiệm], tránh mọi động tác gây nên bọt, đậy nút nhựa hoặc bịt bằng giấy Parafin và trộn đều máu với chất chống đông một cách nhẹ nhàng, không lắc quá mạnh hoặc quá lâu gây tan máu.

-Trong trường hợp lấy nhiều mẫu xét nghiệm của nhiều chuyên khoa thì ưu tiên lấy mẫu bệnh phẩm của đông máu trước, để tránh tối đa tình trạng máu bị đông dây làm sai lạc kết quả.

- Chất chốngđông thườngsử dụng là Natri citrat 3,8% hoặc 3,2 % theo tỉ lệ 1/10 tức là 1 phần chất chống đông và 9 phần máu. Cụ thể là 0,2ml chống đông với 1,8ml máu. Trong lâm sàng người ta quy định ống này thường là màu xanh lá cây hoặc xanh da trời. Đặc biệt lưu ý là với xét nghiệm đông máu tỉ lệ này phải đảm bảo chính xác tức là luôn luôn chỉ bơm máu đến vạch quy định. Thừa hay thiếu sẽ đều làm sai lệch kết quả và phải lấy lại máu. Natri citrat có tác dụng ức chế tạm thời sự hoạt động của ion canxi trong máu và có thể khôi phục lại sự hoạt động bất cứ lúc nào ta muốn.


3. Sau quá trình lấy máu:

-Các xét nghiện cần được tiến hành trong thời gian 4 giờ kể từ khi lấy máu, trong thời gian đó bảo quản ở 40C hoặc nhiệt độ phòng 220C nếu là mẫu huyết tương giầu tiểu cầu [trừ một số xét nghiệm đặc biệt như co cục máu hoặc thời gian tiêu thụ prothrombin.]. Nếu đểquá lâu sẽ làm giảm nồng độ các yếu tố đông máu như tiểu cầu, yếu tố V...

- Tùy vào xét nghiệm mà ta sẽ ly tâm tách huyết tương giàu hay nghèo tiểu cầu. Nếu ly tâm giàu tiểu cầu thì tốc độ ly tâm là 500-1000v/ phút x 5 phút. Còn ly tâm nghèo tiểu cầu thì 1500-2000v/ phút x 5 phút.

- Ngoài việc chuẩn bị mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ta cần chuẩn bị mẫu huyết tương chứng. Huyết tương chứng là tập hợp huyết tương của 10 - 15 người bình thường, khỏe mạnh. Mẫu này được lấy cùng thời điểm lấy mẫu của bệnh nhân hoặc đã được đông khô bảo quản trong điều kiện chuẩn. Mục đích sử dụng huyết tương chứng là để so sánh, đánh giá tỉ lệ giữa bệnh và chứng do các kết quả xét nghiệm đông máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài. Huyết tương chứng được coi như chất chuẩn để đối chiếu. Hiện nay với các hệ thống máy hiện đại các huyết tương chứng này [chuẩn] được bán sẵn theo KIT hóa chất.

Trên đây mình đã trình bày với các bạn cách lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm Đông máu. Mình không đi sâu vào quy trình lấy vì mình tin các bạn đã làm tốt các bước lấy máu. Mình chỉ trình bày sâu hơn về các lưu ý khi lấy và cách bảo quản.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết! Vui lòng ghi rõ nguồn tuyenlab.com khi bạn đăng tải lại nội dung bài viết này. Mọi phản hồi vui lòng trao đổi trực tiếp tại đây!

Video liên quan

Chủ Đề